Mỹ-Trung khởi động cuộc đọ sức 10 năm trên lĩnh vực khí hậu

Ngọc Hà
Trong 10 năm tới sẽ là thời kỳ then chốt của phát triển nền kinh tế năng lượng mới. Việc đặt ra các chỉ tiêu giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu sẽ trực tiếp liên quan đến tranh chấp quyền lãnh đạo và quyền phát ngôn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ-Trung khởi động cuộc đọ sức 10 năm trên lĩnh vực khí hậu
Cuộc đọ sức địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên lĩnh vực kinh tế thương mại truyền thống, cũng sẽ được thể hiện rõ nét ở vấn đề khí hậu. (Nguồn: SCMP)

Tháng 4/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố mục tiêu giảm phát thải mới của Mỹ: lượng phát thải carbon năm 2030 thấp hơn lượng phát thải của năm 2005 từ 50%-52%.

Về cơ bản, mục tiêu này gấp đôi mục tiêu giảm phát thải khi cựu Tổng thống Barack Obama ký “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu” vào năm 2016. Thời điểm đó, Mỹ cam kết cắt giảm phát thải từ 25%-28% vào năm 2025.

Chiến trường mới

Dưới góc độ tái cấu trúc chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống Joe Biden, bắt đầu từ hội nghị thượng đỉnh khí hậu ở Nhà Trắng vào cuối tháng 4, lấy về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP 26) ở Glasgow, Scotland vào tháng 11/2021 làm mốc thời gian, Mỹ và Trung Quốc sẽ khởi động một cuộc đọ sức 10 năm trên lĩnh vực khí hậu.

Theo phương án của Tổng thống Joe Biden, Mỹ muốn thực hiện không phát thải khí nhà kính vào năm 2050.

Với sự đi đầu của Mỹ, các nước như Nhật Bản, Canada… đều nâng mức cắt giảm phát thải, đồng thời đưa ra cam kết mức độ cắt giảm phát thải từ 40%-50%. Tuy nhiên, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga không đưa ra mục tiêu cắt giảm phát thải mới.

Tin liên quan
Hy vọng Hy vọng 'tan băng' trong quan hệ Mỹ-Trung thêm mong manh

Nếu như nói Hội nghị Khí hậu Copenhagen năm 2009 là sự kiện thể hiện rõ yếu tố tranh giành giữa các nền kinh tế phát triển do Mỹ và châu Âu đại diện và các nền kinh tế mới nổi do Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đại diện, thì hợp tác và đọ sức về khí hậu trong giai đoạn tới sẽ thể hiện rõ hơn sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc trên lĩnh vực cách mạng năng lượng mới, cả ở trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị, ý thức hệ và xung đột lợi ích quốc gia ngày càng gay gắt, mặc dù biến đổi khí hậu có thể khơi thông quan hệ Mỹ-Trung, song việc bị ràng buộc bởi giai đoạn phát triển và tính toán lợi ích khác nhau rõ ràng đã trở thành chiến trường mới của cuộc đọ sức Mỹ-Trung.

Mỹ muốn tìm lại vị thế lãnh đạo

Từ thập niên 20 thế kỷ XXI đến nay, lập trường của Mỹ về vấn đề khí hậu không ổn định, chính sách thay đổi liên tục, đặc biệt các tổng thống thuộc phái bảo thủ hoài nghi tính khoa học và tính cấp thiết về vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu của Mỹ.

Ở mức độ nhất định, việc cựu Tổng thống George W. Bush và Donald Trump lần lượt rút khỏi “Nghị định thư Kyoto” và “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu” do chính quyền phái tự do ký trước đó đã khiến Mỹ mất đi vai trò lãnh đạo về vấn đề khí hậu.

Hội nghị biến đổi khí hậu vào tháng Tư vừa qua do Tổng thống Joe Bien chủ trì vẫn là sự kéo dài chính sách ngoại giao đồng minh và quan điểm giá trị trong giai đoạn gần đây nhằm lấy lại tín nhiệm của cộng đồng quốc tế, định hình lại vai trò lãnh đạo của Mỹ, kiểm soát quyền phát ngôn về vấn đề khí hậu, đồng thời gắn chặt kinh tế năng lượng mới với đầu tư trong nước, nâng cao sức cạnh của Mỹ với Trung Quốc.

Từ “Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu” năm 1994, đến “Nghị định thư Kyoto” năm 1997, rồi đến “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu” năm 2015, tâm thế ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu của Trung Quốc đã chuyển từ tham gia bị động sang tích cực tham gia.

