📞

Năng lượng mặt trời - kịch bản thông minh cho tương lai

Minh Khôi 14:15 | 22/06/2023
Sử dụng năng lượng quang điện mặt trời chính là một “kịch bản thông minh” cho tương lai ứng dụng trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất… mang lại giá trị vượt bật trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội nhất là thân thiện với môi trường.

Trong tình trạng trái đất ngày càng khan hiếm nguồn tài nguyên, các vấn đề an toàn và ô nhiễm môi trường đang nhức nhối, việc tìm kiếm giải pháp thân thiện và tiết kiệm năng lượng đã trở thành một ưu tiên hàng đầu. Sử dụng năng lượng quang điện mặt trời chính là một “kịch bản thông minh” cho tương lai ứng dụng trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất… mang lại giá trị vượt bật trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội nhất là thân thiện với môi trường.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa điện mặt trời và du lịch sinh thái.

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự kiến trong năm nay, đầu tư toàn cầu vào năng lượng mặt trời lần đầu tiên sẽ vượt qua đầu tư vào sản xuất dầu mỏ. Sự gia tăng đột biến trong phát triển năng lượng sạch được nhận định sẽ giúp hạn chế lượng khí thải, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh trên phạm vi toàn cầu.

Những yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng từ “tài nguyên thiên nhiên” sang “đổi mới sáng tạo công nghệ”:

- Sự đồng hành chặt chẽ trên toàn cầu trong việc thực hiện mục tiêu trung hoà carbon.

- Đảm bảo an ninh năng lượng để đạt được mục tiêu độc lập năng lượng.

- Những tiến bộ của công nghệ mang lại giá trị kinh doanh.

Bà Susan Burns, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh tham quan “Phật Thạch Thủ” khổng lồ.

Theo báo cáo “Đầu tư năng lượng thế giới” do IEA công bố ngày 25/5 đã chỉ ra rằng, tổng đầu tư cho năng lượng sạch đang trên đà đạt 1,7 nghìn tỷ USD trong năm 2023 khi các nhà đầu tư chuyển sang năng lượng tái tạo, xe điện, năng lượng hạt nhân, lưới điện, lưu trữ và các công nghệ carbon thấp khác - tăng khoảng 25% so với năm 2021. Các yếu tố như giá dầu, khí đốt cao và mối lo ngại về nguồn cung, đã thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol chia sẻ trên Financial Times: “Nếu những khoản đầu tư năng lượng sạch này tiếp tục phát triển phù hợp với những gì chúng ta đã thấy trong vài năm qua, chúng ta sẽ sớm bắt đầu thấy một hệ thống năng lượng rất khác đang nổi lên và có thể duy trì mục tiêu giảm 1,5 độ C".

EA dự kiến đầu tư vào năng lượng mặt trời đạt 380 tỷ USD, trong khi đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu ở mức 370 tỷ USD.

Điện mặt trời áp mái trên nóc nhà xưởng IDI.

Sao Mai Solar - đơn vị sớm về đích

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam hay một số nước khác đang trong giai đoạn dự thảo kế hoạch về lộ trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh bền vững. Đơn cử như Na Uy - có những động thái thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời như: tòa nhà chính phủ bắt buộc lắp pin năng lượng mặt trời kể từ đầu năm 2024…

Tuy nhiên, điểm mới bừng sáng nổi bật trên bức tranh năng lượng tái tạo là một doanh nghiệp ở miền Tây - Sao Mai Solar. Với tầm nhìn chiến lược đơn vị này sớm mở mũi, khai phá trọn vẹn sự “màu mỡ” từ thị trường năng lượng điện mặt trời. Đón đầu cơ hội, lộ trình đúng đắn về đích ngoạn mục là những cụm từ có thể nhắc đến khi nói về Sao Mai Solar.

Total Energies - một tập đoàn quốc tế về năng lượng đến tham quan Nhà máy điện mặt trời An Hảo.

Tốc độ hoàn thành công trình và đi vào đóng điện thương mại được xem là “nhanh như chớp” từ sự quyết tâm, nỗ lực từ nhà đầu tư này. Thời gian hoàn thành chưa đầy 1 năm cho một dự án tầm khủng, lớn nhất Đồng bắng sông Cửu Long lúc bây giờ trên diện tích 275 ha tại huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang, công suất 210 MWp.

Tương lai, dòng vốn đầu tư “chuỗi dự án năng lượng xanh” sẽ nhanh chống vượt khuôn khổ đồng bằng “đổ về” các tỉnh vùng cao khác như Đắk Nông, Đắk Lắk…

Từ khi vận hành đến nay, Nhà máy điện mặt trời An Hảo hòa vào lưới điện quốc gia trên 400 triệu KWh/năm, góp phần giải tỏa tình trạng thiếu điện. Song cũng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động nông thôn, dân tộc thiểu số.

Được biết, ông Lê Tuấn Anh, CEO của Sao Mai Group là người đã đề xuất những ý tưởng mới mẻ, đầy sáng tạo, bắt kịp xu thế phát triển năng lượng xanh như một giải pháp tối ưu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang diễn ra. Và nay đã nhập cuộc thành công vào ngành công nghiệp năng lượng hoàn toàn mới này.

Cảnh tượng hùng vĩ của dãy pin xanh.

Ngoài ra, Sao Mai Solar còn tư vấn, thiết kế điện mặt trời áp mái mang tính linh hoạt cao phù hợp với tất cả các mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình cho đến nhà xưởng công nghiệp lớn. Mục tiêu đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết bài toán làm sao để cắt giảm chi phí điện cũng như vẫn giữ được chất lượng sản phẩm, giảm tối đa khí thải ra môi trường.

Giải pháp này đã giúp nhiều ngành công nghiệp chuyển sang kỷ nguyên carbon thấp với chi phí điện được tối ưu hóa, an toàn chủ động, vận hành và bảo trì thông minh. Thậm chí đơn vị này còn hướng đến công nghệ lưu trữ, điều khiển thông minh cập nhật theo xu hướng tiên tiến thế giới.

Thiên nhiên tươi đẹp dưới chân Sơn Cấm.

Sao Mai Solar đóng góp to lớn vào công cuộc chuyển đổi năng lượng xanh mang đến các giải pháp đột phá cho mọi kịch bản, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển điện mặt trời và lưu trữ năng lượng. Việt Nam muốn thắng lớn ở lĩnh vực này cần có quyết tâm chính trị lớn; sự phối hợp đồng bộ, toàn diện từ tất cả các bên liên quan; sự đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.