Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Hoàng Hà
Năng lượng xanh không đơn thuần là tái tạo - mà phải sạch từ gốc, thân thiện đến tận quá trình khai thác, sử dụng. Hiểu đúng ngay từ đầu là chìa khóa mở ra tương lai năng lượng bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững
Đường đến trang trại gió Alta của Mỹ, tọa lạc tại đèo Tehachapi ở núi Tehachapi thuộc quận Kern, bang California. (Nguồn: iStock)

Mặc dù năng lượng xanh thường đến từ các nguồn tái tạo, nhưng không phải mọi nguồn năng lượng tái tạo đều có thể được coi là xanh.

Hiểu đúng khái niệm

Theo Liên hợp quốc, năng lượng tái tạo là năng lượng được tạo ra từ các nguồn tự nhiên có khả năng tái bổ sung với tốc độ nhanh hơn so với mức tiêu thụ. Ví dụ, ánh sáng mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy điện, năng lượng từ thủy triều và sinh khối (biosmass). Việc sản xuất năng lượng tái tạo thải ra lượng khí phát thải thấp hơn rất nhiều so với việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo là yếu tố then chốt trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu. Đặc biệt, hiện nay, ở hầu hết các quốc gia, năng lượng tái tạo rẻ hơn và tạo ra số lượng việc làm gấp ba lần so với ngành nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho rằng, tuy năng lượng tái tạo mang lại lợi ích đáng kể, song một số công nghệ năng lượng tái tạo vẫn có thể có tác động tiêu cực đến môi trường. Ví dụ, các nguồn thủy điện quy mô lớn có thể gây ra những tác hại, đặc biệt là đối với hệ sinh thái thủy sản và việc sử dụng đất đai.

Tương tự, Perch Energy, một công ty Mỹ cung cấp giải pháp về năng lượng mặt trời cộng đồng, nhận định, năng lượng sinh khối được tạo ra bằng cách đốt cháy các vật liệu như cây cối hoặc những bã nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía...) hay khí methane từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm, tạo ra nhiều khí thải nhà kính hơn.

Trong khi đó, năng lượng xanh là bất kỳ dạng năng lượng nào có nguồn gốc từ thiên nhiên, chẳng hạn như gió, ánh sáng mặt trời hoặc nước. Cũng có nguồn gốc từ các nguồn tái tạo, nhưng điểm khác biệt cốt lõi là quá trình tạo ra và thu nhận năng lượng xanh không gây tổn hại đến môi trường ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất.

Hiện vẫn chưa có quy chuẩn hay tiêu chí cụ thể để xác định một công trình thuộc loại năng lượng xanh hay năng lượng tái tạo, dẫn đến nhiều nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Theo Perch Energy, ngoại trừ sinh khối, hầu hết các nguồn năng lượng tái tạo đều có thể coi là năng lượng xanh, bởi thực tế không tồn tại loại năng lượng nào “xanh” tuyệt đối – hoàn toàn không phát thải hoặc không gây tác động đến môi trường, hệ sinh thái. Điều cốt yếu là phải xây dựng kế hoạch khai thác và phát triển các nguồn năng lượng theo hướng thân thiện, bền vững với môi trường.

“Cách mạng” chưa từng có

Tháng 11/2024, Tạp chí Energy Digital dẫn báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo gần 3.700GW công suất năng lượng tái tạo mới sẽ được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2023-2028. Vì thế, không ngạc nhiên khi năng lượng tái tạo trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Trên khắp thế giới, hàng loạt dự án quy mô lớn đã được triển khai, áp dụng công nghệ đột phá nhằm khai thác những nguồn năng lượng xanh chưa từng có.

Năng lượng mặt trời được khai thác thông qua các tế bào quang điện, chuyển hóa ánh sáng thành điện năng. Nhiều quốc gia đã xây dựng các công viên hay trang trại điện mặt trời quy mô lớn tại những vùng đất bằng phẳng, sa mạc, thậm chí cả trên mặt hồ của các đập thủy điện.

