Nhỏ Bình thường Lớn

Mỹ, Nhật Bản và Pháp tập trận quân sự chung: Liên thủ đỡ liên minh

TGVN. Mỹ, Nhật Bản và Pháp loan báo sẽ tập trận quân sự chung tại vùng biển Nhật Bản. Động thái mới này của ba nước, nhất là Pháp, hàm chứa thông điệp gì và đích đến cuối cùng của thông điệp đó? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Mỹ, Nhật Bản và Pháp loan báo sẽ tập trận quân sự chung tại vùng biển Nhật Bản
Mỹ, Nhật Bản và Pháp loan báo sẽ tập trận quân sự chung tại vùng biển Nhật Bản. Nguồn: Reuters/TTXVN

PHÂN TÍCH CHUYỆN THỜI SỰ

PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020: Nhận diện nước Mỹ qua một kỳ bầu cử

PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020: Nhận diện nước Mỹ qua một kỳ bầu cử

Những bên khác có thể không để ý đến nhiều nhưng Trung Quốc chắc chắn không những không thể không đặc biệt lưu tâm mà thậm chí còn có thể phải cảm nhận như thể bị báo động khi Mỹ, Nhật Bản và Pháp dự định tiến hành tập trận quân sự chung ở vùng biển xung quanh một hòn đảo không dân của Nhật Bản vào tháng Năm năm tới.

Lợi ích chung, mưu tính riêng

Mỹ và Nhật Bản có mối quan hệ đồng minh quân sự chiến lược truyền thống nên vẫn thường xuyên tiến hành tập trận chung trên bộ cũng như trên biển và tập trận chung ở nơi xa với sự tham gia của một số đồng minh và đối tác khác nữa của Mỹ. Nhưng đối với Pháp thì đấy sẽ là lần đầu tiên tham gia tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản, lại còn ở khu vực Đông Bắc Á.

Tập trận chung như thế, cho dù với bất kỳ mục đích nào được các bên liên quan công bố, cũng đều phản ánh mức độ tin cậy và hiệu quả thiết thực trong mối quan hệ hợp tác chính trị, an ninh, quân sự và quốc phòng giữa các bên với nhau.

Thông điệp của họ là không để cho phía bên kia muốn làm gì thì làm ở hai khu vực ấy. Thông điệp ấy hàm chứa sự cảnh báo và răn đe tất cả những ai gây cản trở tự do hàng hải, bất chấp luật pháp quốc tế và khuấy động bất an bất ổn ở hai khu vực, đồng thời ẩn hiện ở trong đấy chủ ý của họ là họ đang chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với mọi kịch bản có thể xảy ta trong tương lai.

Đương nhiên, ba đối tác này quả quyết hoạt động quân sự chung không nhằm vào đối tác hay đối thủ cụ thể nào mà chỉ nhằm mục tiêu cứu trợ khi xảy ra tai nạn hoặc thiên tai cũng như nhằm bảo vệ đảo. Nhưng thật ra, ai ai cũng đều có thể dễ dàng nhận thấy mỗi bên theo đuổi lợi ích chiến lược riêng và đồng thời có lợi ích chiến lược chung. Vì có được lợi chung lớn và ích riêng nhiều nên ý tưởng mới được đề xuất, mưu tính mới được phối hợp và hoạt động chung mới được tiến hành.

Lợi ích chiến lược chung của cả ba trong chuyện này là đối phó Trung Quốc ở cả khu vực Đông Bắc Á lẫn khu vực Biển Đông. Ở cả hai nơi này hiện đều bộc lộ rất rõ nét bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích chiến lược cơ bản giữa bộ ba kia và Trung Quốc trên phương diện chủ quyền lãnh thổ quốc gia, tự do hàng hải và thực thi luật pháp quốc tế.

