Back to E-magazine
e magazine
17:22 | 26/12/2021
Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động

17:22 | 26/12/2021

Năm 1991 là một trong những năm có nhiều biến động quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 cũng như triển khai chính sách đối ngoại của ta...
1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động

Năm 1991 là một trong những năm có nhiều biến động quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 cũng như triển khai chính sách đối ngoại của ta...

___________________________________

Báo Thế giới & Việt Nam phỏng vấn Đại sứ Hà Huy Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nhân tham dự Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên và Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 (HNNG-31) từ 14-18/12/2021.

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Đại sứ Hà Huy Thông chia sẻ với phóng viên Thế giới & Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Năm 2021 là dịp năm chẵn của nhiều sự kiện. Vậy sự kiện nào đọng lại nhiều cảm xúc với Đại sứ?

2021 không phải năm chẵn, nhưng là dịp năm chẵn của nhiều sự kiện. Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1/7/1921-2021). Mỹ kỷ niệm 245 năm lập quốc (4/7/1776-2021), rồi tưởng nhớ 80 năm vụ tấn công Trân Châu Cảng (7/12/1941-2021), 20 năm sau cuộc khủng bố (11/9/2001-2021)…. Nga nhìn lại 30 năm sau khi Liên Xô tan rã (26/12/1991-2021), được coi là “thảm hoạ địa chính trị lớn nhất thế kỷ XX”, dẫn đến sự ra đời của nước Nga mới. Việt Nam kỷ niệm 110 năm Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-2021), bôn ba tới hơn 30 nước, để rồi trở về nước đúng 30 năm sau (28/1/1941-2021), dự Hội nghị Trung ương 8 (Khoá II, tháng 5/1941), xử lý hài hoà giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, đề ra phương hướng xây dựng một nước dân chủ mới, thể hiện trong Bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), đặt tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”, ra bản Hiến pháp đầu tiên, thể hiện kết tinh nhiều tinh hoa nhân loại, mà năm nay tròn 75 năm (9/11/1946-2021)…

Về đối ngoại, 2021 cũng là tròn 30 năm ta lần đầu tiên đưa ra đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, làm bạn với các nước vì hoà bình, hợp tác và phát triển; 30 năm tham gia ký Hiệp định về hoà bình ở Campuchia; 30 năm bình thường hoá quan hệ Việt - Trung; 30 năm sau vòng đàm phán đầu tiên bình thường hoá quan hệ với Mỹ; 30 năm Việt Nam công nhận nước Nga mới thừa kế Liên Xô…

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động

1991 với nhiều biến động quốc tế tác động mạnh môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Là người trải qua những ngày tháng ấy, xin Đại sứ chia sẻ lại các sự kiện này, tác động của chúng tới môi trường phát triển của Việt Nam lúc bấy giờ?

1991 là một trong những năm có nhiều biến động quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 cũng như triển khai chính sách đối ngoại của ta.

Đầu những năm 1970, quan hệ Mỹ - Xô - Trung đi vào hoà dịu. Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách, chuyển từ lấy đấu tranh giai cấp làm trọng tâm sang tập trung phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế thị trường với đặc điểm của Trung Quốc, thúc đẩy hơn, rồi lập quan hệ ngoại giao với Mỹ đầu 1979.

Từ 1985, Liên Xô cũng bắt đầu cải tổ, đẩy mạnh hơn quan hệ với Mỹ và Phương Tây.

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ (9/11/1989), Xô - Mỹ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ở Malta (2-3/12/1989) được coi là một trong những cuộc gặp cấp cao quan trọng nhất kể từ 1945 và là “lời tuyên bố kết thúc Chiến tranh lạnh”, cùng việc thay đổi chế độ ở nhiều nước ở Đông Âu và thuộc Liên Xô cũ sau đó.

Khi Chiến tranh lạnh cùng cục diện hai cực Mỹ-Xô kết thúc, xuất hiện nhiều khái niệm mới về cục diện thế giới như: “đơn cực”, “đa cực”, “đa trung tâm quyền lực”, “nhất siêu, đa cường”, “Một cường quốc hàng đầu giữa nhiều cường quốc ngang nhau”… Nội bộ Mỹ có nhiều tranh luận và dự báo Nhật hay Trung Quốc sẽ là thách thức lớn hơn hậu Chiến tranh lạnh….

