Mỹ - Trung Quốc: Rút củi đáy nồi

DỊCH DUNG
TGVN. Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị G20 tại Osaka trong hai ngày 28 và 29/6 tới. Phía Trung Quốc tỏ ra không mặn mà và sốt sắng lắm: Tại sao "ông Trump cần nhưng ông Tập Cận Bình chưa vội"? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my trung quoc rut cui day noi Hại người, thiệt mình! Một năm nhìn lại xung khắc Mỹ - Trung
my trung quoc rut cui day noi Đàm phán Mỹ - Trung: Bao giờ cho đến hồi cuối
my trung quoc rut cui day noi
Minh họa của SCMP
my trung quoc rut cui day noi Sách Trắng về thương mại Mỹ - Trung: Sư phải hay vãi hay?

TGVN. Trung Quốc vừa ra Sách trắng nói vì Mỹ mà đàm phán thương mại bất thành, xung khắc thương mại gia tăng. Ai đúng ...

Trong 36 kế sách của Tôn Tử, kế thứ 27 là Phủ để trừu tân, được hiểu theo nghĩa là Rút củi đáy nồi. Hiện tại, dường như Mỹ và Trung Quốc đang chủ ý hành xử như thế trong mối bất đồng quan điểm và cọ sát lợi ích khiến cho mối quan hệ song phương này căng thẳng và trắc trở.

Trừng phạt và o ép lẫn nhau

Từ sau vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa hai bên không đưa lại kết quả gì, Mỹ và Trung Quốc xô đẩy nhau vào vòng xoáy căng thẳng và đối đầu mới, trừng phạt và o ép lẫn nhau. Suốt thời gian khá dài, hai bên tuy vẫn thể hiện thiện chí nhưng không có chủ ý nối lại đàm phán vì không tin rằng sẽ đạt được thoả thuận với nhau.

Cũng không có gì là khó hiểu vì bất đồng quan điểm không chỉ quá sâu sắc mà còn đã mang tính nguyên tắc. Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn bám giữ vào phương cách "gia tăng áp lực tối đa", vẫn duy trì sự doạ dẫm là sẽ áp thuế quan bảo hộ thương mại 25% đối với thêm 325 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ và vẫn chủ trương cấm cửa các doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc ở thị trường Mỹ mà trước hết là tập đoàn Huawei. Trung Quốc đáp trả theo cách riêng nhưng rất bài bản và với lộ trình mức độ rõ ràng.

Chiêu thức “làm cao”

Ông Trump vừa o ép Trung Quốc vừa rất muốn có cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G20 tổ chức ở thành phố Osaka của Nhật Bản trong hai ngày 28 và 29/6 tới. Sự kiện này cũng là dịp gần nhất mà cả hai người đều cùng hiện diện. Tuy nhiên, phía Trung Quốc tỏ ra không mặn mà nhiều và sốt sắng lắm với cuộc gặp ấy, chẳng khác nào "ông Trump cần nhưng ông Tập Cận Bình chưa vội".

Trong thực chất, đây là một chiêu thức làm cao để tăng giá của phía Trung Quốc. Và rồi chỉ không đầy mười ngày trước sự kiện ở Osaka, ông Trump và ông Tập Cận Bình điện đàm với nhau và nhất trí sẽ gặp nhau ở Osaka, đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được nối lại và ông Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm Triều Tiên đầu tiên kể từ khi nắm cương vị lãnh đạo đảng cầm quyền và nhà nước ở Trung Quốc năm 2012.

my trung quoc rut cui day noi Đất hiếm - Bài “trả đũa” của Trung Quốc với Mỹ

TGVN. Căng thẳng thương mại ngày một gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã dấy lên lo ngại rằng ...

Vậy là Mỹ và Trung Quốc lại một lần nữa đi vào giảm căng thẳng và đối đầu với nhau, đúng như nghĩa của câu "Rút củi đáy nồi". Lẽ đời phải như thế. Muốn nước khỏi sôi trào thì phải bớt lửa. Muốn tránh bị lợi bất cập hại nhiều hơn thì phải bớt xung khắc. Muốn khắc phục được bất hoà thì lại phải đối thoại với nhau. Một cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình ở bên lề một sự kiện quốc tế như hội nghị cấp cao thường niên của nhóm G20 ở Osaka tới đây là cớ và bối cảnh thích hợp để cả phía cùng nhau hạ hoả mà không bị tổn hại thể diện và bên này không bị nhìn nhận là yếu thế hơn so với bên kia. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ông Trump và ông Tập Cận Bình về đối nội ở Mỹ và Trung Quốc.

Chờ đợi gì ở cuộc gặp Osaka?

Hai người này hẹn gặp nhau ở Osaka vì ông Trump sau khi chính thức nhảy vào cuộc đua quyền lực ở nước Mỹ hướng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 cần thoả thuận để giải quyết vấn đề với Trung Quốc chứ không phải duy trì bất hoà để rồi không giải quyết được vấn đề gì với quốc gia này và vì ông Tập Cận Bình cũng cần giảm xung khắc với Mỹ hơn là tiếp tục leo thang xung khắc với Mỹ.

Ở đây, không phải chuyện bên này sợ hay ngại bên kia mà là nhận thức là cuộc cạnh tranh chiến lược còn kéo dài và hiện tại chưa phải là trận đấu chung kết quyết định cuối cùng. Với chuyến thăm Triều Tiên ngay trước thời điểm có cuộc gặp ông Trump, ông Tập Cận Bình gây dựng thêm con chủ bài mới cho cuộc gặp tới đây với ông Trump bên cạnh những mục đích khác nữa.

Từ cách hành xử như thế của Mỹ và Trung Quốc có thể dự liệu được là cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình ở Osaka sẽ đạt được kết quả nhất định chứ không đến nỗi và không phải sẽ chẳng đạt được kết quả gì. Nhưng vì thời gian đàm phán trù bị không nhiều do cuộc gặp được thoả thuận và thu xếp có phần gấp gáp và vội vã, lại còn ở bên lề của một sự kiện khác nên kết quả của cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình ở Osaka sẽ không thể là thoả thuận lớn giúp hai bên giải quyết được mọi vấn đề đang đặt ra cho Mỹ và Trung Quốc mà sẽ chỉ có thể là một thoả thuận mang tính tình thế và nhất thời giống như thoả thuận hai người này đã có được hồi năm ngoái ở Argentina, đại loại như nhất trí về định hướng và lộ trình thời gian cho đàm phán thương mại tiếp, một vài cam kết mang tính nguyên tắc chung chung với nhau, hẹn hò gặp lại nhau... Cho dù chỉ được như vậy thôi thì cũng cần thiết và tích cực đối với cả hai bên.

my trung quoc rut cui day noi Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ thảo luận 'bất cứ điều gì họ muốn' tại thượng đỉnh G20

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thảo luận bất cứ điều gì họ muốn khi gặp nhau ...

my trung quoc rut cui day noi Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc tại Nhật Bản

Ngày 18/6, theo đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có cuộc gặp riêng với Chủ tịch ...

my trung quoc rut cui day noi Ông Tập Cận Bình khẳng định, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ “thua cuộc nếu quyết chiến”

Ngày 18/6, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi sự hợp tác ...

Dịch Dung

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động