TIN LIÊN QUAN | |
“Trách nhiệm của các Đại sứ quán đang nặng nề hơn” | |
Nơi hội tụ nguyên khí ngành Ngoại giao |
Ông Phạm Thế Vinh, Giám đốc Sở Ngoại vụ nói nhanh với phóng viên TG&VN trong lúc vội trở về Cần Thơ, sau khi tham dự Hội nghị Ngoại vụ địa phương 18 và Hội nghị Ngoại giao 29.
Trực tiếp kết nối
Từ kinh nghiệm của mình, ông chia sẻ “ở góc độ địa phương, tôi thấy rằng tham dự hai Hội nghị này rất bổ ích, vì qua đó, tôi được biết đường lối đối ngoại của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII để từ đó, Sở Ngoại vụ Cần Thơ sẽ tham mưu cho lãnh đạo thành phố về thực hiện đường lối đối ngoại phù hợp với địa phương trong công cuộc phát triển kinh tế. Tôi cũng có thêm nhiều hiểu biết về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước. Từ đó, với sự giúp đỡ của các bên, chúng tôi chủ động tìm được đối tác, thị trường hợp tác phù hợp”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc với các đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa) |
Cần Thơ - Thành phố năng động - trung tâm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước trọng trách đăng cai Hội nghị hợp tác địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 10, do Thủ tướng chỉ định. Sự kiện sẽ diễn ra vào giữa tháng 9 tới. Do vậy, ông Vinh rất vui mừng vì ngay trong dịp này đã kết nối trực tiếp với Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn để bàn về các công tác chuẩn bị. Đồng thời, cũng nhân dịp này, ông đề nghị ĐSQ VN tại Pháp, Đại sứ và các cơ quan có liên quan hỗ trợ Cần Thơ trong công tác tổ chức, kết nối với các đối tác Pháp tìm kiếm cơ hội hợp tác thời gian tới.
Theo ông, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã hỗ trợ các địa phương rất nhiều theo đúng chủ trương chung của Nhà nước về hợp tác thực chất, đi vào chiều sâu. “Nhờ được hỗ trợ kết nối, chúng tôi đã chủ động gặp các đối tác, tìm hiểu các dự án thời gian qua và tìm kiếm dự án và đối tác mới”, ông Vinh nói.
Quan tâm đúng mức
Đến từ Bạc Liêu, một tỉnh ở miền Nam Tổ quốc, PGĐ SNV Bạc Liêu Đinh Xuân Phượng kỳ vọng rất nhiều vào những bước tiến và đổi mới trong công tác đối ngoại, đặc biệt là trong công tác ngoại vụ của các địa phương qua dịp này. Ông cho biết, hiện gần 50 tỉnh, thành đã có Sở Ngoại vụ. Trong năm 2016, sẽ có thêm 4-5 Sở Ngoại vụ được thành lập. Như vậy, công tác này sẽ có một lực lượng nhân sự hùng hậu và được quan tâm đúng mức.
“Việc thành lập Cục Ngoại vụ địa phương là rất đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai công tác đối ngoại hơn hẳn so với trước đây. Bây giờ, muốn triển khai bất cứ lĩnh vực, nội dung gì, bộ phận ngoại vụ ở các tỉnh thành như chúng tôi thường xuyên liên lạc với Cục Ngoại vụ và được tạo điều kiện tốt, nhất là các công tác về báo cáo theo định kỳ, báo cáo đột xuất, cách tổ chức hội nghị, tham mưu tư vấn nhiều vấn đề, kể cả việc đi công tác ở nước ngoài... mang lại hiệu quả rất cao”, theo ông Phượng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao đổi với các đại biểu bên lề Hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa) |
Ông Nguyễn Đình Việt, Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên, đánh giá cao Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị Ngoại vụ 18. Tại Hội nghị này, chúng ta có thể đánh giá lại những việc đã làm trong thời gian qua, đồng thời cũng đưa ra những khó khăn, thách thức để tìm ra những giải pháp phù hợp để triển khai trong thời gian tới. Nhân dịp này, các tỉnh, thành được nói về việc mình làm, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi cũng như đưa ra những giải pháp phù hợp với định hướng phát triển và hội nhập của đất nước.
Nhân dịp này, Thái Nguyên đã đưa ra một số đề xuất cụ thể với Bộ Ngoại giao. Đầu tiên, xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo gắn với thực tế ở địa phương dễ triển khai. Thứ hai, Bộ Ngoại giao nên cùng các Bộ khác đưa ra những văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể để triển khai được thuận lợi, rõ ràng hơn. Thứ ba, trong chương trình lâu dài của Bộ, cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại ở địa phương nhằm phát huy tính chuyên nghiệp. Hiện nhiều tỉnh chưa thành lập hoặc chưa tổ chức được bộ máy làm công tác đối ngoại. Đặc biệt, ở tuyến huyện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách đối ngoại nên nhiều khi gặp khó khăn trong xử lý công việc, ví như khi địa bàn cách Sở vài trăm km.