1991 chứng kiến nhiều biến động quốc tế đáng chú ý, mở đầu với “Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất” (từ 17/1 -28/2/1991), khi 35 nước do Mỹ lãnh đạo tấn công Iraq, sau khi chính quyền của ông Saddam Hussein tấn công Kuwait. Đây được coi là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất đầu tiên sau Chiến tranh lạnh. Song quan trọng hơn, sự kiện này cho thấy tuy Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng thế giới trở nên phức tạp và khó dự báo hơn, xuất hiện khái niệm về cục diện thế giới, “sự va chạm giữa các nền văn minh” (từ 1993)….

Trong khi vừa hợp tác vừa đấu tranh khi quá độ kết thúc Chiến tranh lạnh, các nước lớn thúc đẩy giải quyết các cuộc xung đột khu vực, trong đó có cái gọi là “Vấn đề Campuchia” lúc đó đang là cớ của một số nước để bao vây cấm vận, cản trở quan hệ với Việt Nam từ năm 1979, nhưng cũng ngày càng được quốc tế hoá với sự tham gia của nhiều nước.

Đến giữa tháng 9/1991, 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) là Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh và Pháp (gọi tắt là P-5) đã đạt Thỏa thuận khung về giải pháp cho vấn đề Campuchia, được các bên Campuchia và các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cơ bản chấp nhận.

Biến động lớn cuối cùng của năm 1991 là ngày 26/12, Hội đồng tối cao Xô viết tuyên bố tôn trọng quyền tự quyết của các nước cộng hoà thành viên, sau gần 70 năm (1922-1991) tồn tại.

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động
Hội đồng tối cao Soviet bỏ phiếu ngày 26/12 chính thức tuyên bố tôn trọng quyền tự quyết của các nước cộng hoà thành viên và giải thể sau 70 năm tồn tại. (Nguồn: RIA Novosti)

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động

Vậy ta đã làm gì để đối phó với những biến động này?

Đại hội Đảng lần thứ VI (ĐHĐ-VI) năm 1986 đã phát động công cuộc đổi mới toàn diện, trước hết về đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Chỉ một năm rưỡi sau, ngày 20/5/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 13/NQ-TW về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, nhấn mạnh hơn lợi ích quốc gia - dân tộc, tập trung phát triển kinh tế, phá bao vây cấm vận… Nếu như Đại hội Đảng lần thứ VI (ĐHĐ-VI) là khởi đầu cho đổi mới toàn diện, thì có thể coi Nghị quyết 13 (khóa VI) cụ thể hoá đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng ta, rồi được phát triển đầy đủ hơn trong văn kiện ĐHĐ-VII (24 – 27/6/1991). Đó là “nhạy bén nhận thức được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong cục diện thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trên thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”, “chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”, “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.

Trên tinh thần đó, để triển khai chủ trương đối ngoại mới, ta tham gia cùng các nước tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia, bị nhiều nước dùng để bao vây, cấm vận Việt Nam. Sự điều chỉnh thích ứng nhanh chóng đã đem lại kết quả cụ thể, trên cơ sở đảm bảo an ninh và chủ quyền của Việt Nam cũng như tôn trọng độc lập, chủ quyền của Campuchia.

Ngày 23/10/1991, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị quốc tế về Campuchia tại Paris với sự tham gia của 19 nước và LHQ, tiến hành ký kết Hiệp định Paris về hòa bình ở Campuchia, dẫn đến việc triển khai sứ mệnh gìn giữ hòa bình đầu tiên của LHQ sau Chiến tranh Lạnh.

Việc giải quyết vấn đề Campuchia là bước đột phá tháo gỡ bế tắc, đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nhiều nước, mở ra cánh cửa để Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế sau này.

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ và các thành viên phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị quốc tế về Campuchia tại Paris, Pháp năm 1991. (Nguồn: Sách ảnh 65 năm ngoại giao Việt Nam 1945-2010).

Về quan hệ với một nước Campuchia mới, chịu tác động trực tiếp nhất của Hiệp định, khi trả lời phỏng vấn hãng RFI (Pháp), ngày 20/10/1991 - ba ngày trước khi Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ (từ năm 1987 được giao phụ trách vấn đề Campuchia) đã khẳng định: “Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của Campuchia… Quan hệ của Việt Nam với Campuchia sau tổng tuyển cử và có chính phủ mới sẽ vẫn là quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác, vì lợi ích chung của cả hai bên, vì cả hai dân tộc đều cần có hòa bình, đều cần xây dựng lại đất nước, nhanh chóng theo kịp các nước khác trong khu vực”.

