Mỹ lên 'Kế hoạch Thái Bình Dương mới' nhắm trọng tâm vào Trung Quốc

Lê Na
Truyền thông Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang xem xét xây dựng một "lực lượng thường trực" - hiện diện hải quân lâu dài - ở Tây Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ lên 'Kế hoạch Thái Bình Dương mới' nhắm trọng tâm vào Trung Quốc
Lầu Năm Góc đang tăng tốc đối phó với Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Ông Ely Ratner - người được Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cử vào vị trí Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng - đã phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng viện hôm 16/6 rằng "một thế trận tiền phương tác chiến đáng tin cậy" là điều cần thiết để "răn đe, và nếu cần thiết, sẽ được sử dụng để chống lại viễn cảnh tạo sự đã rồi".

Tuyên bố của ông Ratner được đưa ra khi truyền thông Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang xem xét xây dựng một "lực lượng thường trực" - hiện diện hải quân lâu dài - ở Tây Thái Bình Dương.

Theo ông Ratner, một lực lượng như vậy sẽ cần “các khái niệm tác chiến mới, các lực lượng hiện đại và sẵn sàng trực chiến có chất lượng cao, cùng các đồng minh và đối tác có đủ năng lực để đảm nhận thành thạo vai trò chiến đấu của họ”.

Thủ tướng Australia Scott Morrison có vẻ đồng tình với ý kiến này. Trong một bài phát biểu ở Paris, ông đã kêu gọi một nỗ lực quốc tế nhằm tạo ra một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “rộng mở, bao trùm, an toàn và kiên cường” và thúc đẩy một trật tự thế giới “ủng hộ tự do”.

Lực lượng đặc trách về Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc đã một lần nữa đối đầu với nhau về vấn đề Biển Đông khi ông Ratner đưa ra tuyên bố trên. Trên đường tới Afghanistan, khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đang đi qua khu vực này, Bắc Kinh đã "thị uy" bằng một màn phô trương sức mạnh lớn nhất từ trước đến nay bằng một lực lượng tấn công gồm 28 máy bay, trong đó có máy bay điều khiển radar, máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tầm xa.

Ông Ratner - người sẽ chịu trách nhiệm về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nếu được Thượng viện Mỹ xác nhận việc bổ nhiệm - cho biết ưu tiên của ông sẽ là “xem xét cẩn thận cán cân quân sự hiện tại trên eo biển Đài Loan để đảm bảo sự hợp tác quốc phòng của chúng ta với Đài Loan sẽ tương xứng với mối đe dọa đang đặt ra”.

Tin liên quan
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Địa bàn cạnh tranh tàu ngầm chiến lược thế hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Địa bàn cạnh tranh tàu ngầm chiến lược thế hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Đó là công việc mà Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Biden đang đảm nhận.

Tháng 3 vừa qua, một đội đặc trách nằm dưới sự chỉ đạo của ông Ratner đã được thành lập để nghiên cứu tỉ mỉ các chính sách của Lầu Năm Góc đối với Trung Quốc. Gần đây nhóm này đã đệ trình báo cáo của mình lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.

Theo truyền thông Mỹ, điểm mấu chốt trong số các khuyến nghị của nhóm này là tạo ra một "lực lượng hải quân thường trực" ở Tây Thái Bình Dương. Thông tin chi tiết về báo cáo này hiện vẫn chưa được công bố.

Lực lượng hải quân thường trực Đại Tây Dương (STANAVFORLANT) từng được thành lập để duy trì sự hiện diện liên tục của hải quân ở các vị trí chiến lược trọng yếu. Lực lượng đặc nhiệm này gồm khoảng 6-8 tàu, duy trì hiện diện bằng cách luân phiên các tàu và có sự phối hợp với các đối tác đồng minh theo định kỳ khoảng 6 tháng.

Lực lượng này sẵn sàng phản ứng ngay lập tức khi khủng hoảng xảy ra và thực hiện các chuyến cập cảng thường xuyên để thể hiện và duy trì quan hệ ở khu vực.