Hành trang của các nhà ngoại giao
Với ý nghĩa hết sức quan trọng, hai Hội nghị được tổ chức 2-3 năm một lần. Đặc biệt, thời gian gần đây, việc các Hội nghị Ngoại vụ đều được tổ chức bên cạnh Hội nghị Ngoại giao là điểm hết sức quan trọng, cho thấy nỗ lực của ngành Ngoại giao trong việc gắn kết công tác ngoại vụ địa phương với các hoạt động ngoại giao.
Từ góc độ nhà ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn thấy rằng, khi các lãnh đạo địa phương tham dự cả hai Hội nghị này, họ có cơ hội tiếp xúc với các Đại sứ, các Trưởng Cơ quan đại diện và thấy được sự quan tâm của Bộ Ngoại giao đối với hội nhập kinh tế nói chung, và công tác đối ngoại của các địa phương nói riêng. Tại đây, họ cũng tìm ra phương thức xử lý những nhu cầu riêng. Khi đất nước hội nhập ngày càng rộng, sâu, công tác đối ngoại cũng rộng mở hơn, không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm địa phương.
“Bên cạnh nhiệm vụ duy trì môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn ngành Ngoại giao cũng cần phải chuyển sang tư duy ngoại giao phục vụ kinh tế, phục vụ mục tiêu xây dựng đất nước phát triển theo hướng hiện đại”. Trích phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh |
Ông Tuấn cho biết, rất nhiều địa phương năng động có nhu cầu quảng bá hình ảnh của mình ra bên ngoài đã thông qua sự kiện này tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan đại diện. Sự đồng hành giữa địa phương và các cơ quan đại diện ở bên ngoài sẽ giúp cho công tác ngoại vụ được thực hiện tốt hơn. Mặt khác, các Trưởng Cơ quan đại diện cũng từ đó nắm bắt tốt hơn đường lối phát triển trong nước, có hành trang tốt hơn khi triển khai trong các hoạt động thực tế, thúc đẩy hợp tác với từng đối tác trong từng lĩnh vực cụ thể. Như vậy, ngoại giao sẽ gắn với hoạt động đối ngoại chung của đất nước, đồng hành với sự phát triển của đất nước.
Những kết nối giữa địa phương với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cũng có nhiều hình thức khác, thông qua email, điện thoại... Chúng tôi luôn xác định đồng hành cùng doanh nghiệp, địa phương, hỗ trợ địa phương để tìm các điểm thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại song phương, Đại sứ Tuấn cho biết.
***
Hội nghị Ngoại vụ 18 và Hội nghị Ngoại giao 29 là hai Hội nghị của “quyết tâm hành động”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu: "Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ hết sức cụ thể cho Hội nghị Ngoại giao, cho các Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện. Như Thủ tướng nói, đó là cơ sở để đánh giá các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện trong nhiệm kỳ công tác của mình, với những mục tiêu hết sức cụ thể về kinh tế. Đây đồng thời là nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao. Ở trong nước, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, địa phương để công tác đối ngoại không chỉ phục vụ chung đất nước mà còn phát triển ở các địa phương. Toàn ngành Ngoại giao xin hứa, Hội nghị sẽ quán triệt các ý kiến chỉ đạo, cũng như những nhiệm vụ của Thủ tướng giao để có những biện pháp và xây dựng chương trình hành động của Hội nghị ngoại giao".
Lời hứa của vị Tư lệnh ngành trước những dặn dò của lãnh đạo Chính phủ càng tiếp thêm sức mạnh và quyết tâm cho cán bộ, nhân viên ngành Ngoại giao, trở thành động lực để tất cả cùng đồng lòng trong công cuộc đưa Việt Nam tiến lên và khẳng định vị thế của đất nước.
Hội nghị Ngoại giao 29: Thay đổi tư duy để phục vụ phát triển Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong buổi trả lời báo chí, nhân dịp kết thúc Hội nghị Ngoại ... |
Ngành Ngoại giao xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới Chiều ngày 26/8, sau 5 ngày làm việc khẩn trương, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề "Nâng cao hiệu quả công ... |
Khẳng định giá trị kiến trúc và lịch sử của Trụ sở Bộ Ngoại giao Chiều 26/8, nhân dịp Hội nghị Ngoại giao 29 (22-26/8), tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử ... |