Việc Trung Quốc thúc đẩy “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu” năm 2015 thông qua ngoại giao đa phương đã cho thấy sự khác biệt so với việc Trung Quốc tranh luận gay gắt và từ chối nhượng bộ Mỹ tại Hội nghị Khí hậu Copenhagen của Liên hợp quốc năm 2009.

Mỹ-Trung khởi động cuộc đọ sức 10 năm trên lĩnh vực khí hậu
Nhu cầu của người dân Trung Quốc đối với chất lượng môi trường và không khí, mưu cầu hạnh phúc cuộc sống, đều tăng lên. (Nguồn: EPA)

Những thay đổi lớn của Trung Quốc trong 10 năm này không phải do áp lực bên ngoài, sức ép giảm phát thải của Mỹ, mà là sự điều chỉnh chiến lược dựa vào nhu cầu bên trong và bên ngoài, cũng như sự thay đổi của môi trường Trung Quốc.

Một mặt, nhu cầu của người dân Trung Quốc đối với chất lượng môi trường và không khí, mưu cầu hạnh phúc cuộc sống, đều tăng lên.

Mặt khác, theo quan điểm của chính phủ Trung Quốc, phát triển xã hội, quản trị môi trường, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu liên quan mật thiết với nhau, ứng phó biến đổi khí hậu cũng là quá trình quản trị quốc gia. Do đó, thực hiện các cam kết liên quan cũng phù hợp với nhu cầu phát triển bên trong của Trung Quốc.

Từ kinh tế thương mại đến biến đổi khí hậu

Trên thực tế, biến đổi khí hậu về cơ bản cũng là vấn đề kinh tế. Kinh tế carbon, việc làm xanh, kinh tế xanh đã trở thành chủ đề mới trong cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt, sau khi trải qua giai đoạn khó khăn về phát triển kinh tế, Mỹ và châu Âu đều đang tìm kiếm mô hình tăng trưởng kinh tế mới trong thời đại hậu dầu mỏ và hậu dịch bệnh.

Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu do Tổng thống Joe Biden chủ trì, Bộ trưởng Tài chính Mỹ tuyên bố thành lập “Trung tâm khí hậu” và bổ nhiệm “cố vấn khí hậu” đầu tiên để điều tiết tổng thể các chính sách kinh tế ứng phó biến đổi khí hậu.

Cuộc đọ sức địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên lĩnh vực kinh tế thương mại truyền thống, cũng sẽ được thể hiện rõ nét ở vấn đề khí hậu.

Mỹ luôn không hài lòng đối với lập trường giảm phát thải của Trung Quốc. Để gia tăng sức ép, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ áp thuế bổ sung đối với ô tô sử dụng năng lượng mới và thiết bị năng lượng tái sinh của Trung Quốc, đồng thời tăng cường ngăn cản đối với hoạt động đầu tư vào các dự án than ở nước ngoài thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Tin liên quan
Ngoại giao khí hậu - khi Mỹ và Trung Quốc cùng Ngoại giao khí hậu - khi Mỹ và Trung Quốc cùng 'so găng'

Hiện nay, các phương tiện truyền thông Mỹ đã "để mắt" đến tấm pin năng lượng mặt trời sản xuất ở Tân Cương. Mỹ muốn sử dụng vấn đề khí hậu để ngăn chặn quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng mới, tranh thủ thời gian để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng mới của mình.

Nếu như các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, đã bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp giúp các nền kinh tế phát triển của phương Tây hưởng lợi, thì những nước này chắc chắn sẽ không thể đi sau trong cuộc cách mạng công nghiệp mới với chủ đề chính là nền kinh tế năng lượng xanh.

Do đó, Hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow vào tháng 11 năm nay sẽ là hội nghị rất khác biệt.

Trong 10 năm tới sẽ là thời kỳ then chốt của phát triển nền kinh tế năng lượng mới. Việc đặt ra các chỉ tiêu giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu sẽ trực tiếp vai trò đi đầu của Mỹ hay Trung Quốc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nước nào có thể dẫn dắt cuộc cách mạng này thì nước đó có thể giành được ưu thế trong cuộc đọ sức địa chính trị.

TIN LIÊN QUAN
Biến đổi khí hậu có thể làm kinh tế toàn cầu thiệt hại 23.000 tỷ USD vào năm 2050
Chống biến đổi khí hậu: Mỹ-Trung Quốc chạy đua giành vị trí chủ đạo hay tín hiệu vui đối với thế giới?
Ngoại giao khí hậu thời Tổng thống Joe Biden
Ấn Độ, châu Phi và ngoại giao khí hậu
Đặc phái viên Mỹ John Kerry thăm Trung Quốc vào tuần tới?
(theo HK01)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động