Mỹ-Trung Quốc ‘so găng’ sản xuất vaccine ngừa Covid-19: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Hoàng Nam
Trung Quốc kiểm soát tốt dịch bệnh, rầm rộ triển khai "ngoại giao vaccine", nhưng tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 lại rất thấp. Trong khi đó, vaccine ngừa Covid-19 của Mỹ đã cho thấy tính hiệu quả và nước này đã có những điều chỉnh nhằm cải thiện hình ảnh quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Công bằng mà nói vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc và của Âu-Mỹ đều có hạn chế riêng, tất cả đều được vội vàng đưa ra thị trường trong vòng 1 năm. (Nguồn: Reuters)
Công bằng mà nói, vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc và của châu Âu-Mỹ đều có hạn chế riêng, tất cả đều được vội vàng đưa ra thị trường trong vòng 1 năm. (Nguồn: Reuters)

Những lời khen, chê

Ngày 26/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bắt đầu thẩm tra vaccine ngừa Covid-19 của hãng Sinopharm (Trung Quốc) làm cơ sở đưa ra quyết định có cho phép sử dụng hay không. Sắp tới, vaccine Sinovac của Trung Quốc cũng sẽ được thẩm tra.

Nhưng từ tháng 5/2020, Trung Quốc đã không ngừng nhấn mạnh rằng, vaccine ngừa Covid-19 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển "đứng hàng đầu thế giới".

Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh thậm chí còn cho rằng, vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc chiếm 4 vị trí đầu tiên trong danh sách 10 loại vaccine ngừa Covid-19 an toàn nhất thế giới.

Vấn đề là, trên phương diện vaccine ngừa Covid-19, chưa có tổ chức, chuyên gia hay tạp chí uy tín quốc tế nào thừa nhận vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới. WHO cũng chưa phê duyệt một loại vaccine ngừa Covid-19 nào do Trung Quốc nghiên cứu phát triển.

Vào mùa Hè năm ngoái, Trung Quốc chiếm tới 4 trong số 10 loại vaccine ngừa Covid-19 được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên thế giới, giúp gia tăng lòng tin của người dân trong nước.

Một phần nguyên nhân là do Mỹ và châu Âu áp dụng công nghệ vaccine mRNA thế hệ mới, không dựa vào việc nuôi cấy phát triển tế bào, tuy dễ dàng sản xuất hàng loạt, nhưng lại đối mặt với thách thức trong vấn đề bảo quản với độ lạnh sâu.

Trong khi đó, Trung Quốc phát triển vaccine ngừa Covid-19 dựa vào công nghệ bất hoạt truyền thống, tuy công nghệ hoàn thiện, nhưng việc nuôi cấy tế bào lại mất nhiều thời gian. Hơn nữa, Trung Quốc không có số lượng lớn người nhiễm bệnh để thử nghiệm, cho nên, nước này dần rơi vào thế bất lợi trong cuộc đua phát triển vaccine ngừa Covid-19.

Trong khi đó, hiệu quả của vaccine Pfizer và Modena do Mỹ nghiên cứu phát triển lên tới trên 95%. Đầu năm nay, vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer bị cáo buộc gây tử vong cho 29 người ở Na Uy và một số người dân Mỹ, nhưng kết quả điều tra sau này cho thấy chưa chắc nguyên nhân tử vong liên quan trực tiếp tới vaccine.

Tin liên quan
Trung Quốc: Sự trỗi dậy của ‘gã khổng lồ’ thương mại và vị thế thống trị đang bị lung lay Trung Quốc: Sự trỗi dậy của ‘gã khổng lồ’ thương mại và vị thế thống trị đang bị lung lay

Vẫn còn những nghi ngờ

Dù là vaccine 1 liều do hãng Johnson & Johnson của Mỹ phát triển hay vaccine AstraZeneca của Anh, đều đã xuất hiện hiện tượng đông máu, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng đối với một số trường hợp. Cũng như AstraZeneca, vaccine của Johnson & Johnson cũng đã bị đình chỉ tiêm nhiều ngày và chỉ mới được khôi phục vào ngày 23/4 vừa qua.

