Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung có thể bao gồm các thành viên từ Bộ Thương mại, Ngoại giao, Quốc phòng và Năng lượng, cũng như Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ và các cơ quan khác của Mỹ.
Báo cáo chỉ ra rằng, Ủy ban liên ngành cần xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể có tác động lớn đến an ninh quốc gia và khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ, điều phối cách tiếp cận của Chính phủ đối với các tiêu chuẩn đó và hoạt động như một tổ chức kết nối với cộng đồng học thuật và khu vực tư nhân, tiếp cận với đồng minh của Mỹ, tư vấn cho các cơ quan đối tác và phát triển, cũng như khuyến nghị tới Quốc hội.
Mỹ - Trung Quốc: Ai đang định hình lại trật tự toàn cầu theo cách riêng? |
Báo cáo cho rằng, Bắc Kinh đang tìm cách gây ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn quốc tế như một công cụ chính sách để quảng bá các sản phẩm công nghệ Trung Quốc ở thị trường nước ngoài, bảo vệ công nghệ Trung Quốc trước các đối thủ cạnh tranh và làm suy yếu vị thế dẫn đầu về công nghệ của Mỹ.
Theo Báo cáo của Ủy ban này, Trung Quốc trước năm 2006 hầu như không có sự hiện diện vai trò lãnh đạo trong ba cơ quan tiêu chuẩn lớn nhất là Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Tuy nhiên, giờ đây, ảnh hưởng của Trung Quốc tại các tổ chức trên đã gần bằng của Mỹ. Trung Quốc dẫn đầu 64 trong số 740 ủy ban kỹ thuật và tiểu ban ISO, so với 104 của Mỹ; 11 trong số 26 nhóm kỹ thuật IEC so với 26 của Mỹ; và hơn một phần ba vị trí báo cáo viên ITU.
Ngoài ra, nhận định trong Báo cáo cho rằng, Trung Quốc cũng đang tận dụng vai trò tại các cơ quan này để làm suy yếu vai trò lãnh đạo công nghệ của Mỹ và giành lợi thế cho các công ty của họ cũng như đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại. Bắc Kinh khuyến cáo các công ty Trung Quốc bỏ phiếu nhất trí bầu các công dân Trung Quốc ứng cử các vị trí lãnh đạo tại các liên doanh và cho các đề xuất của Trung Quốc. Điều này đã được thể hiện rõ ràng khi người sáng lập Lenovo phản đối đề xuất thỏa hiệp do Qualcomm của Mỹ liên quan tới Huawei. Công ty Thụy Điển Ericsson vào tháng 3/2018 cáo buộc Huawei đã tạo lợi thế không công bằng khi họ tham gia kín chương trình họp của một tổ chức băng thông rộng với các đề xuất tiêu chuẩn 5G của riêng Trung Quốc và cử riêng một phái đoàn 40 người, lớn hơn nhiều so với nhóm 25 người của Ericsson.
Chính sách gần đây của Bắc Kinh khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc như một mục tiêu của chính sách ngoại giao, phá vỡ các thể chế xây dựng tiêu chuẩn một cách hiệu quả. Ngay cả khi không chính thức áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc, việc nhập khẩu thiết bị của Trung Quốc có thể dẫn đến cam kết thực tế đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước này, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mà các sản phẩm của Trung Quốc thống trị thị trường. Các dự án được thực hiện thông qua “Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)” của Trung Quốc cũng có thể khiến các nước phụ thuộc vào các tiêu chuẩn công nghệ Trung Quốc. “Việc các công ty Trung Quốc xây dựng thị trường xuất khẩu thông qua BRI cũng theo xu hướng này”, Báo cáo viết.
Báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung kết luận, chiến lược tiêu chuẩn của Bắc Kinh là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn nhằm thay thế Mỹ trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu. "Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng trong các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đe dọa làm sai lệch hệ sinh thái tiêu chuẩn quốc tế và gây bất lợi cho các công ty Mỹ bằng cách làm méo mó các nguyên tắc kinh tế thị trường", Báo cáo viết.
“Ngay cả khi các công ty Trung Quốc không tranh đua được với năng lực công nghệ của các công ty Mỹ, thì ảnh hưởng lớn hơn của Trung Quốc trong các tiêu chuẩn quốc tế có thể cho phép các công nghệ kém hơn trở thành thế lực thống trị”, Báo cáo nhận định.
| Chuyên gia: Mỹ khó có thêm gói kích thích kinh tế bổ sung lớn vào năm 2021 TGVN. Tổng thống đắc cử Joe Biden đã gọi dự luật viện trợ trị giá 908 tỷ USD đang được đàm phán tại Quốc hội ... |
| Hậu bầu cử Mỹ 2020: Cố vấn Nhà Trắng khẳng định việc chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra trong hòa bình TGVN. Ngày 7/12, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow đảm bảo rằng, sẽ có ... |
| Hậu Covid-19, kinh tế toàn cầu phụ thuộc bao phần vào Trung Quốc? TGVN. Đại dịch Covid-19 làm gián đoạn vận tải toàn cầu, thúc đẩy chuỗi cung ứng giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ ... |