TIN LIÊN QUAN | |
Rà soát chống phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội | |
EU áp thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc và Đài Loan |
Trước đó, ngày 31/5/2017, nguyên đơn là Tập đoàn Whirlpool, một trong những nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất thế giới, đã nộp đơn kiện lên ITC đề nghị khởi xướng vụ việc. Sản phẩm bị điều tra là máy giặt dân dụng cỡ lớn và một số bộ phận đi kèm. Mức thuế nhập khẩu hiện tại của Mỹ với máy giặt là 1%, với các bộ phận đi kèm là 2,6%.
Trong năm 2016, Whirlpool đã đề nghị ITC áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với máy giặt Hàn Quốc được sản xuất tại Trung Quốc và điều này đã được Chính phủ Mỹ chấp thuận. Mức thuế được áp dụng lần lượt là 52,5% và 32,1% tương ứng với các sản phẩm máy giặt của Samsung, LG.
Tại Việt Nam, hiện các hãng như Samsung hay LG, Panasonic hay Sanyo Aqua đều có các nhà máy sản xuất máy giặt, để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đối với điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu lần này, Whirlpool cáo buộc rằng máy giặt nhập khẩu vào Mỹ đã gia tăng gấp đôi trong giai đoạn 2012 – 2016 từ 1,6 triệu chiếc lên 3,21 triệu chiếc, chiếm lĩnh thị phần đáng kể của các nhà sản xuất trong nước và khiến cho các nhà sản xuất này lâm vào tình trạng khó khăn.
Whirlpool nêu số liệu liên quan đến các yếu tố kinh tế cho thấy ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại nghiêm trọng như doanh số bán hàng, lợi nhuận, sử dụng công suất, sản xuất, lao động, thất nghiệp...
Máy giặt Samsung, LG được sản xuất tại Trung Quốc trước đó đã bị áp thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào Mỹ. (Nguồn: Dân trí) |
Whirlpool cũng nhấn mạnh rằng, ITC đã hai lần khẳng định ngành sản xuất nội địa Mỹ chịu thiệt hại đáng kể do sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ một số nước vào Mỹ (vụ việc điều tra kép chống bán phá giá/chống trợ cấp với cùng sản phẩm nhập từ Hàn Quốc 2012, và vụ việc điều tra chống bán phá giá với Trung Quốc 2016).
Ngoài ra, nguyên đơn cũng cáo buộc về việc “phá giá hàng loạt”- nghĩa là dịch chuyển sản xuất tới nhiều nước thứ 3 khác trong quá trình Mỹ điều tra chống bán phá giá - một diễn biến mà ngành sản xuất nội địa không lường trước được.
Phiên điều trần về thiệt hại sẽ diễn ra vào ngày 7/9/2017 tại trụ sở USITC. Dự kiến, USITC sẽ ra kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vòng 122 ngày kể từ khi đơn kiện được nộp (dự kiến vào 5/10/2017), và sẽ nộp báo cáo lên Tổng thống Mỹ để ra quyết định về việc có áp dụng biện pháp không trong vòng 180 ngày kể từ ngày đơn kiện được nộp (dự kiến vào 4/12/2017).
Báo cáo gửi Tổng thống sẽ bao gồm quyết định về vấn đề thiệt hại nghiêm trọng và khuyến nghị của các Ủy viên ITC về vấn đề này.
Đây là vụ việc khởi xướng điều tra biện pháp tự vệ thứ 2 trong năm 2017 của ngành sản xuất nội địa Mỹ. Vụ việc trước đó đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời đã được USITC khởi xướng điều tra ngày 23/5/2017 và dự kiến ra kết luận vào tháng 9/2017.
Mỹ cảnh báo áp thuế chống bán phá giá với máy giặt Trung Quốc Ngày 9/12, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra kết luận cuối cùng về việc các nhà sản xuất Trung Quốc đã bán phá giá ... |
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu với 7 nước Ngày 12/9, Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ thông báo sẽ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép tấm ... |
Nhôm ép Việt Nam bị cáo buộc trợ cấp và bán phá giá Lại thêm một mặt hàng bị cáo buộc kép sử dụng biện pháp bán phá giá và trợ cấp, nâng số vụ kiện hàng hóa ... |