Mỹ 'tháo vòng kim cô', Hàn Quốc tăng tốc ngoại giao không gian

Phương Hà
Việc Mỹ dỡ bỏ các hạn chế tên lửa đối với Hàn Quốc đã thúc đẩy nước này phát triển các dự án hợp tác khai phá vũ trụ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ 'tháo vòng kim cô', Hàn Quốc tăng tốc ngoại giao không gian
Lĩnh vực không gian vũ trụ của Hàn Quốc còn khá mới nhưng đang phát triển nhanh chóng. (Ảnh: Getty Image)

Bảo đảm an ninh và phát triển kinh tế

Tháng 8 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Choi Jong-moon cho biết Hàn Quốc có ý định mở rộng các chương trình không gian để phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia.

Lĩnh vực không gian vũ trụ của Hàn Quốc còn khá mới nhưng đang phát triển nhanh chóng. Seoul ngày càng có nhu cầu giám sát các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và mong muốn đóng vai trò trong quản trị không gian toàn cầu.

Triều Tiên đã phóng được ​​nhiều tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và một tên lửa dân dụng dùng công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, vượt xa những tên lửa mà Hàn Quốc phóng từ trước tới nay.

Thông báo từ Seoul được đưa ra trong bối cảnh Mỹ dỡ bỏ các hạn chế tên lửa đối với Hàn Quốc. Seoul cũng đã tham gia Hiệp định Artemis sau cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Joe Biden vào đầu năm 2021.

Hiệp định Artemis được lấy tên từ chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhằm thiết lập sự hiện diện bền vững của con người trên và xung quanh Mặt trăng vào cuối những năm 2020.

Hồi tháng 5, Hàn Quốc đạt được thỏa thuận song phương với Mỹ, giúp nước này chế tạo động cơ tên lửa mạnh hơn và nhanh chóng bắt kịp trong mảng kinh doanh vũ trụ thương mại.

Trong tháng này, quân đội hai nước cũng đã ký một biên bản ghi nhớ với mục đích thể chế hóa tham vấn về chính sách không gian vũ trụ.

Hiện nay, Hàn Quốc có tham vọng rất lớn trong lĩnh vực không gian vũ trụ, song phải đối mặt với không ít thách thức bởi vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI) được thành lập vào năm 1989, thế nhưng ngân sách của Hàn Quốc dành cho lĩnh vực không gian vũ trụ thấp hơn nhiều so với với Nhật Bản, Pháp hay Đức.

Thêm nữa, mối lo ngại của Washington đối với sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng đã hạn chế sự hợp tác giữa Mỹ và Hàn Quốc những năm trước đây.

Các chương trình tham vọng

Hàn Quốc đang thúc đẩy ngoại giao không gian vũ trụ và coi đây là chìa khóa để mở ra tiềm năng cho các chương trình không gian của nước này. Vị thế cường quốc tầm trung của Hàn Quốc cũng có thể giúp Seoul đóng góp tích cực vào quản trị không gian toàn cầu.

Hàn Quốc vừa qua đã cử một phi hành gia tới Trạm vũ trụ quốc tế; hợp tác với Nga nhằm hoàn thiện khả năng phóng vào không gian (sắp tới là tàu quỹ đạo mặt trăng) và có kế hoạch tăng cường thương mại hóa các tài sản không gian, đặc biệt là hình ảnh vệ tinh.

Mỹ 'tháo vòng kim cô', Hàn Quốc tăng tốc ngoại giao không gian
Một kế hoạch quỹ đạo cho sứ mệnh Tàu thăm dò Mặt trăng Pathfinder của Hàn Quốc khởi động vào năm 2022. (Ảnh: KARI)

Seoul đã tăng cường nỗ lực phát triển công nghệ liên quan đến không gian, với mục tiêu phát triển hơn 100 vệ tinh thu nhỏ vào năm 2031, trong đó đặt mục tiêu phóng 14 vệ tinh liên lạc quỹ đạo tầm thấp để thiết lập mạng lưới thông tin phục vụ kế hoạch phát triển công nghệ mạng 6G trong tương lai; đồng thời thử nghiệm các hệ thống tự động điều khiển tàu và các dịch vụ giao thông trên biển.

Gần đây, Hàn Quốc đã đẩy mạnh phát triển chương trình không gian, với tên lửa vũ trụ sản xuất trong nước đầu tiên sẽ đươc phóng vào tháng 10. Một tàu bay theo quỹ đạo mặt trăng đã được lên kế hoạch triển khai vào năm sau.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã và đang thúc đẩy “Dự án 425”, dự kiến phóng các vệ tinh giám sát với độ phân giải cao vào đầu năm 2022. Dự án này sẽ mang lại nhiều ứng dụng trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự để theo dõi các vệ tinh của Triều Tiên.

KARI còn đang phát triển Korea Pathfinder Lunar Orbiter (KPLO), để phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 vào tháng 8/2022, đây là một phần trong kế hoạch khám phá Mặt trăng của đất nước này.

"Chúng tôi sẽ tích cực thúc đẩy các dự án khám phá không gian đầy thách thức, bằng cách phát triển phương tiện phóng của Hàn Quốc. Đến năm 2030, chúng tôi sẽ đạt được ước mơ hạ cánh xuống Mặt trăng bằng cách sử dụng phương tiện phóng của chính mình.

Năng lực công nghệ, kinh nghiệm và sự tự tin sẽ thu được từ việc khám phá Mặt trăng. Bước đầu tiên này sẽ cung cấp nền tảng vững chắc cho Hàn Quốc trong việc chinh phục không gian", Tổng thống Moon Jae-in cho biết vào tháng 5 vừa qua.

Không chỉ ở cấp độ chính phủ, doanh nghiệp Hàn Quốc cũng hăng hái triển khai ngoại giao không gian.

Tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc đã mua lại 300 triệu USD cổ phần trong công ty OneWeb có trụ sở tại Anh, nhằm cung cấp Internet thông qua một chòm sao gồm 648 vệ tinh.

Các khoản đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực này thể hiện sự chú trọng của doanh nghiệp Hàn Quốc đối với ngành công nghiệp vũ trụ.

Seoul có thể phát triển các chương trình hàng không vũ trụ thông qua hợp tác khu vực như với các nước Đông Nam Á, đây là những thị trường đang phát triển và có nhu cầu hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng không gian.

Trước mắt, có thể thấy các chương trình không gian của Hàn Quốc có tương lai đầy hứa hẹn.

Tuy vậy, để khai thác hết tiềm năng và biến tham vọng đưa Hàn Quốc trở thành một trung tâm hợp tác không gian trong khu vực đòi hỏi một chiến lược ngoại giao cũng như phát triển công nghệ phù hợp.

Thúc đẩy ngoại giao truyền thống, Tổng thống Biden quyết không lãng phí thời gian vì Covid-19

Thúc đẩy ngoại giao truyền thống, Tổng thống Biden quyết không lãng phí thời gian vì Covid-19

Nhờ hoạt động sản xuất vaccine Covid-19 và chương trình tiêm chủng được thúc đẩy mạnh mẽ, Tổng thống Biden đang có cơ hội thúc ...

Chật vật ngoại giao thể thao, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in 'tìm lời giải' cho quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc

Chật vật ngoại giao thể thao, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in 'tìm lời giải' cho quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc

Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang nỗ lực cải thiện các mối quan hệ đối ngoại với Nhật Bản và Trung ...

(theo East Asia Forum)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động