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững
Trang trại năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới ở Tân Cương (Trung Quốc) với công suất lắp đặt là 5GW. (Nguồn: China Daily)

Nổi bật trong số đó là trang trại điện mặt trời Tân Cương (Trung Quốc) - dự án lớn nhất thế giới, chính thức hòa lưới ngày 3/6/2024, với công suất lắp đặt đạt 5GW. Tại Ấn Độ, công viên điện mặt trời Bhadla Solar Park cũng gây ấn tượng không kém khi đứng thứ hai toàn cầu, đồng thời là dự án lớn nhất của nước này. Với công suất 2.245 MW, công trình trải rộng trên diện tích khoảng 57km² tại làng Bhadla, quận Jodhpur, bang Rajasthan.

Năng lượng gió sử dụng tourbin để chuyển đổi động năng từ gió thành điện năng. Theo Tạp chí Energy Digital, tính đến năm 2024, chi phí năng lượng gió đã giảm mạnh khoảng 70% so với năm 2009, khiến nó trở thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo tiết kiệm chi phí nhất.

Theo báo cáo thường niên lần thứ 16 của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) năm 2020, thị trường năng lượng gió toàn cầu đã tăng gần gấp bốn lần về quy mô trong mười năm qua với khoảng 743 GW công suất điện gió trên toàn thế giới.

Những công trình đang đóng góp vào con số đáng kinh ngạc này có thể kể đến như trang trại gió Cam Túc nằm ở phía Tây tỉnh cùng tên (Trung Quốc) với công suất khoảng 8GW, Trung tâm năng lượng gió Alta ở California (Mỹ) với công suất 1.550 MW, Trang trại Hornsea One ngoài khơi bờ biển Yorkshire (Anh) với tổng công suất 1,2 GW hay trang trại gió ngoài khơi Walney (Anh) với tổng công suất là 650MW.

Thủy điện tạo ra điện bằng cách sử dụng nước chảy, thường là qua đập, có lịch sử lâu đời nhất, nổi bật với tính ổn định và có khả năng lưu trữ. Các nhà máy thủy điện có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ với chi phí bảo trì thấp. Đáng chú ý trong loại năng lượng này là Đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới, được xây dưng trên sông Dương Tử gần thị trấn Sandouping ở Tây Trung Quốc từ năm 1994. Nước chảy qua 32 tourbin sản xuất điện chính - mỗi tourbin có khả năng sản xuất tới 700MW điện.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số đập thủy điện lớn khác trên thế giới như Đập Itaipu nằm ở biên giới giữa Brazil - Paraguay, với công suất có thể đạt tới 14GW, Đập Guri trên sông Caroni có công suất lên tới 10,3GW và là nơi chứa nguồn nước ngọt lớn nhất của Venezuela, cung cấp khoảng 73% sản lượng điện hàng năm cho cả nước.

Năng lượng địa nhiệt khai thác nhiệt từ bên dưới bề mặt Trái đất để tạo ra điện hoặc sưởi ấm trực tiếp. Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng nguồn tài nguyên tái tạo này cũng cung cấp năng lượng ổn định với lượng khí thải tối thiểu. Khu phức hợp địa nhiệt Geysers (Mỹ) là công trình địa nhiệt lớn nhất thế giới, nằm cách San Francisco, California khoảng 100km về phía Bắc, cung cấp công suất 900 MW. Khu phức hợp trải rộng trên 116 km2 và tạo ra đủ năng lượng để cung cấp năng lượng cho gần 1 triệu ngôi nhà.

Hai công trình địa nhiệt lớn thứ hai và thứ ba thế giới hiện nay lần lượt là khu phức hợp Larderello (Italy) và trạm địa nhiệt Cerro Prieto (Mexico). Với công suất 769 MW, Larderello không chỉ chiếm tới 10% tổng sản lượng điện địa nhiệt toàn cầu mà còn đáp ứng gần 27% nhu cầu điện của cả khu vực. Trong khi đó, Cerro Prieto - nơi sản xuất địa nhiệt lớn nhất Mexico, nằm ở phía Bắc nước này - sở hữu công suất 720 MW, góp phần quan trọng vào lưới điện quốc gia.

