Nga-EU: ‘Ván bài’ khí đốt phản tác dụng, châu Âu lao đao trong vòng xoáy kinh tế

Linh Chi
Một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong nhiều thập niên đang diễn ra trên khắp thế giới. Dường như cuộc khủng hoảng này rõ ràng và nguy hiểm hơn tại châu Âu - nơi “ván bài” khí đốt mà khu vực này nhắm vào Nga đang phản tác dụng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng có thể đẩy châu Âu rơi vào suy thoái sâu - Ảnh: Getty Images
'Cuộc chiến' khí đốt Nga-EU, khủng hoảng năng lượng có thể đẩy châu Âu rơi vào suy thoái sâu. (Nguồn: Getty Images)

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine từ tháng 2 năm nay đã tạo ra một hiệu ứng gợn sóng trên thị trường toàn cầu. Các quốc gia phương Tây từng phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga - nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai và nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba thế giới - đã lên kế hoạch “cách ly” nguồn năng lượng này.

Nhưng hiện tại, với nguồn cung hạn chế từ Nga, giá khí đốt tự nhiên chuẩn ở châu Âu đã tăng hơn gấp đôi, khiến người tiêu dùng và các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Tại nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), hóa đơn tiền điện đã tăng gấp ba lần. Một số cửa hàng cà phê và nhà hàng đã chứng kiến ​​hóa đơn điện hàng tháng tăng từ 2.000 Euro lên 7.000 Euro. Các ngành công nghiệp lớn đã bắt đầu cắt giảm lao động để giảm chi phí do hóa đơn tiền điện cao.

Tình hình nghiêm trọng đến mức trước đây, các chính phủ từng lên kế hoạch từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân, nay phải mở lại hoạt động các nhà máy than và các cơ sở điện hạt nhân đã đóng cửa, đồng thời quốc hữu hóa các doanh nghiệp năng lượng.

Tuy nhiên, có thể đây vẫn là những ngày tốt đẹp đối với châu Âu. Khi mùa Đông đang đến rất gần, các chuyên gia cho rằng, thị trường năng lượng của châu Âu chưa bao giờ dễ bị tổn thương hơn. Ngay cả khi nhu cầu năng lượng tăng nhẹ nhất cũng có thể đẩy toàn bộ ngành sản xuất của châu Âu gặp khó, ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực.

Tin liên quan
Nga-phương Tây: ‘Con bài’ chính của Moscow đang suy yếu, nền kinh tế vào ‘con đường lãng quên’? Nga-phương Tây: ‘Con bài’ chính của Moscow đang suy yếu, nền kinh tế vào ‘con đường lãng quên’?

Tatiana Mitrova, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia nhấn mạnh: “Giá năng lượng đang ở mức cao kỷ lục trong lịch sử”.

Nỗ lực ứng phó

Ngay sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu ở Ukraine, các quốc gia châu Âu đã nỗ lực đảm bảo hệ thống năng lượng ổn định trước sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga. Khu vực này có hai lựa chọn: tăng nguồn cung cấp khí đốt hoặc giảm nhu cầu.

Đầu tiên, châu Âu tìm kiếm các nguồn cung khác để giảm sự phụ thuộc vào dòng khí đốt của Nga. Các nước EU đã tìm đến Qatar, Mỹ và các quốc gia Trung Á, ký kết các thỏa thuận với cả khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG),.

Tuy nhiên, sự cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng về phía nguồn cung phải đi kèm với một "bí quyết", đó là thời gian. Việc gia tăng dòng khí đốt tự nhiên từ các nước khác ngoài Nga đòi hỏi phải xây dựng nhiều đường ống hơn. Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiều LNG hơn đồng nghĩa với việc xây dựng các thiết bị đầu cuối chuyên dụng ở châu Âu - một quá trình có thể mất từ 2 đến 5 năm.

Penny Leake, nhà phân tích nghiên cứu tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie nhận thấy, việc mở rộng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên rất tốn kém, đòi hỏi nhiều năm đầu tư và kết quả có thể sẽ không như mong đợi.

Các chuyên gia khác cũng cho rằng, ít nhất cho đến mùa Hè năm 2023, các nhà cung cấp khó có thể tăng dòng chảy sang châu Âu với khối lượng đủ lớn để thay thế khí đốt Nga.

