Nhỏ Bình thường Lớn

Nàng Đạm Tiên châu Phi

Câu chuyện bi thảm và lạ lùng, nhuốm mùi vị chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thực dân, đồng thời liên quan đến nhân học và dân tộc học.
TIN LIÊN QUAN
nang dam tien chau phi Trong đời sống vợ chồng ai hay hành hung?
nang dam tien chau phi Người Hà Nội có biết không?

Cách đây hơn 200 năm, Nguyễn Du đã viết về số phận đáng thương của Đạm Tiên, “Nửa chừng xuân” đã bị “vùi nông”

Sè sè nấm đất bên đường

Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Cũng cách đây hơn 200 năm, có một cô gái Nam Phi bạc mệnh hơn Đạm Tiên vì khi chết ở Pháp, không được cả vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa. Mãi gần đây, sau hai thế kỷ, di hài cô gái Nam Phi mới được đem về quê hương.

Câu chuyện bi thảm và lạ lùng, nhuốm mùi vị chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thực dân, đồng thời liên quan đến nhân học và dân tộc học.

nang dam tien chau phi

Cô S. Baartman sinh ra ở Nam Phi năm 1789, đúng vào năm Đại cách mạng tư sản Pháp lần đầu tiên nêu cao khẩu hiệu: “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Đó là những lý tưởng mà cô cũng như bộ tộc Khôisan của cô không được hưởng. Người Khôisan thuộc dân tộc Hottentot là những thổ dân đầu tiên ở Nam Phi, trước cả những người Bôsiman, Nama, Bantu... Nam Phi mới đầu bị Hà Lan chiếm đóng (thế kỷ XVII), đến đầu thế kỷ XIX trở thành thuộc địa Anh. Baartman sống vào thời này khi Anh chưa bỏ chế độ nô lệ (giữ đến năm 1833). Trong hoàn cảnh ấy, dĩ nhiên là sự phân biệt chủng tộc giữa da trắng và da màu ngự trị. Nam Phi nổi tiếng vì chính sách apartheid phân biệt chủng tộc tàn bạo.

Cô thiếu nữ Baartman có thân thể mang hai đặc điểm: đôi mông và âm hộ khổng lồ. Do đó, một y sĩ thủy quân Anh thuyết phục cô theo hắn sang châu Âu để chu du biết đây biết đó, đồng thời trưng bày những bộ phận ấy mà kiếm ăn dễ dàng.

Năm 16 tuổi, cô đến nước Anh. Ròng rã trong nhiều tháng, cô bị trưng bày trần truồng trong một chiếc chuồng như một con thú xiếc ở đại lộ Picadilly, London. Một số nhà hảo tâm phản đối cảnh vô nhân đạo ấy. Tòa án can thiệp nhưng vô ích vì cô tuyên bố tự nguyện làm việc ấy để kiếm sống. Khốn nạn, lưu lạc đất khách quê người, còn biết làm gì nữa ở một nền văn minh khác hẳn! Cô lưu lạc sang Pháp “hành nghề” rồi trở thành gái giang hồ mà chết năm 1816, khi 27 tuổi.

Một nhà giải phẫu học cho đắp khuôn đúng hình thể của cô, giữ lại bộ xương, bộ óc và âm hộ của cô. Những thứ này được trưng bày như tài liệu khoa học ở Bảo tàng Con người (Paris) cho đến năm 1974, sau đó được cất xuống hầm. Baartman nổi tiếng và được mệnh danh là Thần vệ nữ người Hottentot.

Tình hình Nam Phi thay đổi hẳn vào những năm 1990, tạo cơ hội cho hòa hợp chủng tộc. Lãnh tụ da màu Nelson Mandela bị giam 26 năm được trả tự do vào năm 1990 và trở thành Tổng thống năm 1994. Do diễn biến chính trị ấy và khuynh hướng phi thực dân hóa toàn cầu, một hiệp hội văn hóa người Khôisan đã nêu vấn đề đưa di hài Baartman từ Paris về quê hương. Phải mất nhiều năm thương lượng mới đạt được kết quả.

186 năm sau khi chết, di hài “Đạm Tiên châu Phi” đã được chôn ở thung lũng quê hương, với sự hiện diện của Nelson  Mandela (2001). Theo Cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki cũng có mặt tại sự kiện, cử chỉ này thuộc phạm trù phi thực dân hóa về mặt tâm lý cho đất nước. Tang lễ cử hành đúng vào Ngày phụ nữ của Nam Phi.

nang dam tien chau phi Văn và triết về cái vô lý của đời người

Do những đảo lộn về kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý gây ra bởi chiến tranh, cách mạng công nghiệp, bước tiến nhảy ...

nang dam tien chau phi Cướp đàn bà làm vợ

Ngày nay dường như trên thế giới, hình thức cướp đàn bà về ép làm vợ bằng bạo lực không còn nữa. Tôi rất ngạc ...

nang dam tien chau phi Đồng hành cùng Hữu Ngọc

Cả cuộc đời đi và viết, tiếp xúc và trò chuyện của một nhà văn hóa lớn dường như gói gọn trong tay người đọc ...

Hữu Ngọc