Mỹ-Trung: Nấc thang mới trong cạnh tranh

TS. Hoàng Anh Tuấn
Học viện Ngoại giao
Kỳ vọng của Washington khi ban hành Đạo luật CHIP và Khoa học ngày 9/8 là đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu về sản xuất chip (bộ vi xử lý) và thiết bị bán dẫn. Liệu Mỹ có hiện thực hóa được tham vọng của mình?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden cầm một tấm sillicone dùng để sản xuất chip trong cuộc trao đổi với CEO hãng công nghệ lớn tại Mỹ ngày 12/4. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden cầm một tấm sillicone dùng để sản xuất chip trong cuộc trao đổi với CEO hãng công nghệ lớn tại Mỹ ngày 12/4. (Nguồn: AP)

Chip là bộ vi xử lý không thể thiếu được trong các vật dụng hàng ngày từ TV, tủ lạnh, ô tô, đến các lĩnh vực công nghệ cao như 6G, robot tự động, tên lửa xuyên lục địa, công nghệ hàng không vũ trụ.

Con chip nhỏ trong bàn cờ lớn

CHIPS trong Đạo luật vừa được Tổng thống Biden ký và ban hành là viết tắt của Đạo luật khuyến khích thúc đẩy sản xuất các thiết bị bán dẫn cho nước Mỹ.

Đạo luật CHIPS và Khoa học gồm một số nội dung chính là: thứ nhất, Mỹ sẽ đầu tư 280 tỷ USD trong năm năm tới cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) và sản xuất các loại chip tiên tiến nhằm đạt mục tiêu cuối cùng giúp nước Mỹ tự chủ về mặt sản xuất chip; thứ hai, Mỹ sẽ dành 52,7 tỷ USD để trợ cấp cho các công ty sản xuất chip của Mỹ và các nước khác xây mới, mở rộng sản xuất hoặc hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất chip tại nước Mỹ; thứ ba, bất cứ các công ty nào của Mỹ hay nước ngoài nhận trợ cấp từ gói 52,7 tỷ USD sẽ không được phép xây dựng hoặc chuyển giao dây chuyền sản xuất chip tiên tiến cho Trung Quốc.

Từng là quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực phát minh ra con chip và là trung tâm sản xuất chip hàng đầu thế giới, nhưng Mỹ giờ đây đang “tụt hậu”.

Nếu như năm 1990, Mỹ sản xuất tới 37% lượng chip trên toàn thế giới thì nay, tỷ lệ đó chỉ còn khoảng 12%. Trong khi đó, trung tâm chip của thế giới với 75% số lượng chip được sản xuất hàng năm giờ đây tập trung ở bốn quốc gia và lãnh thổ ở Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) thống trị thị trường sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới với hai công ty là TSMC và UMC (chiếm lĩnh 64% thị phần thị trường toàn cầu đối với loại chip 15 nanometer trở xuống). Còn thị trường sản xuất chip năm quy trình nanometer là cuộc chơi của hai công ty TSMC và Samsung.

Như vậy có thể thấy, trên bàn cờ công nghệ, kinh tế, quân sự và chính trị thế giới, vai trò của chip đóng vị trí then chốt nhất. Chính vì vậy, cuộc đua tranh giữa các “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ và giữa các cường quốc lớn hiện đang hết sức quyết liệt và Mỹ không thể nằm ngoài cuộc.

Trung Quốc có kế hoạch đầu tư 1.000 tỷ USD đến năm 2030 nhằm giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chip và thiết bị bán dẫn. Tháng Năm vừa qua, Hàn Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD cho lĩnh vực này. Ấn Độ cũng vừa thông qua gói hỗ trợ trị giá 10 tỷ USD cho các công ty chuyển công nghệ sản xuất chip và thiết bị bán dẫn sang nước này. Trong khi đó, EU đã phê duyệt kế hoạch tăng thị phần sản xuất chip tại khu vực này từ 8% hiện nay lên 20% vào năm 2030.

Các tính toán phía sau

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa nước Mỹ trở lại cuộc đua sản xuất chip không đơn thuần vì lý do kinh tế hay công nghệ, mà còn xuất phát từ hàng loạt các yếu tố chiến lược.

Thứ nhất, Washington bắt đầu nhận thấy tác động tiêu cực từ việc thiếu đầu tư dẫn đến mất tự chủ trong việc sản xuất chip. Sự đứt gãy của chuỗi cung ứng chip do tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến sản lượng ô tô sụt năm 2021 giảm tới bảy triệu chiếc, khiến ngành này đánh mất tới 210 tỷ USD.

Về lâu dài, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nếu xung đột nổ ra tại Đông Á, nơi sản xuất tới 75% sản lượng chip toàn thế giới, đồng thời ẩn chứa nhiều bất ổn tiềm tàng như căng thẳng Bán đảo Triều Tiên hay quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan.

