TIN LIÊN QUAN | |
Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến | |
Nhiều phim Việt "ẵm giải" tại các liên hoan phim quốc tế |
Hơn 40 phim ra rạp nhưng phim điện ảnh Việt năm 2016 không làm nên một sự kiện nào ngoạn mục gây sốt hay nóng phòng vé. Sang năm 2017, có thể tình hình sẽ “tăng nhiệt” khi hiện tại đã có gần 50 dự án phim chuẩn bị xếp hàng ra rạp từ tháng 1 đến cuối năm 2017.
Không kể mùa phim Noel - Tết dương lịch, phim Việt thường tính bắt đầu năm mới bằng mùa phim Tết. Ngay từ khi bước sang năm mới 2017, phim Việt mùa Tết đã rộn ràng với các show PR trên truyền thông với các clip bắt mắt.
Tết Đinh Dậu này, có 4 phim Việt được ra rạp. Vẫn là chủ đề hài cho vui cửa vui nhà, nhưng là 4 phong cách khác nhau: Bạn gái tôi là sếp, Rừng xanh kỳ lạ truyện, Lục Vân Tiên: Tuyệt đỉnh Kungfu, Nàng tiên có năm nhà.
Và phim Tết chỉ là sự khởi động của một năm phim Việt, tạo đà cho những cuộc ra mắt tiếp theo kéo dài đến hết năm.
Phim "Bạn gái tôi là sếp" |
Phim điện ảnh Việt năm 2017 có gì?
Sau mùa phim Tết với tiêu chí vui là chính, chỉ cầu “hòa vốn” lấy “hên” cho mùa làm ăn năm mới, là những phim “át chủ” của các nhà sản xuất phim đưa ra rạp, không chỉ lấy “tiếng” mà còn trông đợi vào doanh thu.
Chủ đề quen thuộc: Hài, ngôn tình, kinh dị, hành động, tâm lý xã hội… nhưng có lẽ rút kinh nghiệm của năm 2016, không có phim nào “thắng đậm”, nên các nhà sản xuất dùng “chiêu” đưa hàng loạt đạo diễn tên tuổi.
Các phim đã xong hậu kỳ hoặc quay xong với những dự đoán có thể gây “nóng” khi ra rạp: "Em chưa 18" của Charlie Nguyễn và Lê Thanh Sơn với những câu chuyện của giới trẻ học đường; "Cô gái đến từ hôm qua" của Phan Gia Nhật Linh (phim chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh, đạo diễn cũng là người làm nên hiện tượng "Em là bà nội của anh").
Poster "Đảo của dân ngụ cư". (Nguồn: Blue Productions) |
"Đảo của dân ngụ cư" (đạo diễn Hồng Ánh) được chuyển thể tác phẩm văn học cùng tên của Đỗ Phước Tiến, là câu chuyện về một giai đoạn nhiều biến động, xáo trộn các giá trị truyền thống ở Việt Nam 1995- 2000. "Hotboy nổi loạn: Yêu một người hơn cả sinh mệnh" (Vũ Ngọc Đãng) tiếp theo "Hotboy nổi loạn: thằng khờ, cô gái điếm và con vịt".
Đặc biệt như một sự đợi chờ trong háo hức và tò mò với dự án phim "Dạ cổ hoài lang" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, chuyển thể từ vở kịch ăn khách hàng chục năm nay trên sân khấu kịch Idecaf. Cũng là sự trông đợi khi đạo diễn Lê Hoàng quyết định chuyển thể vở kịch “sáng đèn” mấy trăm suất diễn trên sân khấu Idecaf do chính anh viết kịch bản thành phim điện ảnh "Hợp đồng mãnh thú".
Một loạt phim khác cũng đua nhau trong sự canh tranh ngầm ai thắng ai: 49 ngày (phần 2)- Nguyễn Nhất Trung; Cha cõng con- Lương Đình Dũng; Người tình - Lưu Huỳnh; Lời nguyền gia tộc- Đặng Thái Huyền; Papa- Bá Vũ; Có căn nhà nằm nghe nắng mưa- Mai Thế Hiệp & Bình Nguyên; Hình nhân- Võ Ngọc; Gái xinh nổi loạn- Trương Quang Thịnh; Sắc đẹp ngàn cân- James Ngô; Đời cho ta biết bao lần tuổi đôi mươi- Văn Anh; Vali tình yêu- Bùi Minh Hoàng & Lê Quang Thanh Tâm; Oán- Huỳnh Đông; Yêu nữ siêu quậy- Ngọc Hùng; Lô tô- Huỳnh Tuấn Anh…
49 ngày (phần 2) cũng hứa hẹn là bộ phim ăn khách trong năm 2017 |
Ngoài ra còn một số dự án đang trong vòng casting và chuẩn bị khai máy như dự án phim hành động Lôi báo - Victor Vũ; một số dự án phim của các nhà sản xuất như: Ngô Thanh Vân với phim hành động, Galaxy E&m và Chánh Phương Film có dự án phim tâm lý hài- hành động;
Phim Sám hối- dư án phim điện ảnh đầu tiên tại Việt Nam của đạo diễn gốc Ân Độ Peter Hiền; Senafilm và Hội Điện ảnh Việt Nam hợp tác với Hàn Quốc làm phim tình cảm tâm lý xã hội…
Năm 2017 phim Việt có lập kỷ lục doanh thu?
