Mỹ mang thiết giáp địa hình Beowulf BVS10 đến Bắc Cực cạnh tranh với Nga

Hiếu Toàn
TGVN. Nhận thấy nguồn tài nguyên tiềm năng và lợi thế hàng hải rất lớn tại Bắc Cực khi băng tan, Mỹ tăng cường hiện diện của quân đội với đột phá là thiết giáp địa hình Beowulf BvS10 tới khu vực này nhằm phá thế độc tôn từ phía Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Là một phần trong chiến lược khai phá Bắc Cực, Quân đội Mỹ đang nhanh chóng tiến tới chế tạo phương tiện đặc biệt chuyên hoạt động trong điều kiện thời tiết lạnh khắc nghiệt nhất. Để đáp ứng yêu cầu đó, nhà cung cấp BAE Systems phát triển phương tiện vượt địa hình mang tên “Beowulf” thuộc dòng xe bọc thép địa hình BvS10. Được biết dòng xe này hiện đang được sản xuất và đã đi vào hoạt động với nhiều biến thể tại 5 quốc gia. Trước đây, các xe BvS10 cũng được đưa vào biên chế phục vụ Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh vào năm 2005.

Trước mắt, Lầu Năm Góc triển khai phương tiện vượt địa hình Beowulf BvS10 hỗ trợ cho các lực lượng hoạt động thuận lợi tại vùng cực lạnh giá. Beowulf và các "họ hàng" của nó là xe thiết giáp địa hình BvS10 được đánh giá là một trong những phương tiện tiên tiến nhất trên thế giới có thể hoạt động ở mọi địa hình.

my mang thiet giap dia hinh beowulf bvs10 den bac cuc canh tranh voi nga
Dòng xe địa hình mới sẽ trang bị bánh xích và hệ thống cảm biến đo đạc độ dày của lớp băng. (Nguồn: National Interest)

Thiết giáp bánh xích giúp phá băng hiệu quả

Ông Keith Klemmer, Giám đốc phát triển kinh doanh của BAE Systems, cho biết, khả năng lội nước vượt trội và cấu trúc đặc biệt cho phép Beowulf chạy dễ dàng trong các khu vực ngập nước hoặc trong các môi trường nước ven biển. Beowulf BvS10 kết hợp công nghệ ô tô thương mại, làm tăng sự thoải mái cho nhóm lái ngồi cabin và giảm gánh nặng bảo trì.

Việc có một phương tiện vượt địa hình mang đến một số lợi thế chiến thuật cho quân đội hoạt động ở vùng cực lạnh lẽo. Beowulf phát huy thế mạnh có thể vận chuyển người và hàng hóa trên những địa hình nguy hiểm và gồ ghề. Trong một số trường hợp nó có thể trở thành phương tiện không người lái vận chuyển vật tư, đạn dược, nhiên liệu và các nguồn nhu yếu phẩm khác, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho binh sĩ.

Ngoài ra, xe Beowulf BvS10 có thể tham chiến vào các cuộc tấn công ở Bắc Cực hoặc bất cứ một cuộc tiến công nào khác. Beowulf BvS 10 có thể hỗ trợ các chiến thuật tiến công của bộ binh và thậm chí là “ngựa thồ” kéo tải các hệ thống vũ khí như đạo pháo, súng cối.

Ngoài ra, bên trong thiết giáp địa hình này còn được gắn thêm các cảm biến nhằm đánh giá độ dày hoặc độ chắc của băng đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Tất nhiên, Tập đoàn BAE Systems chưa đưa ra bất cứ thông tin chi tiết cụ thể nào liên quan đến việc sản xuất và cung cấp Beowulf BvS10, ngoại trừ việc thiết giáp này sẽ mang hình dạng một chiếc xe bánh xích, tích hợp loại công nghệ làm ấm và động cơ đẩy hiện đại mạnh mẽ hơn trong thời tiết lạnh.

Nhờ vào các bánh xích lớn, Beowulf có thể leo lên các sông băng và lao xuống ở tốc độ an toàn mà không bị trượt.

Hệ thống kỹ thuật của Beowulf kết hợp một số công nghệ làm nóng thân tàu, làm tan băng - hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các tàu phá băng đang hoạt động ở Bắc Cực, giúp ngăn động cơ hoặc dầu xe bị đóng băng trong môi trường nhiệt độ dưới 0 độ.

