MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI DỊCH COVID-19

Mỹ - Trung Quốc có thể và chưa thể dùng vũ khí gì?

Hà Linh
TGVN. Tổng thống Donald Trump được cho là đang chọn thời điểm để khởi động lại cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi Xung khắc Mỹ - Trung Quốc: Chiến tuyến mới
my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới?
my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi
Xung khắc thương mại Mỹ - Trung Quốc đang được khởi động lại? (Nguồn: Facebook).

Con bài trong tay Mỹ

Nhiều nguồn tin trong chính quyền Mỹ chia sẻ rằng có nhiều công cụ khác nhau để chống lại Trung Quốc, trong đó có việc hủy bỏ nợ của Mỹ đối với Bắc Kinh. Việc Trung Quốc sở hữu 1.100 tỷ trái phiếu Mỹ trở thành ý tưởng hấp dẫn cho những người theo trường phái diều hâu đối với Trung Quốc và có thể hấp dẫn đối với Tổng thống Trump.

Thượng nghị sỹ Marsha Blackburn cho rằng Mỹ nên xem xét từ bỏ các khoản thanh toán lãi cho Trung Quốc vì thiệt hại kinh tế của đại dịch. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng một động thái như vậy sẽ gây bất ổn cao và có thể dẫn đến việc hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, làm suy yếu quan điểm về việc trái phiếu Mỹ là chuẩn mực và là tài sản an toàn nhất trên thế giới. Công ty tư vấn Eurasia cho rằng điều này là rất khó xảy ra do sẽ làm suy yếu thị trường tài chính và đặt câu hỏi về khía cạnh pháp lý của biện pháp này.

Các cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump đã cố gắng bác bỏ ý tưởng nói trên. Cố vấn kinh tế Nhà trắng Larry Kudlow nói với hãng tin Reuters rằng toàn bộ niềm tin và tín nhiệm đối với nghĩa vụ nợ của Mỹ là bất khả xâm phạm. Ngay cả Tổng thống Trump cũng có vẻ thận trọng về một biện pháp triệt để như vậy. Khi được hỏi về khả năng Mỹ không trả các nghĩa vụ nợ cho Trung Quốc, ông bày tỏ lo ngại việc này sẽ làm suy yếu đồng USD. Tuy nhiên, Tổng thống Trump không từ bỏ ý tưởng trừng phạt Trung Quốc thông qua các phương pháp khác như thuế quan.

Tin liên quan
my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi Đại dịch Covid-19: Ai mạnh yếu thế nào?

Ngoài khoản nợ, Mỹ còn có một vũ khí khác là lợi thế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Chip AI là bộ vi xử lý tối ưu hóa hiệu suất cao, đại diện cho lợi thế của công nghệ bán dẫn toàn cầu, thu hút sự quan tâm của Washington và Bắc Kinh. Chính quyền của Tổng thống Trump coi tiến bộ trong ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia nghiêm trọng, từ đó sử dụng các biện pháp trừng phạt nhằm làm chậm bước tiến của Trung Quốc. Dù cố gắng để có thể tự cung, tự cấp chip AI nhưng trên thực tế, các công ty Trung Quốc dễ bị tổn thương trước các hành động trừng phạt của Mỹ. Giới chuyên gia trong ngành cho rằng Trung Quốc chỉ thực sự có một công ty có khả năng cạnh tranh với các công ty Mỹ trong thiết kế chế tạo chip AI, đó là HiSilicon của tập đoàn Hoa Vi. Nhưng ngay cả HiSilicon cũng dễ bị tổn thương nặng nề trước lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong khi đó, chính quyền Mỹ cũng có thể ra lệnh cho các công ty Mỹ hạn chế bán hàng cho Trung Quốc.

Vũ khí của Trung Quốc

Trung Quốc có lợi thế là quốc gia hàng đầu sản xuất đất hiếm vốn có vai trò quan trọng đối với những mảng công nghệ cao từ viễn thông, điện tử đến xe hơi, hay công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa. Để sản xuất động cơ máy bay chiến F35, Mỹ cần từ kền đến cobalte, từ modybdene đến tungstene... Công nghệ chế tạo vũ khí nói chung là lĩnh vực tiêu thụ nhiều kim loại hiếm nhất.

Trong khi đó, lĩnh vực này vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa là một con gà đẻ trừng vàng mà chắc chắn là Mỹ không nhường cho bất kỳ một đối thủ nào. Cũng vì lý do này, kim loại hiếm không nằm trong danh sách những sản phẩm của Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ bị Chính quyền Mỹ tăng thuế hải quan.

Vào lúc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng cường độ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhđã ghé thăm 1 nhà máy khai thác kim loại hiếm tại Giang Tây. Tháp tùng ông Tập Cận Bình có Phó Thủ tướng Lưu Hạc, Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ để giải quyết tranh chấp mậu dịch. Báo chí Pháp đồng loạt bình luận rằng Bắc Kinh khéo léo nhắc nhở Tổng thống Donald Trump rằng Trung Quốc cũng có những lá chủ bài trong tay để mặc cả với Mỹ. Trung Quốc đang nắm giữ 40% các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới (Mỹ 1%).

