Mỹ trước xung đột Israel-Hamas: Ngoại trưởng họp xuyên đêm ở thực địa, Bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố gửi tàu sân bay, kêu gọi ngừng bắn

Vy Anh
Mỹ tiếp tục phải 'đau đầu' với tình hình xung đột Israel-Hamas leo thang. Ngay lập tức Washington đã có những động thái về ngoại giao và quân đội tại khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ trước xung đột Israel-Hamas: Ngoại trưởng họp xuyên đêm ở thực địa, Bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố gửi nhóm tàu sân bay, chân thành kêu gọi ngừng bắ
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi đang thảo luận về xung đột Israel-Hamas đã phải xuống hầm trú ẩn khi báo động không kích vang lên ở Tel Aviv ngày 16/10. (Nguồn: AFP)

Khẳng định cam kết với Israel

Mỹ đã triển khai tàu sân bay thứ hai tới Địa Trung Hải trước tình hình xung đột Hamas-Israel leo thang, người dân Gaza chạy trốn về phía Nam để tránh cuộc tấn công mà Israel sắp tiến hành trên bộ nhằm đáp trả chiến dịch Hamas hồi tuần trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cuối ngày 14/10 nói rằng sự hiện diện của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Eisenhower ở phía Đông Địa Trung Hải báo hiệu “cam kết vững chắc của Washington đối với an ninh của Israel và quyết tâm ngăn chặn bất kỳ chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước nào tìm cách leo thang cuộc xung đột”.

Ông Lloyd Austin cũng nhấn mạnh thêm rằng việc USS Eisenhower tham gia cùng nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ford đến khu vực là “một phần trong nỗ lực ngăn chặn các hành động thù địch chống lại Israel".

Trong một đoạn băng ghi hình được Văn phòng Thủ tướng công bố ngày 14/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố với lực lượng quân đội tập trung ở miền Nam Israel rằng họ chuẩn bị bước vào “giai đoạn tiếp theo”. Quân đội Israel tối cùng ngày thông báo rằng đang chuẩn bị “chiến dịch quan trọng trên bộ”.

Đối với 2,3 triệu cư dân Gaza, họ có rất ít lựa chọn để tìm kiếm sự an toàn sau lệnh sơ tán khỏi khu vực phía Bắc vùng đất này. Người dân đã cạn kiệt lương thực, nước uống, nhiên liệu và vật tư y tế, đồng thời phải đối mặt với nguy cơ đổ máu và khổ đau leo thang nghiêm trọng nếu giao tranh ngày càng gia tăng.

Một số lo sợ họ sẽ thiệt mạng trên đường chạy trốn về phía Nam. Một đoàn xe sơ tán dân sự đã bị đánh bom trên đường Salah-al-Di vào chiều 13/10, khiến 70 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, thiệt mạng. Điều đáng nói là con đường này chính là nơi Israel tuyên bố an toàn chưa đầy một giờ sau đó.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên án việc Israel ra lệnh sơ tán 22 bệnh viện ở phía Bắc Gaza, nơi đang điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân nội trú. Tổ chức này cho biết việc sơ tán “có thể tương đương với bản án tử hình” đối với nhiều bệnh nhân như trẻ sơ sinh trong lồng ấp và những người được chăm sóc đặc biệt.

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths cảnh báo tình hình nhân đạo ở Gaza đang “nhanh chóng trở nên không thể giải quyết”.

Lệnh sơ tán của Israel bao trùm khu vực 1,1 triệu cư dân, tương đương khoảng một nửa dân số lãnh thổ này. Quân đội Israel cho biết “hàng trăm nghìn” người Palestine đã tiến về phía Nam, cho phép người Palestine thời hạn 6 giờ, kết thúc vào chiều 14/10, để đi lại an toàn trong Gaza dọc theo hai tuyến đường chính.

Cùng ngày, nhà lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh khẳng định trong bài phát biểu trên truyền hình rằng “sẽ không có làn sóng di cư từ Gaza đến Ai Cập” sau lệnh sơ tán của Israel, tuyên bố Ai Cập “hoan nghênh người dân Palestine, nhưng đây không phải là di cư hay tị nạn”.

Nhà lãnh đạo Hamas Haniyeh đã gặp Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian tại Doha (Qatar) trong ngày 14/10, và Hamas sau đó cho biết hai bên đã đồng ý tiếp tục hợp tác để đạt được các mục tiêu của lực lượng này.

Hỗ trợ nhân đạo - ưu tiên hàng đầu

Cuộc tấn công Hamas ngày 7/10, khiến khoảng 1.300 người Israel thiệt mạng, đã kích động các chiến dịch trả đũa suốt tuần qua của Israel nhằm vào Gaza. Ngày 15/10, các quan chức y tế tại khu vực cho biết đã có hơn 2.300 người Palestine thiệt mạng và hơn 9.700 người bị thương.