Đối với vaccine Trung Quốc thì sao? Báo cáo cho thấy, tại Hong Kong (Trung Quốc) có 3 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine Trung Quốc; 1 phụ nữ Hàn Quốc cũng tử vong sau khi tiêm vaccine ở Thượng Hải. Theo tin tức công khai, tới thượng tuần tháng 3/2021, số ca tử vong do nghi ngờ có liên quan tới 44 triệu mũi Sinovac đã được tiêm chủng cũng nên được xem xét.

Trung Quốc đã cung cấp vaccine ngừa Covid-19 cho 69 quốc gia mà tình hình dịch bệnh căng thẳng. Lãnh đạo một số nước như Indonesia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Jordan… đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc và khẳng định hiệu quả của nó.

Ông Kim Xán Vinh từng tuyên bố, vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc có hiệu quả 100%. Nhưng kết quả thử nghiệm ở Brazil cho thấy hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển chỉ đạt 50,4%.

Lãnh đạo các nước như Anh, Mỹ, Canada… đều đã công khai tiêm ngừa Covid-19 để gia tăng sự tin tưởng của người dân vào tác dụng phòng ngừa dịch bệnh của việc tiêm vaccine. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc tới nay vẫn chưa công khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 do nước này nghiên cứu phát triển.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc Cao Phúc thẳng thắn nói rằng, tác dụng của vaccine Trung Quốc "không quá lý tưởng". Theo ông Cao Phúc, việc WHO không chấp thuận vaccine Trung Quốc là điều dễ hiểu vì vaccine Trung Quốc vẫn còn thiếu dữ liệu thử nghiệm giai đoạn ba.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc và của châu Âu-Mỹ đều có hạn chế riêng, bởi trong tình huống khẩn, tất cả đều được rút ngắn giai đoạn, vội vàng đưa ra thị trường trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, theo tờ Tin tức Thế giới, về mặt hiệu quả, chắc chắn vaccine của Mỹ và Anh vượt qua vaccine của Trung Quốc.

Cho tới nay, tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 ở Trung Quốc chỉ đạt khoảng 4%, tới khi nước ngoài có miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm ngừa đạt 60-70%, Trung Quốc sẽ gặp nguy hiểm, bởi bất cứ bệnh dịch nào cũng có thể trở lại gây ra rắc rối lớn.

Có người nói, năm 2020 Mỹ thua Trung Quốc là thua ở việc chống dịch, nhưng giờ đây Mỹ đã thắng Trung Quốc về hiệu quả vaccine mang lại, tỷ lệ tiêm ngừa và khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng.

Trung Quốc sử dụng "ngoại giao vaccine" để tăng cường vị thế, nhưng Mỹ cũng đã có những thay đổi, khi Nhà Trắng mới đây quyết định trong vòng 2 tháng, sẽ chia sẻ khoảng 60 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca đã mua, nhưng chưa cần dùng đến cho thế giới, sau khi hoàn tất đánh giá an toàn. Chắc chắn, hình ảnh quốc tế của Mỹ sẽ được cải thiện sau động thái này.

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Joe Biden 'mượn' Trung Quốc làm 'con bài' hàn gắn nội bộ nước Mỹ và đoàn kết đồng minh
Covid-19 đánh cắp tương lai của thế hệ trẻ
Sinh viên Trung Quốc, Iran và một số quốc gia được miễn lệnh cấm nhập cảnh Mỹ
Trung Quốc: Sự trỗi dậy của ‘gã khổng lồ’ thương mại và vị thế thống trị đang bị lung lay
Cùng góp mặt trong 2 'siêu Hiệp định' CPTPP và RCEP, Mỹ-Trung Quốc sẽ được và mất gì?
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Viễn cảnh 'Trân Châu Cảng trong không gian' liệu có thành hiện thực?
Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung sắp bước vào 10 năm then chốt
Thông qua Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược, lưỡng đảng Mỹ liên thủ đối phó Trung Quốc
(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động