New Delhi với bài toán chất lượng không khí

TRUNG HIẾU
Chất lượng không khí ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang ở mức báo động đến mức nhiều trường học đã phải tạm đóng cửa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ đô New Delhi đang chịu đựng mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng. (Nguồn: The Economic Times)
Thủ đô New Delhi đang chịu đựng mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng. (Nguồn: The Economic Times)

Hai mươi triệu dân của vùng thủ đô Delhi đang hít thở một bầu không khí nguy hại khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã vượt qua mức “nghiêm trọng” và “nguy hiểm” của gần như tất cả các trạm quan trắc ở đây.

Theo dữ liệu từ Ban kiểm soát ô nhiễm trung ương, chỉ số AQI đã vượt 450 tại nhiều nơi.

Việc chỉ số AQI vượt ngưỡng 400 ảnh hưởng đến những người khỏe mạnh, và tác động nghiêm trọng đến những người đang có các bệnh lý nền. Chỉ số này là hơn 800 ở một số khu vực ở Delhi, theo dữ liệu từ Ủy ban kiểm soát ô nhiễm Delhi.

Ô nhiễm nhất thế giới

New Delhi là một trong những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới do luôn chìm trong bụi mù vào mỗi mùa Đông, nguyên nhân là bầu không khí lạnh kìm giữ bụi xây dựng, khí thải xe cộ, khói và tro do nông dân ở các bang lân cận đốt rơm rạ dọn ruộng cho vụ sau. Điều kiện thời tiết này có thể gia tăng các vấn đề hô hấp cho cư dân thành phố.

Nhiều phụ huynh và các nhà bảo vệ môi trường đã yêu cầu tạm đóng cửa các trường học.

Nhà hoạt động môi trường Vimlendu Jha viết trên Twitter: “Tôi đề nghị tất cả các bộ trưởng của vùng thủ đô Delhi hãy tạm đóng cửa ngay lập tức tất cả các trường học.

“Việc hít thở với chỉ số AQI ở mức trên 500 không phải là bình thường đối với con cái của chúng tôi. Nhiều đứa trẻ đã gặp phải vấn đề về phổi”.

Theo ghi nhận từ tổ chức chất lượng không khí IQAir, New Delhi là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới liên tiếp trong bốn năm qua. Kết quả của Google Trend cũng cho thấy số lượt tìm kiếm “máy lọc không khí” những ngày qua tăng đột biến ở khu vực Delhi, chứng tỏ người dân đang tìm kiếm một nguồn không khí sạch hơn.

Để khắc phục tình hình, chính quyền Delhi đang thực hiện một loạt giải pháp.

Thủ hiến Delhi, ông Arvind Kejriwal khi ở bang Punjab - nơi đang diễn ra việc đốt rơm rạ tràn lan, thông tin trên Twitter rằng “người dân Punjab và Delhi đang thực hiện tất cả các việc theo khả năng của họ” để giải quyết ô nhiễm.

Tuần qua, thủ đô của Ấn Độ đã tạm ngừng hầu hết các công việc xây dựng và phá dỡ để hạn chế ô nhiễm bụi. Chính quyền thành phố kêu gọi người dân đi chung ô tô và xe máy, làm việc tại nhà khi có thể, giảm sử dụng than và củi tại nhà.

Để ứng phó với mức độ ô nhiễm không khí cao bất thường ở Delhi, hôm 3/11, chính quyền đã cấm các xe tải chạy bằng động cơ diesel chở hàng hóa không thiết yếu vào thủ đô, đình chỉ hầu hết công trình xây dựng và phá dỡ trong tuần qua.

Bộ trưởng Môi trường vùng thủ đô Delhi Gopal Rai cho biết, 50% nhân viên chính quyền thành phố được yêu cầu làm việc tại nhà trong thời gian tới. Ông cũng kêu gọi các công ty tư nhân thực hiện biện pháp tương tự.

Tất cả các trường tiểu học tại Delhi đóng cửa từ ngày 5-11 cho trẻ học trực tuyến để đảm bảo sức khỏe trước nguy cơ bị ảnh hưởng do ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Quyết định này nhận được sự hoan nghênh của phụ huynh.

Ủy ban Nhân quyền Ấn Độ cũng yêu cầu Chánh văn phòng các bang Punjab, Haryana, Uttar Pradesh và vùng thủ đô Delhi đưa ra biện pháp cụ thể đối phó với mức độ ô nhiễm đáng báo động.

Vấn nạn của nhiều nước

New Delhi không phải nơi duy nhất phải đối mặt với “vấn nạn” đốt rơm rạ gây ô nhiễm.