Các chuyến bay viện trợ đã đến bán đảo Sinai của Ai Cập với hàng cứu trợ cho Gaza, trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao nhằm mở các hành lang nhân đạo vào vùng đất này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ đang tìm kiếm thỏa thuận về việc thiết lập các tuyến viện trợ và vùng an toàn.

Tuy vậy, mọi chuyện tính đến cuối tuần qua vẫn khá mờ mịt.

Ai Cập kiểm soát cửa khẩu biên giới Rafah vào Gaza, song theo thỏa thuận giữa Israel và Ai Cập sau khi Hamas nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Gaza vào năm 2007, hàng hóa từ phía Nam muốn qua cửa khẩu này cần có sự chấp thuận của Israel. Sau các cuộc tấn công từ Hamas, Israel đã cắt điện và nước trong khu vực.

Theo tin từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong ngày 14/10, “khẳng định ủng hộ mọi nỗ lực bảo vệ người dân”, nhưng không đề cập cụ thể đến Gaza.

Thông báo có đoạn: “Tổng thống Biden đã thảo luận với Thủ tướng Netanyahu về việc phối hợp của Mỹ với Liên hợp quốc, Ai Cập, Jordan, Israel và các quốc gia khác trong khu vực để đảm bảo người dân được tiếp cận với nước, thực phẩm và chăm sóc y tế”.

Tổng thống Biden cũng đã nói chuyện với lãnh đạo Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra một tuần trước. Theo một tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Biden cam kết về việc “ủng hộ hoàn toàn” Chính quyền Palestine để nỗ lực hỗ trợ nhân đạo cho người Palestine, “đặc biệt là ở Gaza”.

Hiện nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có mặt ở khu vực để tìm cách đảm bảo việc thả 126 con tin mà Israel cho rằng đã bị Hamas bắt và đưa trở lại Gaza, đồng thời ngăn chặn xung đột lan rộng. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và các quan chức Israel ngày 16/10 đã họp xuyên đêm để bàn về cuộc xung đột hiện nay giữa Israel và Hamas. Đây là chuyến thăm Israel lần thứ 2 của ông trong vòng chưa đầy một tuần.

Cuộc họp tiếp diễn bất chấp có lúc bị gián đoạn bởi còi báo động tấn công. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller, Ngoại trưởng Blinken, Thủ tướng Netanyahu và các quan chức khác buộc phải xuống hầm tránh bom khoảng 5 phút khi có còi báo động. Sau đó, họ tiếp tục quay trở lại cuộc họp.

Hiện chi tiết nội dung cuộc họp chưa được công bố, song một số nhà quan sát cho rằng Washington có thể đang tìm cách thuyết phục Israel ngừng bắn, tạo điều kiện để mở cửa khẩu Rafah ở biên giới Ai Cập - Gaza, cho phép hàng viện trợ vào Gaza. Hai bên cũng có thể thảo luận về những hỗ trợ bổ sung của Mỹ dành cho Israel.

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow quyết bao vây toàn thành phố Bakhmut, Đức bình luận về tuyên bố của Balan, Mỹ lo Trung Quốc thành 'nhà kiến tạo hòa bình'

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow quyết bao vây toàn thành phố Bakhmut, Đức bình luận về tuyên bố của Balan, Mỹ lo Trung Quốc thành 'nhà kiến tạo hòa bình'

Ngày 17/3, Tư lệnh Bộ binh Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết các lực lượng Nga đang tìm cách vượt qua lớp phòng ngự của ...

Một bộ trưởng tuyên bố Israel 'không phải ngôi sao trên quốc kỳ Mỹ', Thủ tướng Netanyahu nói gì?

Một bộ trưởng tuyên bố Israel 'không phải ngôi sao trên quốc kỳ Mỹ', Thủ tướng Netanyahu nói gì?

Ngày 29/3, Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia Israel Itamar Ben-Gvir tuyên bố, Mỹ cần phải hiểu rằng Israel là một quốc gia độc ...

Xung đột Nga-Ukraine: Lý do Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov bị thay thế, 'chiến dịch drone', Moscow phá hủy 4 tàu quân sự cao tốc do Mỹ sản xuất

Xung đột Nga-Ukraine: Lý do Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov bị thay thế, 'chiến dịch drone', Moscow phá hủy 4 tàu quân sự cao tốc do Mỹ sản xuất

Ukraine 'chốt' thay Bộ trưởng Quốc phòng giữa lúc “các cuộc tấn công drone” ngày càng nóng và kêu gọi cần có những cách tiếp ...

