📞

Mỹ triển khai tên lửa siêu thanh đầu tiên nhưng không nhắm vào Nga

19:30 | 08/03/2021
TGVN. Khi triển khai Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (Pacific Deterrence Initiative - PDI), Mỹ vẫn chưa phát triển tên lửa siêu thanh và sáng kiến này nhằm xây dựng năng lực quân sự trong khu vực, triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa, hệ thống phòng thủ tên lửa, mạng lưới cảm biến.
Kế hoạch bố trí tên lửa siêu thanh và radar của Mỹ. (Nguồn: Topcor.ru)

Trong những năm tới, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) muốn sử dụng:

3,3 tỷ USD cho "vũ khí có độ tin cậy và chính xác cao có khả năng hỗ trợ các cuộc chuyển quân trên không và trên biển với khoảng cách hơn 500 km";

1,6 tỷ USD cho việc xây dựng cơ sở phòng thủ tên lửa Aegis Ashore trên đảo Guam của Mỹ;

2,3 tỷ USD để phóng "các radar vũ trụ có tốc độ quét nhanh";

197 triệu USD cho việc chế tạo một "radar chiến thuật đường chân trời đa năng" trên quần đảo Palau có khả năng phát hiện các mối đe dọa trên không, trên biển và trên mặt đất;

206 triệu USD cho "máy bay có người lái chuyên dụng cho việc thu thập thông tin tình báo";

4,67 tỷ USD cho "thiết kế, phân phối và đào tạo" ở Mỹ, cũng như Micronesia, Palau và Quần đảo Marshall, được liên kết với Washington theo Thỏa thuận các Hiệp hội Tự do (COFA).

Tháng 1/2021, vượt qua quyền phủ quyết của cựu Tổng thống Trump, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật về Quốc phòng - một kế hoạch sáu năm của Lầu Năm Góc trị giá hơn 27 tỷ USD cho tài khóa 2021, được gọi là Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (Pacific Deterrence Initiative - PDI). Một số chi tiết của tài liệu này đã được tiết lộ trang web www.thedrive.com của Mỹ.

Nhìn chung, kế hoạch này tương tự như Sáng kiến Răn đe châu Âu (EDI), được đưa ra nhằm kiềm chế Nga sau các sự kiện ở Ukraine năm 2014. Nhưng khi đó Mỹ vẫn chưa trong quá trình phát triển vũ khí siêu thanh.

Kế hoạch mới là kiềm chế đối thủ của Mỹ bằng cách xây dựng năng lực quân sự trong khu vực. PDI xem xét việc triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa, hệ thống phòng thủ tên lửa, mạng lưới cảm biến và các hoạt động khác. Theo đó, các tên lửa siêu thanh đầu tiên của Washington sẽ không nhằm vào Nga mà được triển khai ở Tây Thái Bình Dương.

Tài liệu về PDI cho biết, nếu không có biện pháp răn đe thông thường thuyết phục, Trung Quốc có thể sẽ hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực. Khi cán cân quân sự của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên bất lợi hơn, rủi ro đối với Washington gia tăng và Bắc Kinh có thể quyết định thay đổi hiện trạng.

Không có vũ khí hoặc địa điểm triển khai cụ thể nào được đề cập, nhưng rõ ràng mục tiêu là đặt các hệ thống mặt đất và cơ sở hạ tầng cần thiết dọc theo hai chuỗi đảo. Chuỗi đầu tiên bao gồm Đài Loan (Trung Quốc) và các đảo tranh chấp ở Biển Đông; chuỗi thứ hai bao gồm Guam (Mỹ), Nhật Bản và Indonesia.

Quân đội Mỹ đang tích cực phát triển khả năng của các hệ thống tên lửa đất đối đất.

Tuy nhiên, có thông tin rằng nhiều đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương, chẳng hạn như Australia và Hàn Quốc, miễn cưỡng cung cấp lãnh thổ của họ để bố trí các loại vũ khí này. Các thách thức từ phía Trung Quốc, có lẽ, sẽ làm cho họ có thể thực hiện ít nhất một số phần của kế hoạch được mô tả, theo các phương tiện truyền thông Mỹ.

(theo Top Cor)