Mỹ-Ấn Độ: Đối thoại 2+2 hay sự phá vỡ mô hình quan hệ thời hậu chiến

Thu Hiền
TGVN. Đối thoại 2+2 là một minh chứng cho thấy Mỹ và Ấn Độ đang có những cách tiếp cận mới đối với quan hệ song phương, không tiến tới quan hệ đồng minh nhưng là những đối tác hiệu quả của nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
doi thoai my an 22 pha vo mo hinh quan he thoi hau chien
Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ và Ấn Độ gặp nhau trong Đối thoại 2+2 lần thứ 3 tại thủ đô New Delhi. (Nguồn: Reuters)

Phát biểu tại New Delhi hồi đầu tháng 10 này, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun đã nhấn mạnh cách tiếp cận khác biệt đối với mối quan hệ đối tác Mỹ-Ấn.

Mặc dù ông Biegun thừa nhận vai trò quan trọng của các mối quan hệ đồng minh hiệp ước của Mỹ thời hậu Thế chiến II trong nỗ lực đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong khoảng 70 năm qua, song nhà ngoại giao Mỹ này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh những mối quan hệ này nhằm “phản ánh tốt hơn những thực tế địa chính trị của hiện tại và tương lai”.

Ông Biegun lưu ý rằng Ấn Độ là một trong những đối tác như vậy mà Mỹ đã có một mối “quan hệ đối tác hữu cơ và sâu sắc hơn, không phải liên minh theo mô hình thời hậu chiến, mà là một mối quan hệ gắn kết cơ bản trên cơ sở có cùng mục tiêu địa chính trị và an ninh, lợi ích chung và những giá trị chung".

Trong bối cảnh quan hệ song phương Mỹ-Ấn có những bước tiến triển gần đây, đánh giá trên về mô hình quan hệ của hai nước là đáng tin cậy, nhất là khi mô hình mới quản lý mối quan hệ này đã trở nên rõ ràng trong những năm gần đây, bằng chứng là mô hình Đối thoại Ấn-Mỹ cấp bộ trưởng 2+2 lần thứ 3 diễn ra vào sáng 27/10 tại New Delhi.

Thể chế hóa dựa trên hội tụ

Cơ chế đối thoại Ấn-Mỹ cấp bộ trưởng 2+2 được khởi xướng sau cuộc gặp đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2017.

Việc tổ chức đối thoại lần 3 này là chỉ dấu cho thấy chính quyền Trump muốn tiếp nối nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama trong việc thúc đẩy quá trình thể chế hóa các khuôn khổ nhất định và các kênh thông tin liên lạc tiêu chuẩn giữa New Delhi và Washington.

Ngoài ra, mô hình đối thoại Mỹ-Ấn cấp bộ trưởng 2+2 này thay thế mô hình đối thoại chiến lược và thương mại Mỹ-Ấn giữa các bộ trưởng thương mại và ngoại giao hai bên vốn được khởi động dưới thời chính quyền Obama hồi năm 2015.

Do đó, cuộc đối thoại lần này cho thấy sự cần thiết thúc đẩy quá trình thể chế hóa mối quan hệ song phương, tiến tới không chỉ hạn chế mối quan hệ song phương phát triển ở cấp độ phụ thuộc quá mức vào mối quan hệ gần gũi giữa giới lãnh đạo hàng đầu của hai nước, mà còn thiết lập những khuôn khổ theo cách tối đa hóa sự hội tụ giữa hai nước.

Quá trình thể chế hóa này đem lại giá trị rõ ràng trong bối cảnh chính quyền Mỹ nỗ lực tìm kiếm những thỏa thuận thương mại “công bằng và mang tính tương hỗ” với các đối tác của mình. Vì vậy, trong vòng 3 năm qua, mặc dù các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục đi vào ngõ cụt liên quan vấn đề tiếp cận thị trường hoặc những vấn đề khác biệt khó giải quyết khác liên quan thương mại số, quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn vẫn tiến triển gần như không gặp phải rào cản nào.

Hiệu quả mà không ràng buộc

Mô hình quản lý quan hệ song phương Mỹ-Ấn mới nổi lên này cũng trang bị cho cả hai nước khả năng chuẩn bị và ứng phó tốt hơn về mặt quân sự mà không chịu sức ép phải tham gia một thỏa thuận chính thức nào.

Ví dụ, Thỏa thuận An ninh và Tương thích Liên lạc (COMCASA) đã được ký kết tại đối thoại Mỹ-Ấn 2+2 lần đầu tiên nhờ quá trình xúc tiến của chính quyền Obama đối với Bản ghi nhớ trao đổi hậu cần giữa hai bên (LEMOA).

Mô hình thể chế hóa dựa trên sự hội tụ này sẽ được thúc đẩy hơn nữa trong năm nay với việc ký kết “thỏa thuận cơ bản” cuối cùng - Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản về Hợp tác địa không gian (BECA) tại đối thoại 2+2 lần này.

Trong khi LEMOA cho phép tàu tiếp liệu của Hải quân Mỹ tiếp nhiên liệu cho tàu chiến Ấn Độ trên biển và máy bay tuần tra của Mỹ bay ngang qua Port Blair, thủ phủ của quần đảo Andaman và Nicobar thì COMCASA và BECA sẽ thúc đẩy hợp tác gần gũi hơn giữa New Delhi và Washington khi Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng đối đầu quân sự biên giới.

Ấn Độ và Mỹ đã ký kết hàng loạt thỏa thuận quốc phòng trong những năm gần đây, cùng với các cuộc tập trận chung ngày càng phức tạp như cuộc tập trận mang tên “Tiger Triumph” diễn ra hồi tháng 11/2019, và thậm chí là thông điệp mạnh mẽ hơn của Mỹ về cuộc đối đầu gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới, song quan hệ hợp tác Mỹ-Ấn không phải là đồng minh và cũng sẽ không tiến tới quan hệ đồng minh.

