Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Quang Huy
Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang "kém phong độ" trông thấy so với Trung Quốc và Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ đang bị tụt lại trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?
Chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ dường như không thể cất cánh. (Nguồn: X)

Vũ khí siêu thanh hứa hẹn khả năng chiến đấu thay đổi cuộc chơi, nhưng quân đội Mỹ đang gặp phải những sai sót về công nghệ chưa được giải quyết, lỗ hổng trong hiệu suất hoạt động và rủi ro chiến lược trong lĩnh vực này.

Nhiều thách thức đặt ra

Trong tháng 2, Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) đã công bố báo cáo cho biết, mặc dù Washington đã tăng cường nỗ lực phát triển vũ khí siêu thanh, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi quan trọng về hiệu suất hoạt động của chúng trong các tình huống thực tế.

Trong khi các đối thủ là Nga và Trung Quốc được cho là đã triển khai các phương tiện lướt siêu thanh (HGV), thì Mỹ vẫn tập trung vào các hệ thống vũ trang thông thường đòi hỏi độ chính xác cao hơn và công nghệ tiên tiến hơn. Tuy nhiên, không có hệ thống vũ khí siêu thanh nào của Mỹ đạt được trạng thái hoạt động đầy đủ và các mẫu thử nghiệm vẫn chỉ đang được đánh giá.

Ở Mỹ, một số người vẫn đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của những vũ khí này so với vai trò nhiệm vụ chưa xác định và chi phí cao của chúng.

Trong khi đó, những tiến bộ của các đối thủ trong công nghệ siêu thanh làm dấy lên lo ngại xói mòn vị thế của Mỹ.

Mặc dù Washington đã ngân sách tăng đáng kể lên 6,9 tỷ USD cho nghiên cứu siêu thanh trong năm tài chính 2025, nhưng các vấn đề xung quanh việc phát hiện, phòng thủ và khả năng bảo vệ diện rộng chống lại các mối đe dọa siêu thanh vẫn chưa được giải quyết. Các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ không được trang bị tốt để chống lại các mối đe dọa siêu thanh, vì các vũ khí vốn chỉ được chế tạo để tránh các phương thức theo dõi và đánh chặn thông thường.

Các nhà phân tích tranh cãi về tính hữu ích của các khoản đầu tư này, trong khi Quốc hội Mỹ phải cân bằng giữa việc tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ siêu thanh trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng của các đối thủ.

Sự mơ hồ này làm phức tạp phép tính chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ, đòi hỏi các biện pháp kiểm soát vũ khí mới hoặc các chiến lược giảm thiểu rủi ro.

Ở cấp độ chiến thuật

Tác giả Andreas Schmidt đề cập trong một bài báo của Military Review vào năm 2024 rằng, vũ khí siêu thanh mang lại những lợi thế đáng kể thông qua tốc độ cao, khả năng cơ động và khả năng sống sót vì chúng có thể đạt tốc độ vượt quá Mach 5, giảm thiểu thời gian phản ứng của hệ thống phòng thủ của đối phương và giảm khả năng đánh chặn.

Vũ khí siêu thanh còn có thể tránh được hệ thống phòng thủ tên lửa ngoài khí quyển bằng cách hoạt động trong khí quyển ở độ cao 20-60 km và có thể thực hiện các động tác phản ứng và có kế hoạch để tránh các máy bay đánh chặn trong khi vẫn tạo ra các tác động nhanh và chính xác.

Tuy nhiên, trong bài viết trên Defense One vào tháng 1/2022, tác Joshua Pollack đề cập các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh của Mỹ thường thất bại vì lịch trình phát triển quá mức và công nghệ chưa hoàn thiện.

Bài viết chỉ rõ, việc Bộ Quốc phòng Mỹ vội vã tạo mẫu và thử nghiệm các loại vũ khí này đã dẫn đến thiết kế kém, thử nghiệm không đầy đủ và giám sát không đầy đủ. Các cuộc thử nghiệm thất bại liên quan đến Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không AGM-183 (ARRW) và Vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) của quân đội Mỹ, cùng với một cuộc thử nghiệm bị hủy vào tháng 3/2023 do sự cố về pin, đã nêu bật những thách thức này.

Mặc dù gặp nhiều trở ngại, tác giả Francis Mahon và Punch Moulton lập luận trong một bài viết vào tháng 1/2025 rằng, việc áp dụng phương pháp "thất bại nhanh" là rất quan trọng đối với sự thống trị của tên lửa Mỹ. Phương pháp này bao gồm thử nghiệm nhanh, học hỏi từ những thất bại và cải tiến lặp đi lặp lại, cũng như đẩy nhanh quá trình đổi mới và tiến bộ công nghệ. Việc thử nghiệm thường xuyên và chấp nhận thất bại cho phép Mỹ nhanh chóng thích nghi và nâng cao năng lực siêu thanh của mình, bảo đảm luôn đi trước các đối thủ ngang hàng như Trung Quốc và Nga.