Mỹ đang tập hợp đồng minh?

Việc xây dựng một lực lượng như vậy ở Tây Thái Bình Dương sẽ đòi hỏi phải phân bổ lại tàu chiến, trang thiết bị, binh sỹ và cả ngân sách. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thành lập một cơ quan quân sự quốc tế đặc biệt được giao nhiệm vụ đối phó với Trung Quốc.

Nhà phân tích các vấn đề chiến lược Jerry Hendrix nói với tạp chí Politico rằng một Lực lượng thường trực Thái Bình Dương “hiệu quả” có thể sẽ bao gồm các đồng minh như Australia và Nhật Bản. Anh và Pháp - cả hai đều đang bày tỏ quan tâm nhiều hơn tới với khu vực này - cũng có thể đóng góp vai trò.

Tiến sĩ Hendrix cho rằng một lực lượng thường trực như vậy sẽ là một “sự răn đe vì nó thể hiện sự thống nhất của các bên trong nỗ lực chống lại các mối đe dọa thái quá của Trung Quốc đối với khái niệm tự do biển cả và tự do thương mại thông qua các yêu sách lãnh hải rộng lớn của mình”.

Điều đó dường như đang ngày càng rõ ràng hơn. Hội nghị thượng đỉnh G7 gần đây diễn ra ở Anh đã đưa ra một tuyên bố trong đó nêu lên những lo ngại về hành vi của Bắc Kinh đối với Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như các vấn đề Hong Kong và Tân Cương.

Tin liên quan
Châu Á trở thành trọng tâm chiến lược của Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall? Châu Á trở thành trọng tâm chiến lược của Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall?

Bắc Kinh đáp trả bằng cách tuyên bố rằng Mỹ "thực sự bị bệnh nặng". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, phát biểu: “G7 tốt hơn nên bắt mạch và kê đơn (cho Mỹ)… Điều đó cho thấy ý đồ thâm độc của Mỹ và một số ít các quốc gia khác nhằm tạo ra đối đầu và mở rộng những bất đồng và tranh chấp”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sau đó đã nói rằng liên minh “lo ngại về các chính sách cưỡng chế của Trung Quốc, vốn trái ngược với các giá trị cơ bản được ghi trong Hiệp ước Washington”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố rõ ràng rằng ông phản đối sự hiếu chiến của Bắc Kinh. Ông Macron nói với Thủ tướng Australia: “Tôi muốn nhắc lại rằng Pháp vẫn cam kết bảo vệ sự cân bằng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như thế nào và chúng tôi coi mối quan hệ đối tác mà chúng tôi có với Australia là điều cần thiết như thế nào trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Phát biểu này cũng tương tự như phát biểu của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ông Johnson nói với truyền thông địa phương: “Chúng tôi kề vai sát cánh cùng bạn bè của mình. Tuy nhiên, tôi có thể nói thay cho cả ông Scott khi nói rằng không ai muốn rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc - chúng tôi không coi đó là con đường phía trước”.

TIN LIÊN QUAN
Nga mang 'biểu tượng sức mạnh trên biển' đến trung tâm Thái Bình Dương tập trận
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Địa bàn cạnh tranh tàu ngầm chiến lược thế hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc
Việt Nam đi đầu trong hội nhập kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Trung Quốc quyết tâm nâng tầm PLA sánh ngang quân đội Mỹ vào năm 2027
Bộ Tứ nhóm họp tại Tokyo: Thông điệp đã đủ 'cứng' để nhắm tới Trung Quốc?
(theo news.com.au)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi hôm nay 6/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 6/5/2024. ket qua xo so Ho Chi Minh. xổ số thành phố. KQXSHCM ...
XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 2. SXMB 6/5. dự ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Xem tử vi 6/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 6/5. Lịch âm hôm nay 6/5/2024? Âm lịch hôm nay 6/5. Lịch vạn niên 6/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động