Tuy nhiên, mối quan hệ ngày càng phát triển này củng cố một thông điệp rằng Washington là một đối tác hiệu quả của New Delhi.

Trong mối quan hệ này, Ấn Độ nhận được lợi ích đáng kể từ phạm vi hoạt động toàn cầu của Mỹ về công tác hậu cần và tình báo và sẽ hưởng lợi từ việc Mỹ nhận thức được tình hình khu vực. Ngược lại, Washington cũng được hưởng lợi từ chi tiêu quốc phòng của New Delhi, trong đó phải kể đến các thương vụ vũ khí khẩn cấp liên quan tình hình đối đầu Trung-Ấn ở khu vực biên giới trong năm 2020 này.

Mặc dù thiếu vắng sự phối hợp tác chiến thực sự, song những hình thức hội tụ giới hạn song có ý nghĩa này đáng để cả New Delhi và Washington lưu tâm trong bối cảnh hai nước đang tìm cách mở rộng những giới hạn trong hợp tác chiến lược song phương.

Ấn Độ nêu 3 lý do coi trọng đối thoại với Mỹ

Ấn Độ nêu 3 lý do coi trọng đối thoại với Mỹ

TGVN. Ngày 27/10, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định Ấn Độ hết sức coi trọng định dạng tương tác 2+2 với Mỹ.

Trước thềm bầu cử Tổng thống, Mỹ họp Đối thoại 2+2 với Ấn Độ

Trước thềm bầu cử Tổng thống, Mỹ họp Đối thoại 2+2 với Ấn Độ

TGVN. Ngày hôm nay (26/10), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark T Esper sẽ đáp chuyến bay đến thủ ...

Ấn Độ, Pháp, Australia lần đầu tiên đối thoại cấp thứ trưởng ngoại giao, nhấn mạnh hợp tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ, Pháp, Australia lần đầu tiên đối thoại cấp thứ trưởng ngoại giao, nhấn mạnh hợp tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Ngày 9/9, Ấn Độ, Pháp và Australia đã tổ chức đối thoại ba bên cấp thứ trưởng ngoại giao lần đầu tiên, với trọng ...

(theo orfonline.org)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Lễ hội mua sắm năm 2024 diễn ra từ 20–24/12 tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội với quy mô khoảng 120 gian hàng, trên 1.000 dòng sản phẩm được ...
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong ...
Lịch cúp điện Hậu Giang  hôm nay ngày 20/12/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 20/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/12/2024.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Văn phòng Đảng uỷ - Đoàn thể, Bộ Ngoại giao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Văn phòng Đảng uỷ - Đoàn thể, Bộ Ngoại giao

Chiều ngày 19/12, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Văn phòng ...
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất ...
Giá cà phê hôm nay 19/12/2024: Giá cà phê robusta đang chịu áp lực, Fed giảm thêm lãi suất, thị trường tiếp tục chinh phục kỷ lục mới?

Giá cà phê hôm nay 19/12/2024: Giá cà phê robusta đang chịu áp lực, Fed giảm thêm lãi suất, thị trường tiếp tục chinh phục kỷ lục mới?

Giá cà phê hôm nay 19/12/2024: Giá cà phê không biến động mạnh, Fed giảm thêm lãi suất, thị trường tiếp tục chinh phục kỷ lục mới?
Vanuatu cầu cứu cộng đồng quốc tế sau thảm họa động đất khiến hàng trăm người thương vong

Vanuatu cầu cứu cộng đồng quốc tế sau thảm họa động đất khiến hàng trăm người thương vong

Tính đến sáng 18/12 đã có ít nhất 14 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương sau thảm họa động đất ở Vanuatu.
Gọi Tây Balkan là 'trái tim', EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới 'nhà chung'

Gọi Tây Balkan là 'trái tim', EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới 'nhà chung'

Hội nghị thượng đỉnh EU-Tây Balkan ngày 18/12 đã thông qua Tuyên bố Brussels, gửi đi thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ về tương lai chung của hai bên.
Nigeria: Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Nigeria: Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức ở Nigeria.
Mỹ duyệt chi kỷ lục cho ngân sách quốc phòng, 'dốc mạnh hầu bao' cho Israel còn Ukraine thì sao?

Mỹ duyệt chi kỷ lục cho ngân sách quốc phòng, 'dốc mạnh hầu bao' cho Israel còn Ukraine thì sao?

Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA), cho phép chi ngân sách trị giá 895 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng.
Vấn đề biên giới: Ấn Độ-Trung Quốc đạt 6 điểm đồng, 'mồi lửa' làm ấm mối quan hệ giá băng

Vấn đề biên giới: Ấn Độ-Trung Quốc đạt 6 điểm đồng, 'mồi lửa' làm ấm mối quan hệ giá băng

Trung Quốc và Ấn Độ nêu bật tầm quan trọng của mối quan hệ tốt đẹp, ổn định và có thể dự đoán được giữa đối với hòa bình, ổn định quốc tế.
Tổng thống Azerbaijan: Kịch bản Nga-NATO xung đột 'nóng' tương đương ngày tận thế, đặt kỳ vọng nơi ông Trump

Tổng thống Azerbaijan: Kịch bản Nga-NATO xung đột 'nóng' tương đương ngày tận thế, đặt kỳ vọng nơi ông Trump

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev khẳng định, sẽ không có bên nào chiến thắng nếu nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và NATO.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Phiên bản di động