Mỹ khởi động chương trình nâng cấp vũ khí hạt nhân chiến lược tương lai

Tuần Sơn
TGVN. Mỹ đang ngắm tới việc sở hữu một vũ khí mới với khả năng răn đe hạt nhân và bảo vệ an ninh chiến lược của nước Mỹ trong tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Iran để ngỏ khả năng xuất khẩu thiết bị phòng không tới các quốc gia thân thiết
Tên lửa gắn trong mới nhất được thử nghiệm trên Su-57
5425-1
Lực lượng hạt nhân trên bộ là một phần của "bộ ba" hạt nhân chiến lược của Mỹ.

Hôm 9/9, Lầu Năm Góc tuyên bố, hãng chế tạo Northrop Grumman sẽ chịu trách nhiệm phát triển chương trình Vũ khí chiến lược trên bộ (GBSD) mới, vốn là một phần trong “bộ ba” hạt nhân chiến lược của Mỹ.

Với hợp đồng cả gói ước tính lên tới 85 tỷ USD cho tới cuối thập kỷ tới, Lầu Năm Góc kỳ vọng sẽ sở hữu thế hệ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới với khả năng răn đe hạt nhân và bảo vệ an ninh chiến lược của nước Mỹ trong tương lai.

“Người thay thế” Minuteman III

Dù chưa có tên mã chính thức, nhưng dòng ICBM mới được Northrop Grumman sẽ thay thế cho các đơn vị tên lửa LGM-30 Minuteman III hiện có của quân đội Mỹ. Chính vì thế, giới chuyên gia quân sự đã đặt biệt danh cho dòng ICBM tương lai là Minuteman IV.

Sau 6 thập kỷ phục vụ, LGM-30 Minuteman III đã bộc lộ nhiều vấn đề chiến thuật sử dụng và những thay đổi về chiến lược răn đe hạt nhân toàn cầu của Mỹ. Với tổng trọng lượng tên lửa đạt 35 tấn, ICBM LGM-30 Minuteman III có thể chở theo 3 đầu đạn nặng 1.150kg, có sức công phá tương đương 300 Kilotone/đầu đạn. Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) giữa Mỹ và Liên Xô (sau này là Nga), ICBM Minuteman III chỉ được mang 1 đầu đạn duy nhất. Quân đội Mỹ hiện triển khai khoảng 300 ICBM trong các giếng phóng cố định đặt tại căn cứ Malmstrom, Warren và Minot, chiếm 1/3 lực lượng hạt nhân trên bộ.

Giới chức quân sự Mỹ đánh giá, LGM-30 Minuteman III dù rất có uy lực, nhưng vẫn có nhiều điểm hạn chế, trong đó đáng kể nhất là việc nó chỉ có duy nhất phiên bản giếng phóng cố định. Nhiều cường quốc hạt nhân khác (trong đó có Nga) bên cạnh các tên lửa chiến lược phiên bản giếng phóng đều sử dụng các tổ hợp ICBM cơ động đặt trên các xe chuyên dụng có khả năng cơ động cao. Bên cạnh đó, các đơn vị LGM-30 Minuteman III qua hàng chục năm phục vụ đều đã cũ và ẩn chứa nguy cơ mất an toàn. Đây chính là tiền đề để Lầu Năm Góc quyết định “thay máu” lực lượng hạt nhân trên bộ.

Trong năm 2019, khi nhà thầu Boeing bị loại khỏi GBSD do không đáp ứng được thời gian phát triển nguyên mẫu ICBM mới, Northrop Grumman đã trở thành nhà thầu duy nhất tham gia vào quá trình phát triển ICBM Minuteman IV. Theo kế hoạch của Northrop Grumman, quá trình phát triển dòng ICBM mới sẽ kéo dài trong 8,5 năm với mức chi phí khoảng 13,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tính cả chi phí mua sắm tên lửa mới, con số này sẽ tăng lên 85 tỷ USD.

Hiện quá trình phát triển ICBM Minuteman IV đang trong quá trình phác thảo, nhưng theo lời Chuẩn tướng Anthony Genatempo, lãnh đạo Chương trình phát triển vũ khí chiến lược tương lai của Lầu Năm Góc, Northrop Grumman đã có những phương án đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của quân đội Mỹ, cũng như sử dụng tốt nhất nguồn ngân sách được phân bổ. ICBM Minuteman IV sẽ là đối trọng với các dòng ICBM Sarmat của Nga hay dòng ICBM mới của Trung Quốc. Nó cũng được tích hợp các công nghệ để tương thích với các dòng vũ khí siêu vượt âm tương lai.

5447-3
Chương trình nâng cấp nghìn tỷ USD của Lầu Năm Góc đang vấp phải sự phản đối từ giới lập pháp Mỹ.

Liệu có cần thiết?

Sự tốn kém của các chương trình vũ khí chiến lược mới đang tạo ra sự bất đồng trong giới lập pháp Mỹ, đặc biệt là các nghị sĩ Đảng Dân chủ và nhà sản xuất phi hạt nhân. Họ cho rằng, Lầu Năm Góc đang lãng phí tiền đóng thuế của người dân Mỹ. Việc chi tới cả nghìn tỷ USD cho một chương trình vũ khí mới là quá tham vọng và điều này hoàn toàn có thể thay thế bằng việc nâng cấp các đơn vị vũ khí hạt nhân hiện có. Thậm chí, nhiều nhà lập pháp Mỹ còn vận động cho việc giải giáp hoàn toàn lực lượng hạt nhân trên bộ để tiết kiệm chi phí. Việc duy trì những hệ thống vũ khí hủy diệt đã có tuổi đời hàng chục năm ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn và báo động giả.