Xung đột Israel-Hamas: Loạt tên lửa mới dội về Tel Aviv, tàu sân bay thứ hai của Mỹ tới Địa Trung Hải, Nam Phi muốn làm trung gian hoà giải

Xung đột Israel-Hamas: Loạt tên lửa mới dội về Tel Aviv, tàu sân bay thứ hai của Mỹ tới Địa Trung Hải, Nam Phi muốn làm trung gian hoà giải

Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), sau khoảng 10 tiếng tạm ngưng, nhiều tên lửa lại tiếp tục tấn công nhằm vào thành phố ...

Xung đột Israel - Hamas: Lá bài mặc cả và kịch bản nào cho xung đột?

Xung đột Israel - Hamas: Lá bài mặc cả và kịch bản nào cho xung đột?

Cuộc tấn công của Phong trào Hamas vào Israel đã tạo ra một chấn động lớn, liệu Hamas đang cố tình 'lấy trứng chọi đá' ...

(theo the Guardian)

Bài viết cùng chủ đề

Xung đột Israel-Hamas

Đọc thêm

Xe điện Trung Quốc vào châu Âu: Bước tiến khó cản

Xe điện Trung Quốc vào châu Âu: Bước tiến khó cản

Phản bác chỉ trích của phương Tây về chiến lược công nghiệp của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Cường nói rằng xuất khẩu của nước này mang lại lợi ích ...
Hơn 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Hơn 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Chiều nay (26/6), hơn 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.
WEF Đại Liên: Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Mỹ

WEF Đại Liên: Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Mỹ

Một quan chức hàng đầu Trung Quốc về thương mại cho biết, bất chấp căng thẳng kinh tế, các rào cản thương mại, Trung Quốc sẽ không bao giờ từ ...
Australia hỗ trợ ngành cảng Việt Nam đi đúng hướng

Australia hỗ trợ ngành cảng Việt Nam đi đúng hướng

Australia hỗ trợ Việt Nam dự báo về nhu cầu của ngành cảng trong vòng 5 năm tới cũng như nhu cầu của ngành logisctics trong vòng 3 năm tới.
Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên biết người đưa Đông về nhà là ai...

Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên biết người đưa Đông về nhà là ai...

Những nẻo đường gần xa tập 23, Yên biết chuyện Vinh là người đưa Đông về nhà, Bảo tham gia lớp học làm giàu.
Cần đấu tranh bóc gỡ thông tin xấu độc trên không gian mạng

Cần đấu tranh bóc gỡ thông tin xấu độc trên không gian mạng

Bảo vệ các giá trị văn hóa của đất nước giờ đây khó khăn nhất là trên không gian mạng chứ không phải trên không gian báo chí truyền thống.
Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Hàn Quốc chưa cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân "vào lúc này", vì Mỹ đã đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh.
Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Các thành viên EU đã chấp thuận một thỏa thuận về những đảm bảo an ninh cho Ukraine và hai bên sẽ ký kết vào ngày 27/6.
Quốc gia thứ 2 trên thế giới bổ nhiệm Đại sứ tại Afghanistan từ khi Taliban kiểm soát

Quốc gia thứ 2 trên thế giới bổ nhiệm Đại sứ tại Afghanistan từ khi Taliban kiểm soát

Mỹ đã đưa ra bình luận về quyết định của Nicaragua bổ nhiệm Đại sứ ở Afghanistan, hiện đang do Taliban kiểm soát.
Thái Lan: Gần 3.000 ứng cử viên tiến hành vòng bỏ phiếu cuối cùng bầu Thượng viện khóa mới

Thái Lan: Gần 3.000 ứng cử viên tiến hành vòng bỏ phiếu cuối cùng bầu Thượng viện khóa mới

Gần 3.000 ứng cử viên thượng nghị sĩ từ 20 nhóm ngành nghề đã tiến hành bỏ phiếu để bầu ra 200 thành viên Thượng viện nhiệm kỳ 2024-2029.
Trung Quốc coi năng lượng xanh là 'chìa khóa' để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Trung Quốc coi năng lượng xanh là 'chìa khóa' để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đặc phái viên của Trung Quốc về biến đổi khí hậu khẳng định, năng lực sản xuất rộng lớn của nước này giúp thế giới tăng tốc áp dụng năng lượng xanh.
Triều Tiên phóng tên lửa: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệp tập họp khẩn, Mỹ-Nhật-Hàn phản ứng

Triều Tiên phóng tên lửa: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệp tập họp khẩn, Mỹ-Nhật-Hàn phản ứng

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệu tập một cuộc họp đánh giá tình hình an ninh để thảo luận vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Phiên bản di động