Chính quyền Mỹ tuyên bố áp dụng thuế 10% đối với máy bay Airbus do EU sản xuất và 25% đối với nhiều mặt hàng của khối này. (Nguồn: Weibo) |
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết vào ngày 2/10 rằng, Mỹ có thể “nhắm” mục tiêu vào hàng hóa từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), vì khối này đã không tuân thủ phán quyết có liên quan đến trợ cấp của chính phủ cho máy bay Airbus.
Ngay sau đó, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với hàng hóa trị giá 7,5 tỷ USD của EU, bao gồm 10% đối với các máy bay Airbus và 25% đối với nhiều mặt hàng của khối này
Theo đó, phần lớn mức thuế quan mới sẽ được áp cho hàng nhập khẩu từ Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh - bốn trong số năm nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Tranh chấp máy bay, thực phẩm "dính đạn"
Đây là diễn biến mới nhất trong vụ kiện kéo dài 15 năm giữa nhà sản xuất máy bay Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ xung quanh vấn đề trợ cấp chính phủ, được coi là “lần trả đũa” gây thiệt hại nhất của WTO.
Karen Betts, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Whisky Scotchland (Anh) cho biết, Mỹ là thị trường lớn nhất và có giá trị nhất của Anh. Năm 2018, hơn 1 tỷ USD hàng hóa của Whisky Scotchland đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới khoảng 2% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ. Bên cạnh đó, mức thuế quan này có thể “giáng” một đòn mạnh vào tỷ lệ việc làm ở Scotchland.
Theo Ủy ban các công ty rượu vang châu Âu (CEEV), Mỹ là thị trường xuất khẩu sinh lợi nhất cho rượu vang EU. Tổng cộng khoảng 3,76 tỷ Euro hàng xuất khẩu (khoảng 4,1 tỷ USD) trong năm 2018 đến từ các quốc gia bị Mỹ áp thuế quan ngày 18/10, cụ thể là Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh.
Tổng thư ký Hiệp hội sữa châu Âu Alexander Anton nhận thấy, không có bất kỳ lý do nào để khiến ngũ cốc, rượu vang, phomai, olive... phải "trả tiền" cho vụ tranh chấp máy bay Airbus.
Tổng thư ký CEEV Ignacio Sánchez Recarte cũng kêu gọi các tổ chức EU bồi thường cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Ông này cho rằng, vụ tranh chấp thương mại Airbus giữa Mỹ và EU là "tranh chấp thương mại không tương xứng" đối với các lĩnh vực khác.
Bob Bauer, Chủ tịch Hiệp hội các ngành công nghiệp thực phẩm có trụ sở tại New Jersey - một tiểu bang nhỏ của Mỹ, đại diện cho khoảng 1.000 nhà nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm trên toàn thế giới cho rằng, các thành viên của hiệp hội đang bức xúc khi ngành thực phẩm bị "dính đạn" bởi tranh chấp về trợ cấp máy bay.
Người đứng đầu Liên đoàn Công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống Tây Ban Nha Mauricio García de Quevedo bày tỏ quan điểm, mức thuế mới của Mỹ sẽ khiến các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống khó có thể cạnh tranh quốc tế. Mỹ là khách hàng thực phẩm và đồ uống lớn thứ hai của khu vực Tây Ban Nha sau EU. Lĩnh vực này đã xuất khẩu 1,9 tỷ USD (khoảng 1,7 tỷ Euro) vào năm 2018.
"Mức thuế này là hoàn toàn không công bằng. Một lần nữa, ngành nông nghiệp Mỹ lại phải trả tiền cho thương vụ tranh chấp thương mại của Tổng thống Trump", ông Mauricio García de Quevedo nhấn mạnh.
Một cuộc chiến thương mại mới?
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Daniel Rosario cho biết, EU rất tiếc về quyết định của Mỹ và cũng sẽ không "ngồi yên chịu trận". "Nếu Mỹ tiếp tục áp dụng các biện pháp đối phó thì EU sẽ phải làm điều tương tự", ông Daniel Rosario nói.
sẽ "đánh" vào người tiêu dùng, các công ty Mỹ và khiến những nỗ lực hướng tới một thỏa thuận thương lượng trở nên phức tạp hơn.
Một nhóm các nhà nhập khẩu, bán buôn và phân phối rượu của Mỹ đã công bố một bức thư ngỏ kêu gọi Chính quyền nước này chấm dứt thuế quan với EU. Họ nói rằng, thuế quan đối với rượu vang sẽ ảnh hưởng đến gần 3,4 tỷ USD hàng nhập khẩu và ảnh hưởng tới khoảng 13.000 việc làm ở Mỹ, bao gồm cả tài xế xe tải và nhân viên pha chế.
Ngoài ra, mức thuế quan mới đang làm gia tăng sự không chắc chắn cho nền kinh tế toàn cầu, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tranh chấp thương mại và công nghệ giữa Mỹ với Trung Quốc.
Nền kinh tế Mỹ và EU có quan hệ chặt chẽ hơn Mỹ và Trung Quốc. Tổng đầu tư của Mỹ vào EU cao gấp ba lần so với tất cả đầu tư của Mỹ vào châu Á. Đầu tư của EU vào Mỹ gấp tám lần đầu tư vào Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại. Mỹ và EU chiếm khoảng một nửa nền kinh tế thế giới. Chính vì thế, những động thái đối phó lẫn nhau sẽ chỉ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và công dân ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đe dọa sẽ áp thuế đối với ô tô châu Âu - một lĩnh vực công nghiệp khổng lồ ở Đức. Giới quan sát lo ngại rằng, sự leo thang giữa hai bên trong tuần này sẽ khiến lời đe dọa của Tổng thống Trump thành hiện thực và động thái này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại mới.