Ngay cả khi Mỹ tăng tốc chương trình vũ khí siêu thanh, tác giả David Wright và Cameron Tracy đã đề cập trong bài báo trên tờ Bulletin of the Atomic Scientists vào tháng 3/2024 về những thách thức về độ chính xác và gián đoạn liên lạc trong quá trình bay. Bài báo cho rằng những vấn đề này làm hỏng các thiết bị điện tử nhạy cảm và ảnh hưởng đến các hệ thống nhắm mục tiêu. Lực cản lớn trong quá trình bay ở độ cao thấp cũng có thể làm chậm vũ khí siêu thanh, khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng hơn cho các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Trong khi đó, tác giả Shawn Rostker lập luận trong một bài viết trên RealClear Defense, chi phí cao của vũ khí siêu thanh không bảo đảm cho lợi ích chiến thuật của chúng. Ông Rostker nhận định, tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái (UAV) là đủ cho nhiều nhiệm vụ.

Ở cấp độ hoạt động quân sự

Mỹ phải tích hợp tên lửa siêu thanh để chống lại các chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) và bảo đảm khả năng phục hồi chỉ huy và kiểm soát trước sự can thiệp của đối phương.

Trong một bài viết trên RealClear Defense vào tháng 1/2025, tác giả Mahon và Moulton cho rằng tên lửa siêu thanh có hiệu quả khi chống lại cách tiếp cận A2/AD do có thể phá vỡ và vô hiệu hóa các hệ thống phòng không tích hợp từ xa và vượt qua các hệ thống chống hạm tầm xa, mang lại sự tự do hoạt động hơn cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, chuyên gia Heather Penney đánh giá trong bài báo trên tạp chí Air & Space Forces tháng 5/2023 rằng, 'chuỗi tiêu diệt' (các bước cần thiết để phát hiện và tấn công mục tiêu) của Mỹ dễ bị tổn thương do phụ thuộc vào các thành phần được kết nối với nhau.

Trung Quốc đã phát triển các phương tiện để gây nhiễu mạng/cảm biến và đánh bại vũ khí ở giai đoạn cuối của cuộc tấn công, có khả năng phá vỡ "chuỗi tiêu diệt" ở mọi bước.

Ở cấp độ chiến lược

Mỹ phải đánh giá sự cần thiết của vũ khí siêu thanh vũ trang hạt nhân để răn đe chiến lược chống lại các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến, đồng thời kiểm soát rủi ro tính toán sai lầm và leo thang chạy đua vũ trang.

Mặc dù Mỹ hiện tập trung vào vũ khí siêu thanh vũ trang thông thường, nhưng tác giả Stephen Reny trong bài viết trên Quý san Nghiên cứu chiến lược năm 2020 (Strategic Studies Quarterly) rằng, Mỹ có thể coi vũ khí siêu thanh vũ trang hạt nhân là cần thiết để chống lại các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) tiên tiến và khôi phục khả năng tấn công "phương án thứ hai" đáng tin cậy đối với kho vũ khí hạt nhân đang hiện đại hóa của Trung Quốc và Nga. Theo tác giả Stephen Reny, vũ khí siêu thanh vũ trang hạt nhân có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa, bảo đảm khả năng trả đũa đáng tin cậy và duy trì sự ổn định răn đe toàn cầu.

Tuy nhiên, tác giả Shannon Bugos và Kingston Reif lập luận trong báo cáo của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí (ACA) vào tháng 9/2021 rằng vũ khí, siêu thanh thách thức sự ổn định an ninh chiến lược bằng cách làm tăng nguy cơ leo thang và chạy đua vũ trang.

Tốc độ và khả năng cơ động của vũ khí siêu thanh làm giảm thời gian phản ứng, làm phức tạp việc đánh giá mối đe dọa và tăng khả năng tính toán sai lầm. Loại vũ khí này có thể tạo ra rủi ro thông qua sự mơ hồ về mục tiêu và đầu đạn, trong đó các cuộc tấn công sử dụng đầu đạn kép có thể bị nhầm là các cuộc tấn công hạt nhân.

Chương trình vũ khí siêu thanh trì trệ đang khiến Mỹ tụt lùi trong cuộc đua với các đối thủ. Liệu Washington có thể vượt qua những thách thức và bắt kịp tốc độ của các đối thủ hay không?

