Nhỏ Bình thường Lớn

Mỹ mạnh tay 'cắt đứt' dòng tiền cuối cùng 'chảy' đến Nga, doanh nghiệp Washington lo 'sốt vó'

Mới đây, Công ty Centrus Energy của Mỹ cho biết sẽ không thể hoạt động nếu thiếu nguồn cung uranium làm giàu của Nga trong những năm tới.
Các trụ chứa uranium được vận chuyển từ Nga được dỡ xuống cảng Dunkirk, Pháp, hồi tháng 3/2023. (Nguồn: AFP)
Hồi đầu năm 2024, các Thượng Nghị sĩ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu uranium của Moscow. Các trụ chứa uranium được vận chuyển từ Nga. (Nguồn: AFP)

Centrus Energy không có máy ly tâm, đồng thời giấy phép Mỹ cấp để mua uranium từ Tập đoàn Rosatom (Nga) chỉ có hiệu lực cho đến năm 2026.

Tuy nhiên, công ty Centrus Energy thừa nhận sẽ chẳng thể hoạt động nếu không có nguồn cung cấp từ Nga cho đến ít nhất là cuối năm 2027.

Lệnh cấm của Mỹ đối với việc nhập khẩu uranium làm giàu của Nga là một trong những nguyên nhân làm tăng giá nhiên liệu hạt nhân tại nước này cũng như trên thị trường toàn cầu.

Tin liên quan
Kinh tế Ukraine phục hồi bất chấp xung đột quân sự, Kiev không còn phải lo đến tiền? Kinh tế Ukraine phục hồi bất chấp xung đột quân sự, Kiev không còn phải lo đến tiền?

Hồi đầu năm, các Thượng nghị sĩ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu uranium của Moscow.

Đây là một động thái nhằm cắt đứt một trong những dòng tiền quan trọng cuối cùng từ Mỹ sang Nga.

Đến tối 13/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký luật cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga, bắt đầu 90 ngày đếm ngược trước khi các quy định có hiệu lực hoàn toàn. Đạo luật sẽ cấm hoàn toàn nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga sau 90 ngày.

Động thái cũng kích hoạt gói chi tiêu 2,7 tỷ USD cho nỗ lực thiết lập nguồn cung uranium nội địa cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ.

Theo đạo luật, Bộ Năng lượng Mỹ có thể cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu uranium từ Nga cho đến năm 2028, nếu họ chưa tìm được nguồn cung thay thế hoặc trong trường hợp vì lợi ích quốc gia.

Cuối tháng 6/2024, chi phí dành cho uranium giao ngay đã tăng 46% so với cùng kỳ năm trước, lên 60 USD/1 kg. Giá trong các hợp đồng dài hạn cũng tăng 31%, lên mức 38 USD.

* Trước đó, hồi cuối tháng 5/2024, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov từng tuyên bố, lệnh cấm nhập khẩu uranium từ Moscow vào Washington sẽ ảnh hưởng đến chính đất nước của Tổng thống Joe Biden.

Theo hãng thông tấn TASS, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cũng nhấn mạnh: "Lệnh trừng phạt này của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp hạt nhân của chúng tôi - một trong những nước hàng đầu thế giới về lĩnh vực này".

Hiện uranium của Nga chiếm từ 20-25% thị trường nhiên liệu hạt nhân của Mỹ. Do đó, Washington khó có thể bù đắp ngay lập tức nguồn cung nhiên liệu hạt nhân từ Moscow.

Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Dù ai làm Tổng thống, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc sẽ khó bề lay chuyển

Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Dù ai làm Tổng thống, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc sẽ khó bề lay chuyển

Theo cựu quan chức đồng thời là một trong những nhà hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc, sẽ không có sự thay đổi ...

Lebanon chuẩn bị kịch bản cho ‘tình huống xấu nhất’

Lebanon chuẩn bị kịch bản cho ‘tình huống xấu nhất’

Chính phủ Lebanon đã xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp ứng phó với khủng hoảng leo thang ở Trung Đông.

Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á

Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cho biết, nước này và Trung Quốc nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, đặc biệt là ...

Lý giải lợi thế các công ty niêm yết của Nhật Bản khi đồng Yen yếu

Lý giải lợi thế các công ty niêm yết của Nhật Bản khi đồng Yen yếu

Dữ liệu tổng hợp của Nikkei cho thấy lợi nhuận ròng gộp của các công ty niêm yết của Nhật Bản đã tăng 10% trong ...

Kinh tế Ukraine phục hồi bất chấp xung đột quân sự, Kiev không còn phải lo đến tiền?

Kinh tế Ukraine phục hồi bất chấp xung đột quân sự, Kiev không còn phải lo đến tiền?

Nền kinh tế Ukraine đang vượt qua những thách thức chưa từng có của cuộc xung đột quân sự khốc liệt.

(theo Kommersant, TASS)