“Nước Mỹ đang phải đối phó với những mối nguy cơ sát sườn hơn như dịch bệnh Covid-19 đã cướp đi hơn 200.000 mạng sống. Chúng ta không nên lãng phí nguồn lực cho những loại vũ khí có thể không bao giờ phải sử dụng. Thay vì đầu tư hàng tỷ USD cho việc phát triển ICBM mới, chúng ta có thể sử dụng nó để duy trì hệ thống hiện tại và ngăn ngừa các mối nguy cơ từ xa”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry nhấn mạnh.

Thực tế, GBSD chỉ là một phần trong chương trình “thay máu” lực lượng hạt nhân chiến lược trong 30 năm tới, ước khoảng 1.200 tỷ USD của Lầu Năm Góc. Lãnh đạo Cơ quan An ninh hạt nhân Mỹ, Frank Klotz cho biết, lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ trong tương lai sẽ được trang bị 3 dòng vũ khí hạt nhân mới phiên bản lục quân, hải quân và 2 dòng mới cho không quân.

Cụ thể, bên cạnh ICBM Minuteman IV, Hải quân Mỹ sẽ đưa vào trang bị các tàu ngầm chiến lược lớp Columbia mới, còn Không quân Mỹ sẽ có sự góp mặt của máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider. Cùng với đó, hàng trăm tỷ USD sẽ được sử dụng để nâng cấp toàn bộ hệ thống chỉ huy vũ khí chiến lược mới để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ cao nhất. Lầu Năm Góc dự kiến, trong các năm tài khóa tới, khoảng 5,5% ngân sách quốc phòng hằng năm của Mỹ sẽ được phân bổ cho chương trình hiện đại hóa vũ khí chiến lược. Con số này sẽ giảm dần xuống mức 4,5% trong thập kỷ 2030.

Nhiều chuyên gia phân tích quân sự quốc tế đánh giá, việc Mỹ tập trung nguồn lực cho chương trình nâng cấp vũ khí chiến lược mới đang tạo sức ép rất lớn tới ngân sách quốc phòng hằng năm. Quá trình này có thể kéo Mỹ tiếp tục tụt hậu trong các lĩnh vực vũ khí tương lai như vũ khí siêu vượt âm hay đối kháng điện tử so với các quốc gia đối thủ tiềm tàng.

Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật như thế nào một khi chiến tranh nổ ra?

Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật như thế nào một khi chiến tranh nổ ra?

TGVN. Lầu Năm Góc tin tưởng nếu có đụng độ Mỹ-Nga, Moscow sẽ không mạo hiểm trả đũa bằng bộ ba chiến lược mà sẽ ...

Hệ thống không gian mạng: Vũ khí bí mật của Mỹ cho thời đại AI?

Hệ thống không gian mạng: Vũ khí bí mật của Mỹ cho thời đại AI?

TGVN. Quân đội Mỹ đang phát triển hệ thống không gian mạng như là một vũ khí bí mật trong tương lai nhờ vào khả ...

Mỹ nghi Bình Nhưỡng chuẩn bị thử tên lửa, liệt Triều Tiên vào danh sách các quốc gia sử dụng vũ khí hóa học

Mỹ nghi Bình Nhưỡng chuẩn bị thử tên lửa, liệt Triều Tiên vào danh sách các quốc gia sử dụng vũ khí hóa học

TGVN. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) - một cơ quan chiến lược của Mỹ, hình ảnh vệ ...

(theo QĐND)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường tham dự APEC 2024, thăm chính thức Chile ...
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng xuống đáy nhiều tuần, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900 do biến đổi khí hậu diễn biến một cách khó ...
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Ngày 7/11, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã dẫn đầu đoàn Bộ Ngoại giao đến chúc mừng tại Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội.
Phim Việt Nam ‘Ngày xưa có một chuyện tình’ chiếu khai màn HANIFF 2024

Phim Việt Nam ‘Ngày xưa có một chuyện tình’ chiếu khai màn HANIFF 2024

‘Ngày xưa có một chuyện tình’ - bộ phim của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh đã vinh dự được lựa chọn chiếu khai mạc Liên hoan phim quốc tế ...
Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ông Donald Trump đang tính cách kết thúc xung đột Ukraine: Kiev hết hy vọng vào NATO, châu Âu nên lo

Ông Donald Trump đang tính cách kết thúc xung đột Ukraine: Kiev hết hy vọng vào NATO, châu Âu nên lo

Đội ngũ của ông Donald Trump, tổng thống tiếp theo của Mỹ nhiệm kỳ 2025-2029, đang thảo luận kế hoạch mới nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Hàn Quốc đang sắp xếp đón một đặc phái viên của Ukraine đến chia sẻ thông tin và điều phối phản ứng chung về việc Triều Tiên đưa quân đến Nga.
Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn hân hoan trước chiến thắng của ông Trump

Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn hân hoan trước chiến thắng của ông Trump

Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn đã chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 5/11 vừa qua.
Giới lãnh đạo châu Âu gấp rút họp bàn về tương lai hậu bầu cử Mỹ 2024

Giới lãnh đạo châu Âu gấp rút họp bàn về tương lai hậu bầu cử Mỹ 2024

Mối quan hệ Mỹ-EU sẽ thay đổi sau cuộc bỏ phiếu hôm 5/11 và dưới thời 'ông Trump 2.0', nó có thể là một cơn địa chấn chính trị.
'Nín thở' chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump định hình quan hệ với Trung Quốc

'Nín thở' chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump định hình quan hệ với Trung Quốc

Vị Tổng thống mới đắc cử từ đảng Cộng hòa hứa hẹn với người ủng hộ về một 'nước Mỹ hoàng kim'.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động