Năng lượng thủy triều khai thác lực hấp dẫn từ các thiên thể để tạo ra điện từ các đợt thủy triều đại dương. Đây là nguồn năng lượng có tính dự đoán cao và có thể bổ trợ hiệu quả cho các nguồn tái tạo khác trong những giai đoạn sản lượng thấp. Nhà máy điện thủy triều hồ Siwha (Hàn Quốc), công trình điện thủy triều lớn nhất thế giới, là minh chứng cho sự đóng góp của nguồn năng lượng tái tạo này, tạo ra 552,7 GWh điện mỗi năm - đủ để cung cấp điện cho một thành phố 500.000 người.

Theo báo cáo của IEA năm 2024, năng lượng tái tạo sẽ vượt qua than để trở thành nguồn phát điện lớn nhất trong năm 2025. Trong hai năm 2025-2026, các nguồn năng lượng xanh như điện gió cùng điện Mặt trời sẽ lần lượt vượt qua điện hạt nhân. Đến năm 2028, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm hơn 42% sản lượng điện toàn cầu, trong đó điện gió và điện Mặt trời tăng gấp đôi lên 25%.

Vì sao năng lượng xanh?

Theo Viện Hàn (TWI Global) - một trong những tổ chức nghiên cứu và công nghệ độc lập hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh, năng lượng xanh đóng vai trò thiết yếu trong bảo vệ môi trường khi thay thế các tác động tiêu cực từ nhiên liệu hóa thạch bằng các giải pháp thân thiện hơn với thiên nhiên.

Ngoài lợi ích môi trường, năng lượng xanh còn góp phần ổn định giá năng lượng nhờ chủ yếu được sản xuất tại địa phương, ít chịu ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng địa chính trị, biến động thị trường hay đứt gãy chuỗi cung ứng. Về kinh tế, nguồn năng lượng này cũng mở ra cơ hội việc làm tại chỗ, thông qua xây dựng và vận hành các cơ sở sản xuất ngay trong cộng đồng, nơi người dân sinh sống và làm việc.

Với đặc điểm sản xuất phân tán từ các nguồn như điện mặt trời và điện gió, cơ sở hạ tầng năng lượng trở nên linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào các nguồn tập trung – vốn dễ bị gián đoạn và kém khả năng chống chịu trước các tác động thời tiết do biến đổi khí hậu. Năng lượng xanh còn là một giải pháp chi phí thấp cho nhu cầu năng lượng tại nhiều khu vực trên thế giới, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận năng lượng xanh, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

Theo TWI, nhìn chung, năng lượng xanh mang lại lợi ích thực sự cho môi trường và sẽ trở thành một phần của tương lai thế giới, cung cấp giải pháp thay thế sạch hơn cho nhiều nguồn năng lượng hiện nay. Việc tạo ra năng lượng xanh với lượng khí thải carbon bằng không là một bước tiến lớn hướng tới tương lai thân thiện hơn với môi trường.

Nếu có thể sử dụng nguồn năng lượng này để đáp ứng nhu cầu điện, công nghiệp và vận tải, con người sẽ có thể giảm đáng kể tác động của mình lên môi trường, từ đó tạo ra một tương lai hoàn toàn bền vững cho nguồn cung năng lượng và cho hành tinh chúng ta.

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Từ cú hích cho các thành viên đến nâng cao nhận thức của người dân trong định hình tương lai xanh

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Từ cú hích cho các thành viên đến nâng cao nhận thức của người dân trong định hình tương lai xanh

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cho rằng, sự tham dự đầy đủ của các thành viên tổ chức quốc tế vào Hội nghị ...

Việt Nam, Colombia và P4G: 'Vun trồng' các sáng kiến mới

Việt Nam, Colombia và P4G: 'Vun trồng' các sáng kiến mới

Là thành viên của P4G, Việt Nam và Colombia có nền tảng vững chắc để tăng cường hợp tác, cộng tác, thúc đẩy đổi mới ...

Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: Định hình một Việt Nam xanh hơn

Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: Định hình một Việt Nam xanh hơn

LTS. Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh, thời ...

Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: Cánh cửa mới huy động nguồn lực

Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: Cánh cửa mới huy động nguồn lực

Đánh giá cao việc Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam khẳng định, ...

P4G 2025 tại Việt Nam: Điểm hẹn hành động vì khí hậu

P4G 2025 tại Việt Nam: Điểm hẹn hành động vì khí hậu

Lần đầu tiên, Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2025: Tuổi Thân tài lộc bấp bênh

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2025: Tuổi Thân tài lộc bấp bênh

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 29/4/2025: Cự Giải tràn ngập hạnh phúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 29/4/2025: Cự Giải tràn ngập hạnh phúc

Tử vi hôm nay 29/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 29/4/2025, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 29/4/2025, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2025? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Cách gỡ cài đặt Zalo trên máy tính hoàn toàn dễ dàng nhất

Cách gỡ cài đặt Zalo trên máy tính hoàn toàn dễ dàng nhất

Gỡ cài đặt Zalo trên máy tính là một thao tác đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện triệt để. Bài viết hôm nay sẽ hướng ...
Việt Nam luôn coi Cuba là đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu

Việt Nam luôn coi Cuba là đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu

Phó Chủ tịch nước Cuba Salvador Valdes Mesa ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam sau 50 năm giải phóng, thống nhất đất nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào khẳng định, Dự án bến cảng số 3 - Cảng Vũng Áng là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Lào trong thời ...
Tin thế giới 28/4: Ai Cập 'nóng mặt' với yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc xoa dịu Ấn Độ và Pakistan, tan băng quan hệ Iran-Azerbaijan

Tin thế giới 28/4: Ai Cập 'nóng mặt' với yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc xoa dịu Ấn Độ và Pakistan, tan băng quan hệ Iran-Azerbaijan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Iran vun đắp quan hệ với châu Phi dựa trên 'công lý, nhân phẩm và lịch sử'

Iran vun đắp quan hệ với châu Phi dựa trên 'công lý, nhân phẩm và lịch sử'

Tổng thống Iran khẳng định sẵn sàng chia sẻ mọi thành tựu trong các lĩnh vực y tế, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, an ninh và hòa bình với châu Phi.
Chi tiêu quân sự toàn cầu 'đạt đỉnh' kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh

Chi tiêu quân sự toàn cầu 'đạt đỉnh' kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh

Chi tiêu quân sự toàn cầu đạt 2,72 nghìn tỷ USD trong năm 2024, tăng 9,4% so với năm 2023 và là mức tăng theo năm cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh ...
Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua: Mỹ-Trung 'đấu khẩu' tại LHQ, Giáo hoàng Francis qua đời, Nga cấm nhập cảnh chính khách Anh

Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua: Mỹ-Trung 'đấu khẩu' tại LHQ, Giáo hoàng Francis qua đời, Nga cấm nhập cảnh chính khách Anh

Nóng bỏng biên giới Ấn Độ-Pakistan, cựu Tổng thống Hàn Quốc đứng trước tâm bão, Australia bắt đầu bầu cử sớm... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Bầu cử tổng thống Hàn Quốc: Lộ diện ứng viên hàng đầu

Bầu cử tổng thống Hàn Quốc: Lộ diện ứng viên hàng đầu

Ông Lee Jae Myung cam kết sẽ dẫn dắt Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng về chính trị và kinh tế, bao gồm việc giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ảnh ấn tượng: Giáo hoàng Francis qua đời, Mỹ-Ukraine gặp nhau tại Vatican, căng thẳng Ấn Độ-Pakistan leo thang

Ảnh ấn tượng: Giáo hoàng Francis qua đời, Mỹ-Ukraine gặp nhau tại Vatican, căng thẳng Ấn Độ-Pakistan leo thang

Dưới đây ​​​​​là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp trong tuần qua.
Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB năm nay chứng kiến bức tranh xám màu của kinh tế thế giới, trước áp lực từ thuế quan Mỹ.
Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện trong 20 năm được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga và Iran trong bối cảnh hiện nay.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động