Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ

Kha Ninh
Sau gần 20 năm, Mỹ đã quyết định sẽ rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan. Cùng nhìn lại những hình ảnh của cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ vừa được Reuters hé lộ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan: Những hình ảnh chưa được hé lộ
Ngày 11/9/2001, các phần tử khủng bố của al Qaeda đã bắt cóc bốn chiếc máy bay dân dụng và lái những chiếc máy bay này đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới, Lầu Năm góc và một cánh đồng ở Pennsylvania. Vụ khủng bố 11/9 đã làm gần 3.000 người chết. (Nguồn: Reuters)
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan: Những hình ảnh chưa được hé lộ
Tháng 10/2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã tuyên bố khởi động một “cuộc chiến chống khủng bố” nhắm vào al Qaeda và Osama bin Laden, kẻ được chính quyền Taliban ở Afghanistan hỗ trợ và cung cấp nơi trú ẩn. Trong ảnh: Chiếc Humvee của lính thủy đánh bộ Mỹ tung bụi khi băng qua một nhóm xe bọc thép hạng nhẹ khi tuần tra từ căn cứ Hải quân ở miền Nam Afghanistan, ngày 2/12/2001. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Vào đầu tháng 11/2001, một nhóm nhỏ lính thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ đã được triển khai tới Afghanistan để chiến đấu cùng với Liên minh miền Bắc, một đội quân được hình thành chủ yếu từ các tay súng du kích và binh lính quân đội thuộc chính phủ đã bị Taliban lật đổ năm 1996. Trong ảnh: William Olas Bee, một lính thủy đánh bộ Mỹ thuộc Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 24, chiến đấu với Taliban trong cuộc nổ súng gần Garmsir ở tỉnh Helmand của Afghanistan, ngày 18/5/2008. (Nguồn: Reuters)
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan: Những hình ảnh chưa được hé lộ
Tháng 12/2001, các lực lượng của Taliban đã bị đánh bật khỏi các thành trì của chúng ở Kandahar. Các hang động ở Tora Boca, phía Đông Nam Kabul, nơi được cho là chỗ trú ẩn của Bin Laden, đã bị máy bay B-52s của Mỹ ném bom trong suốt hai tuần. Taliban sụp đổ, nhưng Bin Laden đã trốn thoát cùng với Mullah Omar - thủ lĩnh của Taliban. Trong ảnh: Đại úy Melvin Cabebe thuộc Trung đoàn Pháo binh dã chiến 1-320 của Quân đội Mỹ, đứng gần một chiếc xe bọc thép M-ATV đang bốc cháy sau khi nó va phải một thiết bị nổ tự chế (IED) gần Thung lũng Arghandab, phía Bắc Kandahar, ngày 23/7/2010. (Nguồn: Reuters)
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan: Những hình ảnh chưa được hé lộ
Một xe bọc thép Stryker của Lữ đoàn Stryker số 5 thuộc Quân đội Mỹ bắn một quả pháo cối trong cuộc tuần tra ban đêm ở Kandahar, ngày 27/4/2010. (Nguồn: Reuters)
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan: Những hình ảnh chưa được hé lộ
Ngày 2/5/2011, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc đột kích và tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda Osama Bin Laden tại một ngôi làng ở Pakistan, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến ở Afghanistan. Tổng thống Obama đã ca ngợi chiến thắng này như “một thành quả quan trọng nhất trong nỗ lực của Mỹ chống lại Al Qaeda”. Nhưng bạo lực ở Afghanistan vẫn tiếp diễn. Trong ảnh: Các binh sĩ quân đội Mỹ bắn pháo từ căn cứ ở quận Panjwai, tỉnh Kandahar phía Nam Afghanistan, ngày 12/6/2011. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Hai quả bom gần 227 kg phát nổ tại một vị trí giao tranh với Taliban Kamdesh, thuộc tỉnh Nuristan, Afghanistan, ngày 11/6/2012. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Lính Mỹ cho nổ một quả bom ven đường do các tay súng Taliban thiết lập gần thị trấn Walli thuộc tỉnh Paktika, gần biên giới với Pakistan, ngày 4/11/2012. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Lính nhảy dù của đại đội Chosen thuộc Tiểu đoàn 3, Bộ binh 509 lên trực thăng CH-47 Chinook, bắt đầu nhiệm vụ tấn công ở Herrera, tỉnh Paktiya của Afghanistan, ngày 15/7/2012. (Nguồn: Reuters)
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan: Những hình ảnh chưa được hé lộ
Thủy quân lục chiến Mỹ áp giải tù nhân đến trại giam giữ tại Sân bay Quốc tế Kandahar. (Nguồn: Reuters)
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan: Những hình ảnh chưa được hé lộ
Một nhóm đàn ông bị giam giữ vì nghi ngờ hoạt động cho Taliban ở làng Kuhak, quận Arghandab, phía Bắc Kandahar ngày 9/7/2010. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Sau những cuộc giao tranh là giây phút nghỉ ngơi, hồi sức. Trong ảnh: Một binh sĩ Mỹ nghỉ ngơi sau nhiệm vụ tuần tra ban đêm gần trại Honaker Miracle tại thung lũng Pesh của tỉnh Kunar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Cuộc chiến cũng không tránh khỏi thương vong. Trong ảnh: Các thành viên của Hải quân Mỹ che chở cho đồng đội bị thương do một vụ nổ lên trực thăng ở tỉnh Kandahar, miền Nam Afghanistan, ngày 2/10/2010. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Một sỹ quan quân đội Mỹ đang cố gắng giữ mạng sống cho một binh sỹ thủy quân lục chiến bị thương trong vụ nổ IED gần thị trấn Marjah ở tỉnh Helmand, ngày 22/8/2010. (Nguồn: Reuters)