Sau này nhớ lại, ông cho rằng: Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, ta đã cùng ký Hiệp định Paris về hoà bình ở Campuchia ngày 23/10/1991; Nếu để chậm đến sau khi Liên Xô sụp đổ sau đó mấy tuần, tình hình sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Về quan hệ với ASEAN, chỉ hai ngày sau khi 5 nước thường trực HĐBA LHQ, các nước liên quan và các bên Campuchia thống nhất cơ bản về Hiệp định khung về Campuchia (ngày 14/9/1991), thì ngày 16/9/1991, Việt Nam đã nộp đơn xin tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Từ ngày 24/10-1/11/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) Võ Văn Kiệt đã thăm hữu nghị chính thức Indonesia, Thái Lan và Singapore, cải thiện quan hệ với các nước khu vực, tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam tiến tới ký Hiệp ước Bali trở thành quan sát viên của ASEAN (tháng 7/1992), rồi gia nhập ASEAN (ngày 28/7/1995), mở ra một giai đoạn mới trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Giải pháp cho vấn đề Campuchia tạo môi trường quốc tế quan trọng cho bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Ngày 5-10/11/1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt đã thăm Trung Quốc, chính thức bình thường hoá quan hệ Việt - Trung.

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động
Tổng Bí thư Đỗ Mười bắt tay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân ngày 6/11/1991. (Nguồn: TTXVN)

Về quan hệ với Mỹ, sau cuộc gặp giữa Phó Chủ tịch HĐBT kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Mỹ James Baker III ngày 29/9/1990 - là cuộc gặp cấp cao nhất giữa Việt Nam và Mỹ kể từ sau Hiệp định Paris (27/1/1973) khôi phục hoà bình ở Việt Nam, Mỹ bắt đầu nới lỏng quan hệ với Việt Nam. Ngày 9/4/1991, Mỹ đưa ra “Lộ trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam”. Ngày 30/7/1991, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Richard Solomon đã thảo luận vấn đề này tại Bangkok (Thái Lan).

Việc vấn đề Campuchia được giải quyết cuối tháng 10/1991 đã tháo gỡ một nút thắt quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Cùng ngày 23/10/1991 ký Hiệp định Paris về hoà bình tại Campuchia, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Ngoại trưởng Mỹ James Baker III đã trao đổi về bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ đã khẳng định rằng bầu không khí hòa giải tại Campuchia mở đường cho xây dựng lại quan hệ song phương Việt-Mỹ. Ngày 11/11, Mỹ đã cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo và doanh nhân thăm Việt Nam.

Nhận lời mời của phía Mỹ, ngày 21/11/1991, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Mai dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Mỹ, cùng Trợ lý Ngoại trưởng Richard Solomon tham dự vòng đàm phán đầu tiên về bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Mỹ James Baker tại New York, ngày 29/9/1990. (Ảnh tư liệu)

Ngay sau đó, Mỹ lần lượt nới lỏng cấm vận Việt Nam về đi du lịch Việt Nam, bỏ hạn chế cán bộ ngoại giao Việt Nam tại LHQ đi lại trên đất Mỹ (tháng 12/1991). Cũng trong tháng 12/2991, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quyết định sẽ viện trợ cho Việt Nam từ năm 1992 sau 13 năm. Tiếp theo, Mỹ bỏ hạn chế về viễn thông giữa hai nước từ 1992, không phản đối Việt Nam giải quyết nợ cũ (từ tháng 7/1993), mở đường cho Việt Nam vay của các tổ chức tài chính quốc tế (như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF… Ngày 3/2/1994, Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận và lập quan hệ với Việt Nam ở cấp Cơ quan liên lạc trước khi nâng lên Đại sứ quán từ ngày 12/7/1995.

Với Nga, chỉ một ngày sau khi Hội đồng tối cao Xô viết tuyên bố (ngày 26/12/1991) tôn trọng quyền tự quyết của các nước cộng hoà thành viên sau gần 70 năm tồn tại, ngày 27/12, Việt Nam đã nhanh chóng công nhận Nga là nước thừa kế hợp pháp của Liên Xô, đồng thời tiếp tục duy trì, củng cố và mở rộng quan hệ với chính quyền mới.

