Fed giảm lãi suất còn gần 0% | |
Hạ lãi suất cơ bản còn 13%/năm |
Một công nhân tại nhà máy sản xuất Renegade RV (Mỹ). (Nguồn: Reuters) |
Cụ thể, chỉ số PPI của Mỹ đã tăng 0,2% trong tháng Bảy sau khi tăng nhẹ 0,1% hồi tháng Sáu trước đó. So với cùng kỳ năm 2018, PPI tháng Bảy của Mỹ đã tăng 1,7% và tương đương với dự báo của các nhà kinh tế.
Khi không tính giá thực phẩm, năng lượng và dịch vụ thương mại dễ biến động, PPI cốt lõi của Mỹ trong tháng Bảy giảm 0,1% so với tháng trước và là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 10/2015. So với cùng kỳ tháng 7/2018, mức tăng của chỉ số này cũng là yếu nhất kể từ tháng 1/2017 khi chỉ tiến thêm 1,7%, sau khi đã tăng 2,1% trong tháng Sáu.
Cũng vào tháng Bảy, giá năng lượng của Mỹ đã phục hồi và tăng 2,3% sau khi giảm 3,1% trong tháng trước đó. Chỉ số phụ này được hỗ trợ chủ yếu bởi giá xăng tăng tới 5,2% vào cùng giai đoạn.
Trong khi đó, giá hàng hóa thành phẩm đã đảo ngược mức giảm 0,4% của tháng Sáu để quay đầu tăng 0,4% trong tháng vừa qua. Giới chuyên gia cho biết sự hồi phục của giá năng lượng đóng góp hơn 80% vào sự khởi sắc của giá hàng hóa. Giá hàng hóa cốt lõi của Mỹ cũng tăng 0,1% sau khi không đổi trong ba tháng liên tiếp trước đó.
Tuy nhiên, chi phí dịch vụ đã giảm 0,1% trong tháng vừa qua, mức giảm đầu tiên kể từ tháng 1/2019, sau khi tăng 0,4% trong tháng Sáu. Sự suy yếu này là do chi phí phòng khách sạn và nhà nghỉ giảm 4,3%.
Chỉ số PPI khá yếu nêu trên có thể thúc đẩy kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách vào hai ngày 17-18/9 tới. Cũng trong ngày 9/10, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi ngân hàng trung ương này hạ lãi suất tới 1 điểm phần trăm để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát “hầu như không xuất hiện”.
Nhà kinh tế trưởng Chris Rupkey tại công ty dịch vụ tài chính MUFG cho biết giá sản xuất yếu phản ánh sự chậm lại đáng kể trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ, do những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại toàn cầu. Chuyên gia này đặt nhiều kỳ vọng vào việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai tại cuộc họp tháng Chín, nhất là giữa lúc lĩnh vực chế tạo của Mỹ cũng như các nền kinh tế trên thế giới tiếp tục “hạ nhiệt".
Các biện pháp áp thuế của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc cho đến nay mới chỉ tác động tương đối nhỏ đến lạm phát của nước này, vì chúng chủ yếu nhắm đến các hàng hóa được sử dụng trong sản xuất.
Song điều đó có thể thay đổi sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố tuần trước rằng sẽ áp bổ sung mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/9.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 9/8, ông Trump nói rằng hai nước vẫn đang tiếp tục các cuộc đàm phán, nhưng Tổng thống Mỹ nói thêm rằng ông chưa sẵn sàng để đi đến một thỏa thuận với Bắc Kinh.
Ông Andrew Hunter, một nhà kinh tế cấp cao tại công ty tư vấn đầu tư Capital Economics, nói rằng vòng áp thuế tiếp theo đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dẫn tới tác động lớn hơn đối với giá hàng hóa thành phẩm. Chuyên gia này cũng nói rằng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc Bắc Kinh sẽ cho phép đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá sâu đến mức nào.
Hồi đầu tuần này, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo lên một nấc thang mới khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã cho phép đồng NDT phá ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD - mức thấp chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008. Kể từ đó tới nay, đồng NDT tuy đã phục hồi nhưng vẫn ở quanh mức này.
Nếu hạ lãi suất, Fed sẽ làm gì tiếp theo? Tại cuộc họp tuần này, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ lần đầu tiên hạ lãi suất cho ... |
Ngân hàng bắt đầu hạ lãi suất các khoản vay cũ Thông tin từ nhiều ngân hàng thương mại cho thấy các ngân hàng đang tiến hành giảm lãi suất các khoản vay cũ theo yêu ... |
Doanh nghiệp phản ánh về việc hạ lãi suất Kể từ ngày 11/6, trần lãi suất huy động VND giảm xuống 9%/năm, trần lãi suất cho vay VND với 4 nhóm đối tượng xuống ... |