Nâng cao hiệu quả đối ngoại địa phương trong phát triển và hội nhập quốc tế

Hôm nay 21/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 được tổ chức tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nang cao hieu qua doi ngoai dia phuong trong phat trien va hoi nhap quoc te Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Địa phương cần xây dựng chiến lược về hội nhập
nang cao hieu qua doi ngoai dia phuong trong phat trien va hoi nhap quoc te (Trực Tuyến) Hội nghị Ngoại vụ 18: Kiện toàn bộ máy cơ quan ngoại vụ địa phương
nang cao hieu qua doi ngoai dia phuong trong phat trien va hoi nhap quoc te
Các đại biểu dự Hội nghị Ngoại vụ 18.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu hoạt động trong công tác đối ngoại ở địa phương cùng Đại sứ, Tổng lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở hơn 90 quốc gia đã tới tham dự Hội nghị ngoại vụ lần thứ 18.

Hội nghị đã thảo luận, đánh giá những kết quả và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của đối ngoại địa phương trong công tác đối ngoại quốc gia, phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế trong giai đoạn mới.

Các đại biểu tham dự hội nghị đã cùng nhau đánh giá lại hoạt động đối ngoại địa phương trong hơn 2 năm qua, kể từ Hội nghị ngoại vụ lần thứ 17 diễn ra năm 2013, trong đó đề cập đến những thuận lợi và thách thức trong công tác đối ngoại địa phương trong tình hình mới, nhất là trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế chính trị thế giới thay đổi đã có những tác động không nhỏ đến Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục ngoại vụ, công tác ngoại vụ địa phương đang có những bước phát triển nhanh chóng, thay đổi về chất, ngày càng chuyên nghiệp hóa, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo địa phương trong việc triển khai công tác đối ngoại tại địa bàn.

Các địa phương đã triển khai tốt các cơ chế hợp tác song phương, cũng như cơ chế liên vùng/liên tỉnh với các đối tác nước ngoài, ký kết mới 119 cặp quan hệ hợp tác địa phương với các đối tác nước ngoài, ký 230 Bản ghi nhớ với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài.

Trong bối cảnh chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của các địa phương vẫn duy trì ở mức khá, mỗi năm giải ngân ước đạt khoảng 300 triệu USD, qua đó đóng góp vào nguồn lực phát triển quan trọng cho địa phương.

Mặc dù kinh tế thế giới còn khó khăn nhưng thu hút đầu tư nước ngoài tại các địa phương vẫn đạt kết quả khả quan, với tổng số vốn khoảng 51 tỷ rưỡi đôla Mỹ (51,53 tỷ USD).

Trong hơn hai năm qua, lượng kiều hối đầu tư về nước tăng đáng kể, đạt khoảng 26 tỷ USD, trong đó tập trung tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng…

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, bên cạnh sự nỗ lực của các địa phương thì phải kể đến vai trò của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã thực sự trở thành cầu nối giữa các địa phương trong nước và địa phương nước sở tại trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư, các đối tác làm ăn đáng tin cậy và mở rộng được thị trường xuất, nhập khẩu phù hợp với tiềm năng của từng địa phương.

Không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, công tác đối ngoại địa phương cũng đã làm tốt công tác biên giới lãnh thổ đặc biệt là đối với các nước láng giềng. Tình hình khu vực biên giới trên bộ với Lào, Campuchia và Trung Quốc trong giai đoạn 2014 đến nay cơ bản duy trì ổn định. Các cơ chế hợp tác quản lý và bảo vệ biên giới trên đất liền tiếp tục được kiện toàn và vận hành thông suốt.

Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục duy trì các mối quan hệ với chính quyền và các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn; thường xuyên tổ chức gặp gỡ, trao đổi làm việc, tuần tra song phương, tiếp tục nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa các địa phương biên giới; tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại thăm thân và giao thương hàng hóa; tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý thức chấp hành pháp luật của cư dân biên giới…

Trong các kết quả đáng ghi nhận của hoạt động công tác đối ngoại địa phương cũng có sự đồng hành và hỗ trợ rất lớn của các cơ quan ban ngành trung ương, mà cụ thể ở đây là Bộ Ngoại giao. Để hỗ trợ các hoạt động đối ngoại địa phương, Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch chiến lược về hội nhập quốc tế, tranh thủ nguồn viện trợ ODA, FDI và tranh thủ lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do FTA….