Vì vậy, theo nhà nghiên cứu Mitrova, việc giảm nhu cầu là biện pháp thực tế duy nhất còn lại của châu Âu và điều đó có thể xảy ra thông qua các biện pháp đau đớn như phân bổ năng lượng.

Giá điện ở châu Âu lên cao nhất trong nhiều năm. (Nguồn: Getty Images)
Giá điện ở châu Âu lên cao nhất trong nhiều năm. Các chính phủ phải mở lại hoạt động các nhà máy than và các cơ sở điện hạt nhân đã đóng cửa. (Nguồn: Getty Images)

Không có kịch bản tốt lúc này

Các quốc gia châu Âu bao gồm Đức, Pháp và Tây Ban Nha đã thông qua các biện pháp tiết kiệm năng lượng vào mùa Hè này nhằm nỗ lực tăng trữ lượng khí đốt càng nhiều càng tốt trước khi thời tiết trở nên lạnh hơn.

Tuy nhiên, sự ổn định của các kho dự trữ khí đốt của châu Âu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thời tiết. Bởi nếu nhiệt độ xuống quá thấp, nhu cầu sử dụng khí đốt tại khu vực có thể tăng cao hơn mức dự trữ hiện có.

Các quốc gia khác cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm điện và phân bổ năng lượng, chẳng hạn như tắt đèn giao thông vào ban đêm, tắt đèn các khung giờ cố định hay tắt đài phun nước công cộng… Nhưng với nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nhiều khi mùa Đông tới có thể buộc các quốc gia này phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn hơn.

Nhà nghiên cứu Mitrova nhận đinh: “Châu Âu không có kịch bản tốt vào lúc này. Việc giảm nhu cầu khí đốt ở EU thông qua việc cắt giảm khẩu phần có thể gây ra tác động kéo dài đối với một số ngành công nghiệp và nền kinh tế".

Theo ông Mitrova, hơn 70% các nhà sản xuất phân bón ở châu Âu - dựa vào amoniac khai thác từ sản xuất khí đốt tự nhiên - đã tạm dừng hoạt động và chi phí năng lượng tăng cao đang buộc nhiều nhà máy và nhà sản xuất ở châu Âu phải giảm công suất.

Nhưng trường hợp xấu nhất sẽ là các ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên - bao gồm nhà máy thủy tinh và các công ty thép phải đóng cửa.

Mauro Chavez, Giám đốc nghiên cứu về khí đốt châu Âu tại Wood Mackenzie thông tin, cho đến nay, hầu hết các nhà máy ở châu Âu chỉ giảm công suất chứ chưa phải đóng cửa hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà máy công nghiệp dựa vào khí đốt tự nhiên để sản xuất điện có thể phải ngừng hoạt động sớm do chi phí năng lượng quá cao.

Tuần này, công ty ô tô lớn nhất châu Âu Volkswagen cho rằng, hóa đơn tiền điện cao có thể khiến công ty phải chuyển sản xuất khỏi các quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga như Đức, Czech và Slovakia sang các quốc gia Tây Nam châu Âu có khả năng tiếp cận đến các dòng năng lượng đa dạng hơn.

Một kiểu khủng hoảng mới

Hệ thống năng lượng của châu Âu vẫn đang phục hồi sau một mùa Hè khắc nghiệt và các cuộc đình công của công nhân khiến hoạt động sản xuất chậm lại.

Tuy nhiên, kết hợp với cuộc khủng hoảng thêm tồi tệ vào mùa Đông tới, đây có thể là cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trên lục địa này kể từ những năm 1970. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân châu Âu đối mặt với giá năng lượng tiếp tục tăng cao và các công ty phải cắt giảm sản lượng.

Trong trường hợp xấu, nếu các ngành công nghiệp phải đóng cửa hoặc chuyển địa điểm, các chuyên gia cho rằng, một làn sóng thất nghiệp kéo dài và suy thoái kinh tế sẽ diễn ra tại châu Âu.

Chiến lược gia năng lượng cao cấp Samantha Dart của Goldman Sachs đã viết trong một bài đăng gần đây rằng, khủng hoảng năng lượng sẽ khiến tăng trưởng kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và suy thoái có thể sâu hơn nữa.