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan: Những hình ảnh chưa được hé lộ
Các binh sỹ Quân đội Mỹ thuộc Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) do NATO đứng đầu, thắp nến cầu nguyện trong đêm Giáng sinh tại Sân bay Bagram, phía Bắc Kabul, ngày 24/12/2014. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Lính thủy quân lục chiến Mỹ Chris Sanderson, 24 tuổi, đến từ Flemington, New Jersey đang cố gắng bảo vệ một người đàn ông Afghanistan và con của anh ta sau khi các phiến binh Taliban nổ súng ở thị trấn Marjah, huyện Nad Ali, tỉnh Helmand, ngày 13/2/2010.(Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Từ giữa năm 2013 đến cuối năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rút gần 34.000 binh sĩ Mỹ ra khỏi Afghanistan và tuyên bố chính thức kết thúc các hoạt động chiến đấu của Mỹ ở quốc gia này vào ngày 28/12/2014. Tuy nhiên, các cuộc tấn công vẫn xảy ra. Các binh sĩ Mỹ chăm sóc đồng đội bị thương tại địa điểm xảy ra vụ nổ ở Kabul, Afghanistan, ngày 30/6/2015.(Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Chiến dịch Hỗ trợ kiên quyết bắt đầu ngày 1/1/2015. Theo Chiến dịch của NATO, 13.000 binh sĩ, chủ yếu là lính Mỹ, sẽ được duy trì ở Afghanistan trong vòng hai năm đề đào tạo và cố vấn cho các lực lượng an ninh Afghanistan. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan đến nay, khoảng 2.400 quân nhân Mỹ đã bị thiệt mạng cùng với cái chết của hàng nghìn tay súng Taliban và Al Qaeda và dân thường và hàng ngàn người bị thương. Cuộc chiến khốc liệt này đã khiến nhiều gia đình mất người thân, nhiều người mất đi đồng đội, bạn bè... Trong ảnh: Lesleigh Coyer, 25 tuổi, ở Saginaw, Michigan, nằm gục trước mộ người anh trai Ryan Coyer, một lính Mỹ tham chiến ở cả Iraq và Afghanistan, tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Virginia ngày 11/3/2013. Ryan Coyer đã chết do các biến chứng chấn thương kéo dài ở Afghanistan. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Cậu bé Ryan Lemm, 4 tuổi, giơ tay chào tiễn biệt cha mình, sĩ quan NYPD Joseph Lemm, hy sinh trong vụ đánh bom tự sát ở Afghanistan.Tang lễ tổ chức ở quận Manhattan của New York, ngày 30/12/2015. Lemm là một trong 6 lính Mỹ bị sát hại bởi một kẻ đánh bom liều chết gần căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Một binh sĩ Mỹ thuộc Trung đoàn Kỵ binh 3 bày tỏ lòng thành kính trong lễ tưởng niệm chuyên gia Wyatt Martin và Trung sĩ Ramon Morris tại sân bay Bagram ở tỉnh Parwan của Afghanistan ngày 23/12/2014. Hai người này đã thiệt mạng bởi một thiết bị nổ tự chế khi đi tuần tra gần sân bay Bagram. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Không chỉ người dân Afghanistan, thế giới vẫn chờ đợi hòa bình được lập lại trên lãnh thổ của quốc gia Hồi giáo này. Trong ảnh: Hai binh sĩ Liên minh phương Bắc nhìn đám khói bụi bốc lên sau khi quân Mỹ tấn công các vị trí của Taliban trên đồi Kalakata, gần làng Ai-Khanum ở miền Bắc Afghanistan. (Nguồn: Reuters)
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
Mới đây, theo các nguồn tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định rút binh sĩ nước này ra khỏi Afghanistan trước ngày 11/9/2021, đúng 20 năm sau vụ tấn công của Al-Qaeda, châm ngòi cuộc chiến lâu nhất của Mỹ. Cũng theo nguồn tin, hoạt động rút quân sẽ dựa trên những đảm bảo cụ thể về an ninh và nhân quyền, trước khi chính thức hóa quyết định. Các nguồn tin không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Trong ảnh: Một chiếc trực thăng Chinook hạ cánh đón các binh sĩ Mỹ sau cuộc đột kích vào ban đêm ở Yahya Khel, tỉnh Paktika, năm 2011. (Nguồn: Reuters)
TIN LIÊN QUAN
Rút quân khỏi Afghanistan – bước lùi của Tổng thống Mỹ Joe Biden?
Hòa đàm Afghanistan: Thổ Nhĩ Kỳ đăng cai từ cuối tháng 4, Taliban tẩy chay, Anh-Mỹ lên kế hoạch rút quân
Việt Nam mong muốn các bên liên quan ở Afghanistan sớm đạt một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn
Lý do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ đến Afghanistan
Mỹ thúc đẩy nỗ lực hòa bình tại Afghanistan khi 'hạn chót' ngày 1/5 đang cận kề
(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong mắt nhiều người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một 'nhà chính trị đi trước nhà quân sự' mà còn là một 'cây đại thụ rợp bóng ...
HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

Chiều 6/5, VFF tổ chức lễ ký kết hợp đồng, công bố ông Kim Sang Sik trở thành tân HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia ...
Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận, đồng Yen có biến động mạnh, nhưng từ chối cho ý kiến về sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Pháp luôn coi trọng việc củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam

Pháp luôn coi trọng việc củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động