Nga cho ra mắt phiên bản mới của tàu tuần tra dự án Strazh

Trung Hiếu
Vừa qua, Cục Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Trung ương Rubin (Saint Petersburg) đã trình bày bản sửa đổi thứ hai của tàu tuần tra Strazh, có khả năng lặn kết hợp các ưu điểm của tàu ngầm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga cho ra mắt phiên bản mới của tàu tuần tra dự án Strazh
Tàu tuần tra dự án Strazh. (Nguồn: Sputnik)

Cục Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Trung ương Rubin (Saint Petersburg) là một trong những công ty hàng đầu thế giới về đóng tàu ngầm và là đơn vị thiết kế lớn nhất của Nga chuyên về kỹ thuật hàng hải.

Trong 120 năm qua, Cục đã phát triển nhiều dự án, chế tạo 1.065 chiếc tàu ngầm, trong đó 949 tàu ngầm dành cho Hải quân Liên Xô và Nga. Và 116 chiếc nữa đã và đang phục vụ trong lực lượng hải quân của 16 quốc gia.

Vừa qua, Cục đã trình bày bản sửa đổi thứ hai của tàu tuần tra Strazh, có khả năng lặn kết hợp các ưu điểm của tàu ngầm.

Phiên bản mới có kích thước lớn nhất với chiều dài khoảng 72 mét (xấp xỉ như các tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636.1 Kilo cải tiến) và lượng choán nước thông thường khoảng 1.300 tấn (ít hơn 1.000 tấn so với tàu ngầm cùng loại).

Động cơ điện mạnh hơn so với phiên bản đầu tiên cho phép Strazh đạt tốc độ 21 hải lý (39 km/giờ). Tầm hoạt động đến 4.000 hải lý (7.408 km) khi di chuyển ở tốc độ kinh tế 10 hải lý/giờ (18,5 km/giờ), nhưng tàu có thể đạt tốc độ cao hơn.

Nhờ tăng kích thước mà các chuyên gia có thể tạo ra phiên bản với nhiều chức năng hơn. Các đường viền mới với thân xuyên sóng, chắn sóng ở hai bên làm giảm độ lắc của tàu. Trong phần mũi tàu được gọi là “mũi quả lê” (một phần nhô ra ở phía trước thân tàu ngay dưới mớn nước để điều chỉnh cách nước chảy xung quanh thân tàu, giảm lực cản và do đó tăng tốc độ), bố trí ăng ten của trạm thủy âm.

Vũ khí trên tàu bao gồm 1 pháo tự động cỡ nhỏ, 2 bệ phóng tên lửa dẫn đường và 4 ống phóng ngư lôi cỡ nhỏ (324 mm). Cấu hình này biến Strazh cỡ nhỏ thành một đối thủ đáng gờm ngay cả đối với các tàu mặt nước lớn hơn nhiều.

Ngoài ra, trên tàu có 2 khoang đa chức năng kín chứa ca nô và vũ khí của các đội tuần tra, UAV hoặc những trọng tải khác. Thiết bị radar và sonar có thể được sử dụng để phát hiện những kẻ xâm nhập.

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và canh gác, tàu tuần tra có thể được sử dụng như một mục tiêu giả định để huấn luyện lực lượng chống tàu ngầm của hạm đội, và như một tàu huấn luyện các thủy thủ đoàn tàu ngầm.

Cuối cùng, các nhà thiết kế của công ty Rubin khẳng định, họ có thể dễ dàng đưa ra giải pháp thích hợp về các đặc điểm của tàu Strazh (nhiệm vụ, điều kiện sử dụng và khả năng kỹ thuật) để đáp ứng yêu cầu của mỗi khách hàng cụ thể.

iPhone 14 - chiếc iPhone đầu tiên không có khe SIM?

iPhone 14 - chiếc iPhone đầu tiên không có khe SIM?

Nhiều chuyên gia tin rằng những chiếc iPhone 14 chỉ hỗ trợ eSIM sẽ được bán giới hạn tại một số thị trường trong năm ...

Điểm danh những loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất ở châu Âu

Điểm danh những loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất ở châu Âu

Tạp chí quân sự Military Watch đưa tin, máy bay chiến đấu Su-30SM do Nga sản xuất được đưa vào danh sách các loại máy ...

(theo Sputnik)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động