Thứ hai, với việc đầu tư một khoản tiền khổng lồ trong lĩnh vực chip và thiết bị bán dẫn, Washington muốn gửi thông điệp về quyết tâm giữ vai trò tiên phong thế giới của Mỹ trong nghiên cứu khoa học cốt lõi này, quyết tâm bảo vệ, không để bí quyết công nghệ rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Khoản đầu tư lớn này còn là cú hích báo hiệu thay đổi chính sách của Mỹ. Xứ cờ hoa sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn cho lĩnh vực R&D (Nghiên cứu và phát triển), hiện chỉ dưới 1% so với mức 2% thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ba là, với việc công khai ngăn chặn các công ty công nghệ hàng đầu của đối thủ tiếp cận công nghệ sản xuất chip tiên tiến, Washington đang tìm cách bảo vệ công nghệ cốt lõi, không để vị thế số một về công nghệ tiên tiến của mình bị thách thức.

Qua Đạo luật mới CHIPS và Khoa học, chính quyền Tổng thống Joe Biden không chỉ muốn tăng cường sự tự chủ của xứ cờ hoa về mặt công nghệ, mà còn đẩy cạnh tranh, đối đầu chiến lược Mỹ-Trung lên một nấc thang mới.

Giờ đây, cạnh tranh Mỹ-Trung đã mở rộng quy mô, lĩnh vực, địa bàn sang ngành công nghệ cao. Chắc chắn, chip cũng chưa phải là lĩnh vực cuối cùng.


(*) Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Vấn đề Đài Loan: Bắc Kinh hối Washington tuân thủ nguyên tắc ‘một Trung Quốc’, cảnh báo về đợt căng thẳng mới

Vấn đề Đài Loan: Bắc Kinh hối Washington tuân thủ nguyên tắc ‘một Trung Quốc’, cảnh báo về đợt căng thẳng mới

Ngày 17/8, Trung Quốc đã thúc giục Mỹ ‘rút ra bài học từ lịch sử’, từ đó tôn trọng 3 thông cáo chung Trung-Mỹ và ...

Đại sứ Trung Quốc: Hành động của Mỹ gây bất ổn thêm cho quan hệ song phương

Đại sứ Trung Quốc: Hành động của Mỹ gây bất ổn thêm cho quan hệ song phương

Ngày 16/8, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương cảnh báo, những động thái của Washington gần đây liên quan đến vấn đề Đài ...

Tác chiến điện tử Mỹ-Trung so kè tại eo biển Đài Loan

Tác chiến điện tử Mỹ-Trung so kè tại eo biển Đài Loan

Trung Quốc và Mỹ đã so kè nhau trong cuộc cạnh tranh tác chiến điện tử, do thám trước và sau khi Chủ tịch Hạ ...

Chip bán dẫn xứ Đài lọt vào ‘tâm bão’

Chip bán dẫn xứ Đài lọt vào ‘tâm bão’

Chuyến thăm ngắn ngủi nhưng “bão tố” của Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã khiến ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) được ...

Tâm điểm mới trong cạnh tranh chiến lược Nga-Mỹ

Tâm điểm mới trong cạnh tranh chiến lược Nga-Mỹ

Trong hai tuần qua, Trung Đông bỗng nổi lên thành điểm quan tâm đặc biệt của dư luận với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ ...

Đọc thêm

Hướng dẫn cách xóa ảnh bìa trên Facebook đơn giản, nhanh chóng

Hướng dẫn cách xóa ảnh bìa trên Facebook đơn giản, nhanh chóng

Bạn vừa đăng một tấm ảnh bìa không ưng ý lên trang Facebook cá nhân mà không biết cách xóa ảnh bìa sao cho đúng? Đây thực chất là một ...
Thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn nhờ AI

Thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn nhờ AI

Các chuyên gia nhận định thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn qua từng năm nhờ vào sự bùng nổ cũng trí tuệ nhân tạo (AI).
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
5 cách tra cứu mã giao dịch trên MB Bank nhanh chóng, chính xác

5 cách tra cứu mã giao dịch trên MB Bank nhanh chóng, chính xác

Tra cứu mã giao dịch MB Bank giúp bạn biết được giao dịch đã thực hiện thành công hay chưa, có sự cố gì xảy ra hay không. Hiện nay, ...
Cách đặt đơn hàng theo nhóm trên Grab cực đơn giản

Cách đặt đơn hàng theo nhóm trên Grab cực đơn giản

Giờ đây, bạn chẳng cần thay nhau chờ đợi đặt hàng trên cùng một điện thoại. Với tính năng Đặt đơn nhóm trên Grab mỗi người đều có thể tự ...
Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

8h40 sáng 19/3, đội tuyển Việt Nam bay sang Indonesia, quyết tâm giành kết quả cao nhất trong trận lượt đi vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động