Nhìn vào phim Việt năm 2016, thấy rõ ràng số lượng thì nhiều, nhưng chất lượng đều chỉ ở mức trung bình, thậm chí có phim thảm họa. Các thể loại vẫn cứ theo công thức cũ hài, tâm lý, kinh dị, hành động, dã sử, xuyên không…,
Năm 2016 doanh thu phim Việt không có phim nào lập kỷ lục của năm trước, và cũng không có phim nào tạo hiện tượng “nóng”, “sốt” phòng vé. Có vài phim doanh thu khá như Nắng thu 70 tỉ đồng, Tấm Cám- Chuyện chưa kể thu 66 tỉ đồng/ 5 tuần công chiếu, còn các phim khác kể cả phim “triệu đô” như Truy sát, Fan cuồng, Siêu trộm… đều thất thu dù bỏ khá nhiều công sức PR.
Tấm Cám- Chuyện chưa kể thu 66 tỉ đồng/ 5 tuần công chiếu |
Có lẽ muốn “gỡ” lại trong năm 2017, nên các nhà sản xuất đã mạnh tay giao phim cho các đạo diễn nhiều kinh nghiệm và có nhiều phim “ăn khách” như: Victor Vũ, Hàm Trần, Nguyễn Quang Dũng, Charlie Nguyễn, Lê Hoàng, Vũ Ngọc Đãng, Lưu Huỳnh…
Đồng thời để tạo cảm giác mới cho khán giả trẻ, một loạt đạo diễn tài năng trẻ cũng được các nhà sản xuất tín nhiệm giao phim: Phan Gia Nhật Linh, Ngô Thanh Vân, Luk Vân, Trương Quang Thịnh, Đặng Thái Huyền…
Các hãng phim “đại gia” cũng có nhiều “chiêu” tìm hiểu thị hiếu thị trường, nên khả năng phim “hút” khách rất cao như: Galaxy E&M, BHD, Sóng Vàng, HK Film, Chanh Phương Film, TNA Entertainments, CJ Entertainment, VAA…
Ngoài ra sự hợp tác với các hãng phim nước ngòài sẽ cho phim Việt màu sắc mới, khả năng “nóng” phòng vé cao hơn như MCV- Việt Nam và kênh ABC của Nhật, hay việc hợp tác làm phim với Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kong, Thái Lan…
Thêm nữa đang manh nha một trào lưu hay xu hướng remake phim nước ngoài như: Bạn gái tôi là sếp remake phim ATM Errak Error của Thái Lan, Sắc đẹp ngàn cân- 200 pounds beauty của Hàn Quốc. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng năm 2017, cũng nhận đạo diễn một bộ phim remake lại của Hàn, do tập đoàn CJ sản xuất.
Mùa phim Tết chưa đến, và các dự án phim chuẩn bị ra rạp năm 2017 vẫn là ẩn số. Chưa biết được phim nào “thắng” doanh thu, phim nào vượt các kỷ lục doanh thu phim Việt của các năm trước.
Cho dù doanh thu là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất phim điện ảnh, nhưng không phải vì thế mà chỉ thiên về làm phim giải trí, ít quan tâm đến dòng phim nghệ thuật. Một nền điện ảnh quốc gia, nếu chỉ chú trọng phim thị trường mà không có phim nghệ thuật chất lượng cao thì xem như nền điện ảnh đó chưa phát triển.
Nên các nhà sản xuất phim cũng phải tự mình thay đổi trong tư duy làm phim, không nên nghĩ làm chỉ để “hòa vốn”, làm để “mua vui”, mà cần hơn là nâng cao chất lượng nội dung- nghệ thuật, để nâng tầm điện ảnh Việt Nam không chỉ với khu vực, châu lục mà còn chạm đến các thánh đường điện ảnh thế giới.
Mang phim Việt đến Bollywood Đây là mong ước của Peter Hiền – đạo diễn gốc Việt nổi tiếng tại Ấn Độ khi trở về nước quyết tâm thực hiện ... |
"Cuộc đời của Yến" hấp dẫn khán giả tại Czech Liên hoan phim các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Czech lần thứ 5 đã khép lại với việc ... |
Giới thiệu phong cảnh và con người Việt Nam ra thế giới Đó là mong muốn của đạo diễn người Ấn Độ gốc Việt - Peter Hiền (nghệ danh là Peter Hein) trong bộ phim đầu tiên ... |