Trụ sở Ngân hàng trung ương Nga tại Moscow. (Nguồn: TASS) |
Theo hãng tin trên, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt này được coi là một trong những biện pháp mà Washington sẵn sàng thực hiện để kiềm chế chính quyền Nga và Tổng thống Vladimir Putin không leo thang thêm ở Ukraine.
Cũng trong ngày 26/2, Đức thông báo sẽ loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán trực tuyến quốc tế SWIFT theo cách "có trọng điểm và hiệu quả" nhằm hạn chế mọi thiệt hại ngoài mong muốn.
Trong một tuyên bố chung, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck thông báo: "Chúng tôi đang khẩn trương làm việc để hạn chế thiệt hại ngoài dự kiến của việc loại (Nga) khỏi SWIFT để biện pháp này đánh đúng đối tượng...
Những gì chúng tôi cần là giới hạn SWIFT một cách có trọng điểm và hiệu quả".
Theo báo Spiegel, Đức là một trong những nước cuối cùng ngăn chặn việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Trước đó ngày 25/2, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một gói trừng phạt mở rộng khác chống Nga.
Cụ thể, EU sẽ “mở rộng hơn nữa các hạn chế tài chính hiện có, qua đó hạn chế việc Nga tiếp cận các thị trường vốn quan trọng nhất”.