Trung Quốc và Solomon mới đây đã ký kết thỏa thuận an ninh. (Nguồn: VCG) |
Trong khi ông Kurt Campbell, quan chức cao cấp nhất phụ trách vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ vội vã bay đến Honiara để tìm hiểu vấn đề, thì Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng đó thực sự là “một vấn đề gây lo ngại đối với khu vực”.
Điều gì khiến một quốc gia nhỏ bé có dân số chỉ bằng dân số của thành phố Adelaide, bang Nam Australia, kinh tế chỉ bằng 1/10 của Adelaide mà lại khiến Mỹ, Australia phải lo ngại đến như vậy?.
Vấn đề là ở chỗ do nằm ở trung tâm khu vực, tại “vòng eo” tiếp nối giữa Australia, New Zealand với thế giới, quần đảo Solomon có vị trí chiến lược, từ đây có thể kiểm soát “con đường huyết mạch” từ Australia đến Mỹ.
Với các nội dung duy trì trật tự xã hội, bảo vệ người dân và tài sản, cung cấp hỗ trợ nhân đạo và ứng phó với những thảm họa thiên nhiên, thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Honiara đem lại lợi ích cho cả hai phía.
Trước hết là trong lĩnh vực an ninh. Thỏa thuận sẽ giúp Solomon ổn định tình hình, tránh tái hiện tình trạng bạo loạn, cướp bóc, đốt các tòa nhà, cửa hiệu như hồi cuối năm ngoái. Với Trung Quốc, hiệp ước cho phép nước này sử dụng các lực lượng cần thiết để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình ở những nơi mà chính quyền Solomon chưa đủ năng lực làm điều đó.
Về kinh tế, hai bên có thể gia tăng trao đổi thương mại, đặc biệt là với Trung Quốc, nước hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Solomon. Ngoài ra, thỏa thuận còn mở rộng hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực giáo dục, nghề cá.
Đặc biệt, thỏa thuận với hình thức lần đầu tiên mà Trung Quốc ký kết sẽ cho phép Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng đến Nam Thái Bình Dương, cạnh tranh với Mỹ trong khu vực. Đây chính là điều mà Mỹ và các đồng minh như Australia lo ngại và tỏ ra không hài lòng.
| Thủ tướng Kishida: Nhật Bản đang theo dõi sát sao Trung Quốc ở Thái Bình Dương Tuyên bố được Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đưa ra sau cuộc gặp người đồng cấp Tuvalu Kausea Natano trong ngày 23/4. |
| Tham vọng hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương: Cần ngăn chặn 'từ trong trứng nước' Trong một bài phân tích gần đây trên trang aspistrategist.org.au, Tiến sỹ Michael Shoebridge, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng thuộc Viện Chính ... |