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội nghị ngoại vụ lần thứ 18, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, Bộ Ngoại giao cùng với các địa phương làm việc với các đối tác, ban ngành xác định thế mạnh của địa phương và những đối tác phù hợp để tranh thủ. Cùng với các cơ quan đại diện ở nước ngoài để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, địa phương. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế ví dụ như thông tin về các FTA mới, thuận lợi và thách thức, giúp đào tạo.

Chẳng hạn như là trong năm qua Bộ đã giúp đào tạo 2000 lượt cho cán bộ đối ngoại địa phương về ngoại ngữ, về biên dịch phiên dịch, kiến thức kinh tế đối ngoại, những vấn đề đặt ra khi có liên quan đến công dân nước ngoài đang sinh sống và học tập ở địa phương để giải quyết hợp lý, kiến thức kết nối các đối tác, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp”.

Hội nghị ngoại vụ cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong công tác đối ngoại địa phương như tư duy hội nhập kinh tế chuyển biến còn chậm. Nhiều tỉnh thành còn chưa gắn hội nhập với quy hoạch tổng thế kinh tế xã hội của địa phương, chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể để hội nhập quốc tế, đồng thời chưa tranh thủ được cơ hội  mà quá trình hội nhập mang lại. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh một mặt đánh giá cao những đóng góp của công tác đối ngoại địa phương trong hoạt động đối ngoại chung của đất nước, song cũng yêu cầu các đại biểu làm rõ những hạn chế này, đề nghị các địa phương cần triển khai mạnh định hướng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, coi đây là nhiệm vụ chung của các tất cả các sở, ban, ngành; gắn hội nhập quốc tế với chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể của địa phương mình.

“Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, các doanh nghiệp và người dân cần nắm rõ các cam kết, thỏa thuận kinh tế mà nước ta tham gia ký kết để “đón đầu”, chuẩn bị tốt nhất cho việc thực hiện các cam kết này, tận dụng tối đa các cơ hội mà các thoả thuận đó đem lại.

Các cơ quan đại diện Việt Nam theo dõi sát các thị trường nước ngoài, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp lựa chọn đối tác đầu tư, cảnh báo sớm cho các địa phương về khả năng xảy ra tranh chấp thương mại, cảnh báo về những nhà đầu tư không có năng lực, công nghệ lạc hậu, không bảo đảm tiêu chí môi trường.

Các địa phương cùng phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động đối ngoại thường xuyên, trong đó có việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, FDI, tăng cường công tác quản lý biên giới lãnh thổ (đối với các địa phương có biên giới trên bộ, biển, đảo), thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại và công tác phi chính phủ nước ngoài”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác đối ngoại địa phương, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại vụ cả về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ biên-phiên dịch để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, tiếp tục nâng cao vai trò, vị trí của cơ quan ngoại vụ địa phương.

Đối với các tỉnh chưa thành lập Sở Ngoại vụ, căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế, địa phương chủ động thúc đẩy việc thành lập để có bộ máy chuyên trách, tham mưu giúp việc hiệu quả cho lãnh đạo tỉnh trong công tác đối ngoại.

"Tôi nghĩ rằng vai trò của cơ quan đại diện ngoại giao rất quan trọng vì nó là cầu nối và hiểu biết nhất về nước sở tại. Cầu nối kết nối và thông tin cho các địa phương về thị trường nước sở tại như thế nào, tham mưu cho trung ương và địa phương, mỗi nước có một đặc thù khác nhau. Thẩm tra tư cách pháp nhân các doanh nghiệp vào địa phương. Các địa phương Việt Nam cũng rất quan tâm đến thị trường Nhật Bản và ngược lại. Tôi đã đi nhiều tỉnh của Nhật Bản, qua đó hiểu từng địa phương có thế mạnh là gì họ muốn gì ở Việt Nam, tư vấn cho họ các địa phương ở Việt Nam để kết nối họ đầu tư, ví dụ trong lĩnh vực trồng rau sạch chẳng hạn, mình sẽ kết nối với các địa phương thích hợp của Việt Nam để họ tìm đúng đối tác, rút ngắn thời gian và thông tin đáng tin cậy hơn” – Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường cho biết.
nang cao hieu qua doi ngoai dia phuong trong phat trien va hoi nhap quoc te Hội nghị Ngoại giao 29: Đề cao tư duy đổi mới và sáng tạo

Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ được tổ chức với phương châm dân chủ, coi trọng tính tương tác và tư duy phản biện khoa ...

nang cao hieu qua doi ngoai dia phuong trong phat trien va hoi nhap quoc te Hội nghị Ngoại vụ 18: Đồng hành, hỗ trợ triển khai công tác đối ngoại địa phương

"Đề nghị các địa phương cho biết Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải làm gì để ...

Thái Hà

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động