Muôn nẻo dầu Nga - dầu diesel đã đi đường vòng, né các lệnh trừng phạt của phương Tây như thế nào? Trong ảnh: Tàu Thuyền trưởng Paris. (Nguồn: Maritimeoptima) |
Tàu Thuyền trưởng Paris - một con tàu thuộc sở hữu của Hy Lạp vừa vận chuyển 730.000 thùng dầu diesel từ Nga, đã đến kênh đào Suez. Thủy thủ đoàn đã quen thuộc với tuyến đường mà họ thường vận chuyển dầu từ vùng Vịnh hoặc Ấn Độ đến châu Âu hoặc châu Phi.
Tuy nhiên, trong lần này, con tàu đang đi theo một hướng khác trong một kế hoạch mới, đó là dỡ hàng tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
Định tuyến lại đường đi của dầu
Vào tháng 2/2023, khi EU cấm nhập khẩu dầu tinh chế từ Nga, nhiều người nghi ngờ nước này có thể chuyển hướng xuất khẩu dầu diesel khổng lồ, lên tới 950.000 thùng mỗi ngày vào năm ngoái và chiếm phần lớn trong 65 tỷ USD - trị giá bán sản phẩm xăng dầu của Nga.
Tin liên quan |
Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, 'đầu tàu' châu Âu càng tách rời Trung Quốc, càng phụ thuộc |
Vào cuối năm ngoái, khi EU vẫn mua tới 2/3 hàng xuất khẩu của Nga. Trung Quốc và Ấn Độ đã nhanh chóng "lấp chỗ trống" trở thành những quốc gia thay thế khi châu Âu tẩy chay dầu thô của Nga. Họ tỏ ra chẳng mấy bận tâm về lệnh cấm của EU.
Phần còn lại của thị trường bị phân mảnh. Tuy nhiên, giống như cuộc phiêu lưu của tàu Thuyền trưởng Paris gợi ý rằng - con đường thương mại đã và đang được định tuyến lại. Những người mua mới đã xuất hiện - cũng như xuất hiện các phương pháp kiếm tiền mới, bằng cách khai thác chính các biện pháp trừng phạt.
Nếu xem qua các số liệu thương mại tổng hợp, nhiều người sẽ nghĩ rằng, lệnh cấm của châu Âu chưa bao giờ được áp dụng. Vào tháng 3/2023, xuất khẩu dầu diesel của Nga đạt kỷ lục 1,3 triệu thùng/ngày. Mặc dù con số đó đã giảm xuống dưới 900.000 thùng/ngày kể từ tháng Năm, nhưng mức này vẫn ngang bằng với những năm gần đây và sự sụt giảm này phần lớn là kết quả của việc bảo trì nhà máy lọc dầu theo mùa.
Các quốc gia tạo điều kiện cho một kỳ tích như vậy rơi vào hai phe. Đầu tiên là những công ty mua thêm dầu diesel từ Nga với giá chiết khấu để thay thế nguồn cung từ nơi khác. Họ bao gồm các quốc gia Nam Mỹ, đứng đầu là Brazil. Mặc dù không mua gì từ Nga trong tháng 1/2023, nhưng Brazil đã nhận được 152.000 thùng/ngày trong tháng Sáu này, tương đương 60% tổng lượng dầu diesel nhập khẩu của nước này.
Các nước Bắc Phi, chẳng hạn như Algeria, Ai Cập và Marocco, cũng được hưởng lợi. Trong những tháng gần đây, Nga thậm chí còn xuất khẩu dầu tinh chế sang CHDCND Triều Tiên, đánh dấu chuyến hàng đầu tiên như vậy kể từ năm 2020.
Phe thứ hai bao gồm các quốc gia đã trở nên "tham lam" đối với các sản phẩm dầu "giá mềm" của Nga. Đứng đầu trong số đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara hiện đang mua gấp đôi lượng dầu diesel từ Nga so với hồi tháng Một, nhưng sản lượng xuất khẩu của họ còn tăng nhanh hơn. Mặc dù không có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tái xuất nhiều thứ dưới một nhãn hiệu mới, nhưng thay vào đó, nước này có thể đang tận dụng vị trí gần châu Âu để “lập tam giác” dòng chảy của Nga, sử dụng hàng nhập khẩu giá rẻ để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi bán sản phẩm đắt tiền hơn của mình cho EU.
Các quốc gia vùng Vịnh đang thực hiện một giao dịch tương tự. Arab Saudi đã không nhập khẩu dầu diesel từ Nga trong nhiều năm, nhưng kể từ tháng Tư, lượng dầu mua vào của nước này đã vượt qua 150.000 thùng/ngày.
Không có gì lạ khi nhập khẩu của Arab Saudi tăng trước mùa Hè, khi nhu cầu điện để làm mát tăng vọt. Tuy nhiên, năm nay, xuất khẩu dầu diesel của nước này đã tăng đồng thời - khoảng 120.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu so với cùng kỳ những năm gần đây. Rất nhiều trong số đó sẽ đến châu Âu và ngày càng nhiều đến châu Á.