Hơn cả một cuộc chạy đua vũ trang, cuộc cạnh tranh vũ khí siêu thanh đang định hình cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày nay và Mỹ phải quyết định xem có nên tăng tốc, hiệu chỉnh hay suy nghĩ lại về cách tiếp cận của mình trước khi quá muộn.

Đại sứ Vũ Thanh Huyền: Sáu thập kỷ chia sẻ tương đồng, Việt Nam và Tanzania cùng hướng đến phát triển phồn vinh

Đại sứ Vũ Thanh Huyền: Sáu thập kỷ chia sẻ tương đồng, Việt Nam và Tanzania cùng hướng đến phát triển phồn vinh

Theo Đại sứ Việt Nam tại Tanzania Vũ Thanh Huyền, với vị trị địa chính trị - kinh tế quan trọng, Việt Nam và Tanzania ...

Tình hình Syria: Mỹ có hành động bất ngờ với Nga, dứt khoát nói không đưa lại quân đến quốc gia Trung Đông

Tình hình Syria: Mỹ có hành động bất ngờ với Nga, dứt khoát nói không đưa lại quân đến quốc gia Trung Đông

Nga và Mỹ đã có động thái "nhìn lại mặt nhau" giữa lúc tình hình nội chiến ở Syria đang leo thang.

Tướng quân đội Nga có hành động hiếm hoi với Mỹ sau khi Moscow tập trận bắn hàng loạt tên lửa siêu thanh

Tướng quân đội Nga có hành động hiếm hoi với Mỹ sau khi Moscow tập trận bắn hàng loạt tên lửa siêu thanh

Ngày 4/12, quân đội Mỹ cho biết, Tướng Không quân C.Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã điện đàm ...

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Cuộc điện đàm đáng mong chờ nhất Trump-Putin: Trung Quốc vui mừng, NATO nói thành công, Venezuela kỳ vọng tương lai sáng

Cuộc điện đàm đáng mong chờ nhất Trump-Putin: Trung Quốc vui mừng, NATO nói thành công, Venezuela kỳ vọng tương lai sáng

Sau cuộc điện đàm được toàn cầu chờ mong giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 12/2, ...

(theo Asia Times)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 20/3/2025: Xử Nữ hãy nắm bắt cơ hội

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 20/3/2025: Xử Nữ hãy nắm bắt cơ hội

Tử vi hôm nay 20/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/3/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/3/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2025

Lịch âm 20/3. Lịch âm hôm nay 20/3/2025? Âm lịch hôm nay 20/3. Lịch vạn niên 20/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2025: Tuổi Dậu cẩn thận chi tiêu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2025: Tuổi Dậu cẩn thận chi tiêu

Xem tử vi 20/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/3/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Mister Tourism World 2025 tại Việt Nam khẳng định không thu hồi danh hiệu

Mister Tourism World 2025 tại Việt Nam khẳng định không thu hồi danh hiệu

Ban tổ chức cuộc thi đã tổ chức họp báo liên quan đến việc tạm hoãn hoặc thu hồi danh hiệu của thí sinh thuộc Top 6 cuộc thi Mister ...
Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các ...
Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Các binh sĩ của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành diễn tập huấn luyện chỉ huy chiến đấu quy mô lớn trong 5 ngày, từ 16-20/3.
Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Phản ứng về cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Nga và Mỹ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, giới lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ hoan nghênh.
Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

EU hiện không thể mở nhóm đàm phán đầu tiên về việc kết nạp Ukraine do sự cản trở của Hungary.
Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Chính phủ Đức có ý định đề cử Ngoại trưởng Annalena Baerbock làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhiệm kỳ 2025-2026.
Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Các chính quyền quân sự Niger, Mali và Burkina Faso đã công bố quyết định rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
EU tái vũ trang

EU tái vũ trang

Trong bối cảnh an ninh khu vực đối mặt với nhiều thách thức, kế hoạch 'tái vũ trang châu Âu' đánh dấu bước ngoặt trong chính sách quốc phòng của EU.
Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chuyến thăm của lãnh đạo EC phản ánh mong muốn mở rộng quan hệ với Ấn Độ, đất nước có vai trò ngày càng then chốt trong nền chính trị toàn cầu.
Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ tiêu hao lớn nguồn lực của cả hai bên mà còn dẫn đến những thay đổi chưa từng có trên phạm vi toàn cầu.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Trong ván cờ quyền lực đầy căng thẳng của Trung Đông, vẫn có những 'bông hồng thép' kiên cường vươn lên.
Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) - sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc trong ...
Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Lịch sử nhân loại ghi dấu nhiều cuộc đấu tranh vì công bằng, trong đó, phong trào đòi quyền phụ nữ là trụ cột then chốt.
Phiên bản di động