Cuộc cạnh tranh nắm giữ ngôi vương ở cực Bắc

Từ lâu, điều kiện tự nhiên không thuận lợi tại Bắc Cực là những thách thức đối với các hoạt động tác chiến và khai thác tài nguyên. Lớp băng tuyết ngày càng tan chảy đã thu hút sự quan tâm từ các quốc gia lân cận, bao gồm cả Mỹ (vì có bán đảo Alaska). Hầu hết các nước giáp với Bắc cực đều tăng cường hoạt động và gia tăng sự hiện diện ở khu vực tiềm năng này. Điều đó tạo ra một cuộc cạnh tranh quốc tế trên băng tuyết, đặc biệt là giữa Nga và Mỹ.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu và nhiệt độ nước biển tăng đã đẩy nhanh tốc độ tan băng hơn bao giờ hết. Nhờ đó, các tuyến đường thủy mới được mở ra và các cảng biển trung chuyển đầy hứa hẹn, phát lộ nguồn tài nguyên dồi dào, cũng như lợi thế hàng hải chiến lược khiến các nước lớn không thể nào bỏ qua "miếng mồi ngon" Bắc Cực.

Tuyến đường biển chạy dọc theo đường biên giới phía Bắc của Nga được coi là hệ thống đường thủy lớn nhất và nổi bật nhất nằm trong khu vực vòng cực Bắc. Để nâng cao khả năng phòng thủ và quyền lợi tài nguyên của mình, Nga đã phát triển nhiều đội nhiều tàu phá băng vượt trội so với các đối thủ. Đồng thời, Moscow cũng đã ồ ạt gia tăng sức ảnh hưởng tại Bắc Cực và thành lập các lực lượng thường trực.

Chính vì điều đó đã thúc đẩy mối quan tâm ngày càng tăng của các nhà phát triển vũ khí Mỹ chuẩn bị cho chiến tranh Bắc Cực có thể xảy ra trong tương lai. Băng ở Bắc Cực tan nhanh hơn nhiều so với dự đoán trước đây cũng khiến các cường quốc nhận thấy nhu cầu cấp bách phải đẩy mạnh việc chuẩn bị một cuộc chiến mới có thể nổ ra sớm hơn 10 năm so với dự kiến.

Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ đang tìm cách cải tiến hệ thống vũ khí tiên tiến có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Được biết, Lầu Năm Góc đã sản xuất và theo dõi hoạt động nhanh các tàu phá băng mới. Mỹ còn cử các đơn vị của lực lượng Lục quân chuyên hoạt động ở địa hình băng tuyết lạnh giá. Chẳng hạn như Sư đoàn biệt kích Moutain 10 và các lực lượng đóng tại Alaska đang tăng cường mở rộng quy mô và tần suất tập luyện để chuẩn bị sẵn sàng cho các chiến tranh trong điều kiện thời tiết giá lạnh.

Nga 'khai màn' tập trận Kavkaz-2020, Trung Quốc-Iran-Belarus gửi quân tham dự, Ấn Độ rút lui

Nga 'khai màn' tập trận Kavkaz-2020, Trung Quốc-Iran-Belarus gửi quân tham dự, Ấn Độ rút lui

TGVN. Ngày 21/9, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết, nước này đã khởi động cuộc tập trận quân sự Kavkaz-2020 (Caucasus-2020), có ...

Nga đang 'chạy nước rút' để xuất khẩu tiêm kích Su-57

Nga đang 'chạy nước rút' để xuất khẩu tiêm kích Su-57

TGVN. Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, Moscow đang triển khai kế hoạch quảng bá và xúc tiến xuất khẩu máy bay phản lực ...

Lý do Hungary 'xuống tiền' mua 218 xe chiến đấu bộ binh đỉnh cao của Đức

Lý do Hungary 'xuống tiền' mua 218 xe chiến đấu bộ binh đỉnh cao của Đức

TGVN. Hungary đã trở thành quốc gia thành viên NATO và EU đầu tiên đặt mua 218 xe chiến đấu bộ binh (IFV) Rheinmetall Lynx ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres

Bộ trưởng Tim Ayres đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trên cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD (2022-2025)...
Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì nhé!
Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Xin hỏi Cảnh sát giao thông có được phạt nguội thông qua phương tiện giám sát không? Tra cứu phạt nguội như thế nào? - Độc giả Hoàng Kha
Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 những ngày tháng Tư để lại những cảm xúc tuyệt vời, mà mỗi thành viên chúng tôi sẽ không thể ...
Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Từ ngày 2-3/5, tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2024 và một số hoạt động tại Pháp.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động