"Món quà" từ phương Tây
Hoạt động thương mại phát đạt này ngụ ý rằng - ngoài các khách hàng mới - cỗ máy xuất khẩu của Nga có đủ tàu để phục vụ họ. Các sản phẩm “sạch” như dầu diesel không thể được vận chuyển trên các tàu chở dầu thông thường, nơi các sản phẩm thô hoặc nặng hơn có thể làm bẩn chúng. Đường đi của đội tàu chở dầu diesel nhỏ bé trên toàn cầu có thể đã "bị kéo dài" khi các thùng dầu của Nga bắt đầu thực hiện những hành trình dài hơn.
Các biện pháp trừng phạt hồi tháng Hai từ châu Âu có nguy cơ làm cho tình hình dường như xấu đi. Châu Âu cấm các chủ hàng, thương nhân và công ty bảo hiểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng của Nga, trừ khi dầu được bán dưới mức giá do Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đặt ra là 100 USD một thùng cho các sản phẩm cao cấp. Những vấn đề đau đầu về tuân thủ, cộng với rủi ro về truyền thông khi giao dịch với Nga, đã khiến nhiều công ty phương Tây phải đứng ngoài cuộc.
Tuy nhiên, không phải tất cả trong số các công ty châu Âu đều đứng ngoài cuộc. Gunvor và Vitol, hai gã khổng lồ ở Thụy Sỹ, vẫn được xếp hạng trong số mười bên mua các sản phẩm dầu mỏ hàng đầu của Nga trong 4 tháng đầu năm, theo báo cáo trích dẫn dữ liệu hải quan, cả hai công ty đều cho biết họ tuân thủ các quy định có liên quan.
Phần còn lại bao gồm các "vũ khí thương mại" của các công ty năng lượng Nga và các đối tác của họ ở Hong Kong (Trung Quốc), Singapore hoặc UAE. Họ dường như không thiếu sà lan để chở dầu. Trong khi đó, nhiều kỹ thuật sáng tạo cũng đã được sử dụng.
Hoạt động vận chuyển từ tàu này sang tàu khác liên quan đến hàng hóa của Nga, đặc biệt là gần Hy Lạp và Malta, đã tăng vọt kể từ năm ngoái, cho thấy các nỗ lực lách các hạn chế. EU đã thừa nhận điều này vào ngày 21/6, khi họ nói rằng, họ sẽ cấm các tàu chở dầu bị nghi ngờ chuyển hàng lậu cập cảng của họ.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 15% thương mại dầu diesel toàn cầu. Khả năng phục hồi của họ khi đối mặt với các biện pháp trừng phạt có thể sẽ dẫn đến tình trạng dư cung trong thời gian còn lại của năm nay.
Giá cả tăng vọt vào năm 2022 khi nguy cơ gián đoạn xảy ra đồng thời với nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, những cú sốc về nguồn cung hiện đang tiêu tan cùng lúc với việc các quốc gia vùng Vịnh đang bổ sung công suất lọc dầu và tăng trưởng kinh tế chậm lại đang làm giảm tiêu dùng của phương Tây. Chi phí của một sà lan dầu diesel được giao tại Rotterdam (Hà Lan) đã giảm 1/4 trong một năm. Lợi nhuận tinh chế cũng chỉ bằng một phần ba so với trước đây.
Điều này sẽ gây tổn hại cho các nhà máy lọc dầu ốm yếu của châu Âu và giàu có ở châu Á, vốn đã bị đẩy ra khỏi thị trường bởi các sản phẩm giá rẻ.
Khả quan nhất là họ có thể cắt giảm hoạt động của nhà máy lọc dầu; hoặc trong trường hợp xấu nhất, họ sẽ phải cắt giảm công suất. Đối với dầu thô, các biện pháp trừng phạt từ phương Tây bất ngờ mang lại nhiều tiền một cách dễ dàng cho những người không tuân thủ.
| Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen vào 'ngõ cụt', Nga khẳng định không tìm được lý do để gia hạn, vì sao? Ngày 30/6, Nga cho biết nước này thấy không có lý do gì để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen sau ngày ... |
| Học giả Italy: Thành công của Việt Nam khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn đi lên chủ nghĩa xã hội Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy, trong khuôn khổ Năm Việt Nam - Italy 2023, ngày 30/6, Đại ... |
| Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, 'đầu tàu' châu Âu càng tách rời Trung Quốc, càng phụ thuộc Nền kinh tế Đức đang trong tình trạng suy thoái, sẽ càng rủi ro hơn khi tỷ lệ các doanh nghiệp có kế hoạch rời ... |
| Đức: Chính phủ liên minh bất đồng về việc bán máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon cho Saudi Arabia Chính phủ liên minh của Đức đang mâu thuẫn về việc có nên nhượng bộ trước áp lực của Anh và chấp thuận sản xuất ... |
| Giá vàng hôm nay 1/7/2023: Giá vàng vẫn chưa thấy đáy, kích thích nhà đầu tư mua vào giá rẻ hay vẫn bị quay lưng? Giá vàng hôm nay 1/7 đã giảm từ khoảng 2.000 USD/ounce xuống dưới mức 1.900 USD/ounce, khi một loạt dữ liệu trong tuần vẽ nên ... |