Thông điệp của họ là không để cho phía bên kia muốn làm gì thì làm ở hai khu vực ấy. Thông điệp ấy hàm chứa sự cảnh báo và răn đe tất cả những ai gây cản trở tự do hàng hải, bất chấp luật pháp quốc tế và khuấy động bất an bất ổn ở hai khu vực, đồng thời ẩn hiện ở trong đấy chủ ý của họ là họ đang chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.

Mỹ và Nhật Bản sẽ không mở rộng liên minh quân sự hiện tại, không phải vì họ không mong muốn mà vì việc ấy hiện tại không thể khả thi, nhưng sẽ tăng cường liên kết và liên thủ với các đối tác bên ngoài, dùng liên kết và liên thủ ấy để trợ giúp cho liên minh.

Vì sao Pháp tham gia?

Pháp không phải là thành viên EU và NATO duy nhất ở châu Âu muốn gây dựng vai trò chính trị quân sự và an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. EU đã có hẳn chiến lược chung cho khu vực này. Chính phủ Đức cũng đã có chiến lược tương tự. Có hai điều đáng được chú ý trong các chiến lược này của EU, Đức hay Pháp.

Trung Quốc sẽ khó xử hơn trước rất nhiều nếu Mỹ và Nhật Bản vừa củng cố được liên minh lại vừa mở rộng được liên kết và liên thủ.

Thứ nhất là quan điểm cho rằng vì khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện vẫn dai dẳng nhiều điểm nóng về chính trị an ninh nên phải gây dựng được vai trò chính trị an ninh thì mới có thể gây dựng được vị thế và ảnh hưởng chính trị thế giới ở khu vực.

Thứ hai, gần như tất cả các điểm nóng này đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược trên mọi phương diện đã trở thành sự cần thiết cấp bách đối với EU và các đối tác kia chứ không phải chỉ có riêng đối với Mỹ. Cuộc tập trận chung tay ba này trong thực chất mở cửa cho Pháp tiếp cận một cách chính danh cục diện chính trị an ninh và quân sự ở khu vực.

Đối với Mỹ và Nhật Bản, càng có thêm được đối tác bên ngoài thuộc diện 'cùng hội' có giá trị thiết thực rất to lớn trên nhiều phương diện cho dù hiện chưa thể thuyết phục được họ lên chung 'cùng thuyền'.

Trung Quốc sẽ khó xử hơn trước rất nhiều nếu Mỹ và Nhật Bản vừa củng cố được liên minh lại vừa mở rộng được liên kết và liên thủ. Pháp tạo ra sự khởi đầu cho riêng mình, nhưng đồng thời cũng tạo tiền lệ cho EU và nhiều thành viên khác nữa của EU vươn mưu tính chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách gây dựng vai trò chính trị an ninh và quân sự. Trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới và trong chính trị thế giới, việc tạo tiền lệ mới không đơn giản chứ việc biến tiền lệ thành thông lệ đâu có khó khăn gì.

BÌNH LUẬN. Căng thẳng Trung Quốc-Australia: Chém cả cá lẫn thớt

BÌNH LUẬN. Căng thẳng Trung Quốc-Australia: Chém cả cá lẫn thớt

TGVN. Căng thẳng Trung Quốc-Australia lại gia tăng. Lý do gì khiến Trung Quốc làm găng với Australia? Thấy gì qua ứng xử của Australia? ...

Kết quả Bầu cử Mỹ 2020: Đọc giữa dòng

Kết quả Bầu cử Mỹ 2020: Đọc giữa dòng

TGVN. Hậu Bầu cử Mỹ - Cơ quan dịch vụ công (GSA) thông báo cho ông Biden có thể vận hành quy trình thành lập ...

Nhật Bản-Australia: Cùng hội trên nhiều thuyền

Nhật Bản-Australia: Cùng hội trên nhiều thuyền

TGVN. Thủ tướng Australia Scott Morrison thăm Nhật Bản. Cả hai nước đúng là đang cùng phe trong nhiều cuộc chơi và cũng cùng hội ...