Giá của các nguồn năng lượng khác, đặc biệt là than đá cũng đã tăng trong vài tháng qua và một mùa Hè với thời tiết khắc nghiệt và hạn hán đã làm tê liệt năng lực phát điện hạt nhân và thủy điện của khu vực, khiến khả năng thay thế khí đốt Nga gặp khó.

Ông Mitrova nói: “Châu Âu hiện đang ở trong một tình huống rất thách thức. Có lẽ, cuộc khủng hoảng này còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970. Hiện tại, châu lục này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng với dầu mỏ, hạt nhân, thủy điện và khí đốt”.

Ryhana Rasidi, nhà phân tích khí đốt tại công ty tư vấn năng lượng Kpler thì cho rằng, mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn khi châu Âu nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung khí đốt. Nhưng các nguồn thay thế này đang bắt đầu xuất hiện các vấn đề riêng.

Ngoài việc thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, châu Âu bắt đầu cảm thấy ảnh hưởng của lệnh cấm hoàn toàn dầu Nga, chính thức có hiệu lực từ cuối năm nay.

Không chỉ thế, các quốc gia châu Âu không phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên vẫn đang cảm thấy “nhức nhối”. Pháp, từ lâu được coi là một trong những nhà cung cấp năng lượng ổn định ở châu Âu nhưng nỗ lực tăng công suất điện để chuẩn bị cho mùa Đông vẫn bị cản trở bởi thời tiết nắng nóng và các cuộc đình công của công nhân.

Kết hợp với một mạng lưới năng lượng tái tạo không thể đủ để đối phó với sức nặng của nhu cầu trong mùa Đông, cuộc khủng hoảng năng lượng mới của châu Âu sẽ tồi tệ nhất trên mọi phương diện.

Khủng hoảng năng lượng không phải lý do duy nhất khiến kinh tế châu Âu 'khốn đốn'

Khủng hoảng năng lượng không phải lý do duy nhất khiến kinh tế châu Âu 'khốn đốn'

Cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát là hai vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp, tác động mạnh đến túi tiền người dân ...

Nord Stream 2 vẫn là tia hy vọng mong manh của Nga và sự tiếc nuối của châu Âu?

Nord Stream 2 vẫn là tia hy vọng mong manh của Nga và sự tiếc nuối của châu Âu?

Mùa Đông 2022 không chỉ là một mùa Đông khó khăn ở phía trước đối với châu Âu, mà phải là ít nhất hai hoặc ...

Nga-phương Tây: ‘Con bài’ chính của Moscow đang suy yếu, nền kinh tế vào ‘con đường lãng quên’?

Nga-phương Tây: ‘Con bài’ chính của Moscow đang suy yếu, nền kinh tế vào ‘con đường lãng quên’?

Trong dài hạn, kinh tế cho Nga có thể gặp nhiều rắc rối khi ‘con bài’ thương lượng chính đang suy yếu và các lệnh ...

Nord Stream 2 vĩnh viễn không bao giờ chảy, Đức không lụy vào khí đốt Nga; Tổng thống Putin chỉ nguyên nhân khủng hoảng năng lượng

Nord Stream 2 vĩnh viễn không bao giờ chảy, Đức không lụy vào khí đốt Nga; Tổng thống Putin chỉ nguyên nhân khủng hoảng năng lượng

Stephan Weil, Thống đốc bang Lower Saxony, Tây Bắc nước Đức, cho biết, nước này sẽ không bao giờ có thể dựa vào Nga để ...

Khủng hoảng năng lượng: 'Nỗi đau' lan rộng khắp châu Âu, suy thoái sâu là không thể tránh khỏi?

Khủng hoảng năng lượng: 'Nỗi đau' lan rộng khắp châu Âu, suy thoái sâu là không thể tránh khỏi?

Các doanh nghiệp và gia đình trên khắp châu Âu đang phải “chiến đấu” với giá năng lượng cao khi Nga kìm hãm nguồn cung ...

(theo Fortune)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế ...
Nhận định, soi kèo West Ham vs Liverpool, 18h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo West Ham vs Liverpool, 18h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo West Ham vs Liverpool tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 18h30 ngày 27/4.
Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vừa công bố top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất 2024, trong đó có đến 6 cái tên mang nhãn ...
Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Fulham vs Crystal Palace tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa Hè này...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động