Tại Thái Lan, việc đốt rơm rác ngoài trời cũng là nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm không khí. Từ cuối năm 2020, chính phủ nước này đã tuyên bố bụi mịn là vấn đề chính sách toàn quốc.

Chính phủ Thái Lan đã và đang có nhiều chính sách giảm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bụi mịn. Chính phủ đã quy định rằng từ cuối năm 2022, một số vùng chuyên trồng mía đường sẽ không được đốt rác.

Ở Hà Nội, tháng 6/2021, thành phố đã ghi nhận việc đột nhiên “thăng hạng” vào danh sách chất lượng không khí ô nhiễm nhất thế giới.

Tại thời điểm đó, ứng dụng theo dõi ô nhiễm không khí Air Visual đưa ra mức cảnh báo ô nhiễm nghiêm trọng tại Hà Nội. Air Visual áp dụng cách tính giá trị AQI của Mỹ đưa ra mức cảnh báo ô nhiễm không khí màu đỏ - mức xấu, giá trị AQI từ 171 – 184 (có hại cho sức khỏe). Theo ứng dụng này, Hà Nội có thời điểm xếp thứ nhất thế giới về ô nhiễm không khí.

Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng không khí Hà Nội ô nhiễm ở mức cao được các chuyên gia môi trường chỉ ra: khí phát thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp, phương tiện giao thông; đốt rác và phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch.

PGS. TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí tại Hà Nội không hoàn toàn do đốt rơm rạ mà được cộng hưởng bởi các yếu tố trên.

TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, mùa Hè tại Hà Nội có nắng và gió, lớp khí quyển tạo điều kiện khuếch tán không khí làm cho không khí trong lành hơn mùa lạnh.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách là cần lập và thực hiện kế hoạch liên ngành ứng phó với ô nhiễm không khí, bao gồm các hướng dẫn y tế và biện pháp bảo vệ sức khỏe, biện pháp hạn chế nguồn thải tương ứng với các mức ô nhiễm không khí; phát triển hệ thống dự báo chất lượng không khí và cảnh báo các đợt ô nhiễm không khí; truyền thông, nâng cao nhận thức...

Ô nhiễm không khí gây ra các hành vi tiêu cực ở trẻ em?

Ô nhiễm không khí gây ra các hành vi tiêu cực ở trẻ em?

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng ô nhiễm không khí có thể là nguyên nhân gây ra các hành vi tiêu cực ...

Những 'ông lớn' dầu khí thế giới: Nói chưa đi đôi với làm

Những 'ông lớn' dầu khí thế giới: Nói chưa đi đôi với làm

Các công ty dầu khí lớn trên thế giới đưa ra nhiều thông điệp “xanh”, song các khoản đầu tư và hoạt động lại chưa ...

Báo động: Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển cao chưa từng thấy trong khoảng 4 triệu năm qua

Báo động: Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển cao chưa từng thấy trong khoảng 4 triệu năm qua

Nồng độ CO2 trong khí quyển đo được trong tháng 5/2022 cao hơn 50% so với những mức độ đo được trong thời gian tương ...

Cảnh báo mới toàn cầu về chất lượng không khí

Cảnh báo mới toàn cầu về chất lượng không khí

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, gần như tất cả mọi người trên thế giới đang hít thở không khí không đạt ...

Hàn Quốc cung cấp bản đồ chất lượng không khí thời gian thực

Hàn Quốc cung cấp bản đồ chất lượng không khí thời gian thực

TGVN. Từ ngày 22/3, Hàn Quốc bắt đầu cung cấp bản đồ chất lượng không khí theo thời gian thực cho Bán đảo Triều Tiên ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/4/2024: Cự Giải tình yêu đầy sóng gió

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/4/2024: Cự Giải tình yêu đầy sóng gió

Tử vi hôm nay 29/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 28/4 - SXMN 28/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 28/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 28/4 - SXMN 28/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 28/4/2023. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. SXMN 28/4. XSMN ...
Thời điểm 'nước sôi' của bầu cử Ấn Độ, Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ láng giềng

Thời điểm 'nước sôi' của bầu cử Ấn Độ, Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ láng giềng

Trong động thái được nhìn nhận là sự phát triển ngoại giao quan trọng, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina dự kiến đến thăm Ấn Độ trong tháng tới.
Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Sáng 28/4, núi lửa Ibu ở miền Đông Indonesia đã phun trào, khiến nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh xa khu vực.
Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời vì nhiệt độ có thể lên tới 43 độ C.
Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Việt Nam là quốc gia được Italy rất quan tâm, được coi là điểm sáng có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động