TIN LIÊN QUAN | |
Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc triển khai tài liệu Tiếng Việt Công nghệ giáo dục | |
Gỡ bỏ các rào cản trên con đường đến với giáo dục |
Đó là ý kiến của PGS, TS. Nguyễn Quốc Bảo - Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tại diễn đàn khoa học “Tự chủ trong giáo dục Đại học – những vấn đề đặt ra” do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức, sáng 21/9, tại Hà Nội.
Ở nước ta, quy định về tự chủ đại học đã được luật hóa cách đây tròn 20 năm trong Luật Giáo dục 1998. Từ đó đến nay, các quy định này vẫn tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện, tuy nhiên, từ tự chủ trên văn bản đến tự chủ trên thực tế vẫn là một khoảng cách lớn.
Nhấn mạnh điều này, tại diễn đàn trên, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo cho rằng, nguyên nhân nằm ở những bất cập về thể chế, đồng thời từ những bất cập trong tổ chức thực hiện.
“Chúng ta vẫn chưa có một lộ trình cụ thể, phù hợp với các điều kiện cần có để một nhà trường được giao quyền tự chủ. Chúng ta cũng chưa quan tâm làm rõ thế nào là quản trị tốt, cùng các nguyên tắc và tiêu chuẩn của quản trị tốt, làm cơ sở cho việc tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ở cấp quản lý ở cả cấp hệ thống và cấp trường”, ông Phạm Đỗ Nhật Tiến băn khoăn.
Toàn cảnh diễn đàn. (Ảnh: LH) |
Trong khi đó, PGS.TS Đặng Bá Lãm - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, để đảm bảo tự chủ đại học về các mặt đi đôi với trách nhiệm giải trình trong cơ cấu tổ chức của các trường đại học, cần đề cao vai trò của Hội đồng trường. Dù là trường công hay tư thì Hội đồng trường đều có vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất của trường, có quyền quyết định về đường lối, chiến lược, chính sách phát triển cũng như cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường.
Đồng quan điểm, GS. Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục & Đào tạo chia sẻ: Cặp khái niệm “quyền tự chủ” và “trách nhiệm giải trình” phản ánh một cách hàm xúc nội dung cốt lõi của hệ thống quản trị và quản lý giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường.
Để thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, cần thành lập Hội đồng trường với ý nghĩa là cơ quan quản trị có quyền lực cao nhất nhà trường, đảm bảo triển khai hoạt động của Hội đồng trường thực sự có hiệu quả. Đồng thời, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế bộ chủ quản và trường trực thuộc.
Khi thực thi quyền tự chủ, trường đại học phải tuân thủ trách nhiệm giải trình đầy đủ, trong đó có việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng toàn diện bao gồm việc nghiêm túc tuân thủ quy chế 3 công khai.
Đề cập đến vấn đề này, PGS, TS. Nguyễn Quốc Bảo - Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, ngày nay, tự chủ được xem là vấn đề tất yếu của các trường đại học. Để thực thi quyền tự chủ đòi hỏi các trường phải có điều kiện đi kèm, đó là trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm giải trình giúp nhà trường tạo dựng được niềm tin của mình đối với nhà nước và xã hội.
GS. Vũ Minh Giang chia sẻ tại diễn đàn. (Ảnh: LH) |
“Theo tôi, tay phanh và tay ga cho cỗ xe trên đường phải được vận dụng vào quá trình thúc đẩy quyền tự chủ và giải trình trách nhiệm tại các trường. Đồng thời, thiết chế hội đồng trường có chức năng giống như Ủy ban mặt trận tổ quốc trong đời sống xã hội”, PGS. Nguyễn Quốc Bảo nhấn mạnh.
Tại diễn đàn, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam chia sẻ, thành lập Hội đồng trường là một khâu đột phá trong việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học.
TS. Khuyến cho biết, trong lĩnh vực quản trị giáo dục đại học, cơ chế Hội đồng trường được sử dụng rất phổ biến ở các nước phát triển và đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Đông Âu…
Tuy nhiên, nói về đề xuất, TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, chưa nên thành lập đại trà Hội đồng trường ở tất cả các trường đại học. Hội đồng trường chỉ nên thành lập ở những trường hội tụ đủ một số điều kiện. Thứ nhất, trường đã thể hiện đầy đủ năng lực để Nhà nước trao quyền tự chủ trên cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm giải trình của mình. Thứ hai, trường đã được giải phóng khỏi cơ chế bộ chủ quản.
Thấy gì từ "làn sóng" bình phẩm Công nghệ giáo dục? Không phải bây giờ chúng ta mới được chứng kiến sự “đổ bộ” của cư dân mạng vào một nhân vật nào đó. Nhưng qua ... |
GS. Nguyễn Lân Dũng: “Phản biện phải có văn hóa” Sau những ồn ào về Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại thời gian qua, GS.NGND. Nguyễn Lân Dũng (Ủy viên Hội đồng ... |
Nhìn từ kỳ thi THPT Quốc gia Nhìn từ kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, tôi nhận thấy chúng ta đã đạt được khá nhiều thành công. |