Trung Quốc có dám đi đến cùng?

Tuy nhiên, cũng như Mỹ không dễ dàng sử dụng vũ khí nợ, Trung Quốc cũng khó dùng đến đất hiếm để gây áp lực với Mỹ. Nhà báo Guillaume Pitron (Pháp), tác giả cuốn “Chiến tranh Kim loại hiếm, Mặt trái của tiến trình chuyển đổi năng lượng và kỹ thuật số” nhận định: phong tỏa đất hiếm, Trung Quốc sẽ biến cuộc chiến thương mại thành chiến tranh công nghệ với Mỹ và đó là lằn ranh đỏ đối với Bắc Kinh.

Nhà báo Gillaume Pitron nói: “Đành rằng đây là một tín hiệu mạnh mẽ mà Bắc Kinh phát đi, nhưng tôi không cho rằng Trung Quốc dám sử dụng đòn này với Mỹ.

Bởi thứ nhất, về mặt tâm lý, đây là điều vô cùng nhạy cảm đối với Washington. Mở thêm mặt trận này, lập tức chiến tranh thương mại hiện nay sẽ mang tầm cỡ mới, nguy hiểm hơn rất nhiều và Mỹ chắc chắn sẽ phản công lại mạnh hơn nữa và có thể Washington sẽ phản công quá mức. Thứ hai là đụng đến đất hiếm sẽ tác động trực tiếp đến thế thượng phong của nền công nghệ vũ khí Mỹ, tức là động đến cốt lõi về chủ quyền, an ninh và qua đó là sự tồn tại của Mỹ. Nếu Trung Quốc ngừng bán đất hiếm cho Mỹ, tác động không chỉ dừng lại ở những chiếc điện thoại thông minh Iphone, đến những vật dụng hàng ngày, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, đến khả năng chế tạo tên lửa, máy bay chiến đấu... của Mỹ. Không ai lường trước được hậu quả từ một cuộc đối đầu như vậy. Thành thử tôi nghĩ rằng Trung Quốc không dám đi đến cùng”.

Nhà báo Guillaume Pitron cũng chỉ rõ chuỗi cung ứng của thế giới vừa bổ sung, vừa lệ thuộc vào nhau, nên đánh vào về thương mại của đối phương cũng tự hại mình. Chính vì vậy trong cuộc chiến mậu dịch giữa Washington và Bắc Kinh, chính quyền của Tổng thống Trump chỉ tìm cách gây khó dễ để mặc cả và nhất là đòi Trung Quốc phải nhượng bộ, muốn cho Bắc Kinh bài học là Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng như ý muốn.

Về tương lai quan hệ hai nước, các nhà kinh tế cảnh báo rằng việc sử dụng thuế quan hoặc các biện pháp khác để trừng phạt Trung Quốc vì cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay có thể là phản tác dụng và biến suy thoái thành một cuộc đại suy thoái toàn diện.

my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi Thương chiến Mỹ - Trung Quốc gây khó cho ứng phó dịch Covid-19

TGVN. Hợp tác toàn cầu quá yếu ớt hiện nay đang làm đại dịch Covid-19 thêm trầm trọng. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - ...

my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi Trung Quốc phản đối Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia Liên hợp quốc

TGVN. Một phát ngôn phái bộ thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, phái bộ Mỹ tại LHQ đã can thiệp ...

my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi Dịch Covid-19: WHO kêu gọi quốc tế ngừng đổ lỗi cho nhau, Đại sứ Trung Quốc chỉ trích chính trị gia Mỹ

TGVN. Ngày 21/4, một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, cộng đồng quốc tế cần nỗ lực hợp tác ...

my trung quoc co the va chua the dung vu khi gi Covid-19: Mặc chỉ trích, Tổng Giám đốc WHO 'tin tưởng' Washington, Trung Quốc hoan nghênh lập trường Nga về 'âm mưu Mỹ'

TGVN. Ngày 13/4, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ tin tưởng, Mỹ sẽ tiếp tục tài trợ ...

Hà Linh (Theo CNN, Reuters và RFI)

Đọc thêm

Người Việt Nam tại Hungary gặp mặt nhân 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Người Việt Nam tại Hungary gặp mặt nhân 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Buổi gặp mặt là dịp để Đại sứ quán, cộng đồng người Việt ở Hungary thể hiện niềm tự hào và biết ơn đối với sự đóng góp của các ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải ...
Mỹ: Thời tiết khắc nghiệt kéo dài, lốc xoáy mạnh, mưa đá nghiêm trọng

Mỹ: Thời tiết khắc nghiệt kéo dài, lốc xoáy mạnh, mưa đá nghiêm trọng

Nước Mỹ trải qua 10 ngày liên tiếp xảy ra lốc xoáy, số trận lốc xoáy được dự báo sẽ tiếp tục tăng, thời tiết khắc nghiệt kéo dài tới ...
Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Cần Thơ theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 7/5/2024.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động