Mỹ lo ngại về những lỗ hổng an ninh mạng trong quân đội sau vụ hack Colonial Pipeline

Thuý Vy
Theo ứng viên Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth, một trong những lo ngại lớn nhất của quân đội Mỹ hiện nay là khả năng chống đỡ trước các mối đe dọa an ninh mạng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sau cuộc tấn công đường ống dẫn nhiên liệu thuộc công ty Colonial Pipeline bằng mã độc tống tiền (ransomware), Mỹ đang khá lo lắng về khả năng chống đỡ lại với các mối đe doạ an ninh mạng. Trong đó, quân đội Mỹ cũng không phải là ngoại lệ.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: US Army)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: US Army)

Tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện diễn ra ngày 12/5 vừa qua, ứng cử viên cho vị trí Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth phát biểu: “Thành thật mà nói, tôi rất lo ngại về những mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt trong không gian mạng, nhất là sau khi chứng kiến những hàng dài người chờ được bơm xăng”.

Tình trạng khủng hoảng xăng dầu sau vụ hack hệ thống ống dẫn nhiên liệu đang ảnh hưởng đến cả những người lính, đặc biệt là ở căn cứ quân sự Fort Bragg thuộc miền Bắc Carolina, nơi chỉ có một trạm xăng mở cửa và lượng xăng cho mỗi xe bị giới hạn ở mức 38 lít/xe.

Quân đội Mỹ đang phải đối mặt với các mối đe dọa không chỉ nhắm vào các mạng lưới và phần mềm như vụ hack SolarWinds, mà còn nhắm vào hệ thống vũ khí.

Tại phiên điều trần ngày 28/4, Thượng nghị sĩ Tim Kaine thuộc Đảng Dân chủ cho biết, không có chương trình vũ khí nào trong năm tài khoá 2020 có khả năng chống đỡ hoàn toàn trước các cuộc tấn công mạng.

Ông nói: “Trong suốt hơn tám năm phục vụ trong uỷ ban, chúng tôi luôn nhận được báo cáo định kỳ về mức độ sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, chúng tôi lại bỏ quên mức độ sẵn sàng chống lại các mối đe dọa an ninh mạng của các lực lượng và hệ thống vũ khí”.

Trước tình hình này, bà Wormuth khẳng định, sẽ coi trọng vấn đề an ninh mạng, đặc biệt là đối với tính bảo mật của các chương trình hiện đại hóa và mạng lưới liên lạc của quân đội.

Theo bà, quân đội Mỹ cần nỗ lực hơn nữa để phát triển bộ phận an ninh mạng nhằm thu hút thêm các tân binh tiềm năng.

Bên cạnh đó, ứng viên Bộ trưởng Lục quân Mỹ cũng khẳng định sẽ “chủ động và nghiêm túc lãnh đạo” sau khi được bổ nhiệm, đồng thời hợp tác chặt chẽ với ban lãnh đạo quân đội, tiến hành cải thiện nhà ở, các dịch vụ cộng đồng và cơ hội việc làm, nhằm nâng cao các giá trị của quân đội và đảm bảo chất lượng đời sống cho người dân.

Nếu được bổ nhiệm, bà Wormuth sẽ là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vị trí Bộ trưởng Lục quân Mỹ. Là một quan chức an ninh quốc gia kỳ cựu với kinh nghiệm từng làm việc tại Lầu Năm Góc, bà Wormuth cũng từng là giám đốc phụ trách chính sách quốc phòng tại Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Obama.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ tăng cường an ninh mạng sau vụ tấn công Colonial Pipeline
Mỹ, Anh cáo buộc tình báo Nga khai thác lỗ hổng của Microsoft Exchange, Moscow lên tiếng
Thời điểm hoàn hảo cho các hiệp ước quốc tế về an ninh mạng và đại dịch
Bước dấn thân của Thủ tướng Suga vào 'khoảng trống' đối ngoại của người tiền nhiệm
Thủ tướng Anh kêu gọi tăng cường năng lực an ninh mạng
(theo American Military News)

Đọc thêm

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chiều ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt  84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước hơn 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? vàng khó xuống vì 'lực mua khủng' từ nước này?
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động