Có thể thấy, đường lối đối ngoại “đa dạng hoá, đa phương hoá, làm bạn với các nước vì hoà bình, hợp tác và phát triển” do ĐHĐ-VII (1991) đóng vai trò then chốt, mở rộng quan hệ đối ngoại của ta đầu những năm 1990, tạo ra đợt thiết lập quan hệ ngoại giao mới với hàng chục nước như các đợt đầu năm 1950, sau Hiệp định Geneva về Đông Dương (1954), Hiệp định Paris về Việt Nam (1973) và kết thúc chiến tranh (1975), góp phần tạo cho ta một môi trường an ninh và phát triển thuận lợi để ta tiếp tục đổi mới sau Chiến tranh lạnh.

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai (giữa), Đại sứ Hà Huy Thông (đứng sau) và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Richard Solomon (ngoài cùng bên phải) dự đàm phán vòng đầu tiên về bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ ở New York, Mỹ ngày 21/11/1991. (Ảnh tư liệu)

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động

Chứng kiến năm 1991 đầy biến động ấy, Đại sứ chia sẻ cảm nhận của mình về giai đoạn này.

Tôi có chỉ có mấy suy nghĩ.

Thứ nhất, Đảng phát động công cuộc đổi mới (1986) xuất phát từ đòi hỏi thực tế trong nước và biến đổi nhanh chóng trên thế giới những năm 1980s, rồi thông qua Nghị quyết 13/NQ-TW (ngày 20/5/1988), được nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá cao cho rằng Việt Nam dùng “mô hình thực tế” để hoá giải các thách thức trong hoàn cảnh mới.

Thứ hai, những thành tựu bước đầu của đổi mới và thúc đẩy đối ngoại (1986-1991) đã giúp giảm nhẹ tác động tiêu cực, bất lợi khi Liên Xô tan rã… và tạo cơ sở để ĐHĐ-VII (tháng 6/1991) phát triển thành đường lối đối ngoại “đa phương hoá, đa dạng hoá, làm bạn với các nước vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

Thứ ba, việc triển khai đường lối và chính đối ngoại trong 1991 kế thừa nhiều bài học ngoại giao từ năm 1945), rồi kết hợp giữa ngoại giao song phương truyền thống, nhất là với các nước láng giềng và các nước lớn, và ngoại giao đa phương, nhất là ASEAN và LHQ, linh hoạt nhưng quyết đoán vào thời điểm bước ngoặt, thích ứng với thực tế và xu thế mới. Các ngoại giao truyền thống - song phương thích hợp góp phần đưa đến Hội nghị quốc tế về hoà bình ở Campuchia. Rồi, việc ký kết Hiệp định hoà bình về Campuchia (23/10/1991) đã tác động thúc đẩy các quan hệ song phương và các diễn đàn ngoại giao đa phương khác (như ASEAN, LHQ…).

Cuối cùng, nhưng là cái gốc, trở lại vấn đề “bất biến” là lợi ích quốc gia-dân tộc” đã được nêu ra ngay từ năm 1945. Trong Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945, Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã khẳng định rằng “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”. Mọi chủ trương, chính sách cần lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất.

Nếu tình hình thế giới năm 1991, rồi đến nay vẫn luôn biến động. Để đối phó với “vạn biến” này, cần căn cứ vào lợi ích quốc gia - dân tộc là “bất biến”.

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động
Nguyên Lãnh đạo và đồng nghiệp cũ của Bộ Ngoại giao bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Năm 1991: Thích ứng đúng lúc trước biến động

Đại sứ nghĩ sao khi Đại hội Đảng lần thứ XIII coi Ngoại giao là tiên phong?

Tôi có 2 cảm nhận.

Thứ nhất, đánh giá này thể hiện nhận thức mới về ngành ngoại giao nói riêng và công tác đối ngoại nói chung ở cả trung ương và địa phương. Đánh giá này cũng phù hợp với xu hướng quốc tế nhiều năm nay đã coi “Ngoại giao là tuyến đầu bảo vệ quốc gia” (tiếng Anh được dùng là “Diplomacy as frontline of national defence), góp phần tạo môi trường hoà bình - an ninh hiểu theo nghĩa rộng, thu hút nguồn lực để bảo vệ, phát triển và nâng cao vị thế đất nước.

Thứ hai, yêu cầu này cũng đặt ra trách nhiệm nặng nề hơn với cán bộ làm đối ngoại cũng như việc đầu tư xây dựng đội ngũ này vì lợi ích chung của đất nước trong nhiều năm tới.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Thực hiện: Minh Quân

Đồ họa: Minh Nhật

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.