TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam có thể đón tới 8,7 triệu lượt khách quốc tế năm 2016 | |
[Infographics] Doanh thu du lịch Việt Nam tăng sau khi gia nhập WTO |
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đánh giá rằng so với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch nhưng lại hạn chế trong việc phát huy những điều kiện thuận lợi đó, khiến năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với các nước bạn còn khá thấp.
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2015 về thứ hạng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam và các quốc gia ASEAN, du lịch Việt Nam xếp hạng 75/141 quốc gia trên thế giới, trong khi du lịch Philippines xếp thứ 74, Indonesia xếp thứ 50, Singapore thứ 11… Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam là điều cấp thiết.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. (Nguồn: Báo du lịch Việt Nam) |
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam phân tích: Lợi thế phát triển du lịch Việt Nam chính là cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa con người, sự mến khách của người dân địa phương, nhưng việc khai thác các yếu tố này lại diễn ra một cách tự phát, chưa có tính đồng bộ, liên kết. Đặc biệt, khách du lịch đến Việt Nam đánh giá khá thấp hệ thống giao thông đường bộ kết nối với các điểm du lịch, sân bay, mất nhiều thời gian di chuyển… Mặt khác, du khách đến Việt Nam đa phần là tìm hiểu, khám phá lịch sử, văn hóa, con người; ít người nghĩ đến việc trải nghiệm mua sắm. Đây là điểm quan trọng mà ngành du lịch Việt chưa khai thác. Việt Nam đã thực hiện chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách nước ngoài nhưng việc thực hiện chính sách này còn nhiều hạn chế, chưa tạo được động lực thúc đẩy khách du lịch mua sắm - ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho rằng, để ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành, lãnh đạo địa phương liên quan cùng nhau gắn kết chặt chẽ, triển khai quy hoạch một cách đồng bộ. Ngoài ra, các cấp, các ngành cần có thêm sự đánh giá về mức độ thực hiện các chủ trương, quy hoạch phát triển du lịch trong từng ngành liên quan, qua đó thấy rõ nguyên nhân, tìm giải pháp phát triển.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Lên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang đề xuất giải pháp tiên quyết là cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, hệ thống viễn thông. Giao thông vận tải hàng không nếu được xã hội hóa mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, cải thiện hiện trạng, đảm bảo thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam.
Khoảng 300.000 khách du lịch Việt Nam tới Nhật Bản năm 2016 "Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Nhật Bản tại Kanagawa” và “Hội thảo Du lịch Việt Nam“ đã được tổ chức tại tỉnh ... |
Việt Nam xúc tiến quảng bá du lịch tại Australia Ngày 4/10, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã tổ chức chương trình phát động ... |
Quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Hội chợ Top Resa (Pháp) Từ ngày 20-23/9, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Sở Du lịch thành phố Hà Nội tham gia Hội chợ Du ... |