Các nhà lãnh đạo EU chuẩn bị họp tại Praha (Czech) để thảo luận cách thức áp giá trần khí đốt Nga. (Nguồn: getty Images) |
Các chính phủ EU đã tranh luận trong nhiều tuần về giá trần khí đốt mà không đạt được thỏa thuận. Trong khi phần lớn các thành viên EU ủng hộ một số hình thức giới hạn giá để giải quyết lạm phát tăng vọt.
Tuy nhiên Đức, Đan Mạch và Hà Lan phản đối, với lý do lo ngại về an ninh của nguồn cung.
Trong bức thư gửi các nhà lãnh đạo EU, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra các đề xuất để hôm 7/10, họ sẽ thảo luận cách thức áp giá trần tại cuộc họp ở Praha (Czech). Người đứng đầu EC đề nghị xem xét giới hạn về giá khí của Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu Hà Lan (TTF).
Mức giới hạn như vậy sẽ là một giải pháp tạm thời trong khi EU làm việc trên một tiêu chuẩn giá khí đốt mới.
Theo một nhà ngoại giao cấp cao của EU, rất khó để thiết kế một biện pháp phù hợp với thị trường năng lượng quốc gia của tất cả 27 thành viên EU.
Chủ tịch Von der Leyen cho biết, EU cũng nên xem xét giới hạn giá khí đốt được sử dụng để sản xuất điện nhưng bất kỳ giới hạn nào cũng phải phù hợp với các yêu cầu nghiêm ngặt để cắt giảm nhu cầu khí đốt, đảm bảo mức tiêu thụ không tăng vào thời điểm nhiên liệu khan hiếm.
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu (EP), bà von der Leyen cho hay: "EU nên cố gắng thương lượng giá cả 'hành lang' về nhập khẩu khí từ các nhà cung cấp đáng tin cậy. Đồng thời, xem xét tài trợ bổ sung để đảm bảo tất cả các nước thành viên có thể đầu tư đủ để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng".
Cùng ngày, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết, quốc gia này sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho Italy, sau một thời gian đình chỉ do sự cố vận chuyển ở Áo.
Gazprom nêu rõ: "Việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Áo đang được nối lại và Nga đã tìm được một giải pháp với khách hàng Italy sau những thay đổi quy định ở Áo”.
Hầu hết khí đốt của Nga được chuyển tới Italy đều đi qua Ukraine, qua Đường ống dẫn khí đốt xuyên Áo (TAG), đến Tarvisio ở phía Bắc Italy, giáp biên giới với Áo.
Công ty năng lượng Eni của Italy cũng xác nhận, nguồn cung cấp khí đốt từ Gazprom đã nối lại.
Trước đó, ngày 1/10 vừa qua, Gazprom cho biết việc trung chuyển khí đốt qua Áo đã bị tạm ngừng sau khi công ty vận hành hệ thống đường ống từ chối thông qua vận đơn. Phía Áo tuyên bố Gazprom đã không ký các hợp đồng cần thiết.
Đối với Italy, việc mất nguồn cung cấp khí đốt còn lại của Nga sẽ không phải là một thiệt hại lớn. Khí đốt Nga chiếm tỷ lệ dưới 10% trong nguồn cung cấp khí đốt của Italy, sau các động thái của nước này nhằm đảm bảo lượng khí đốt nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác bao gồm Algeria, Na Uy, Ai Cập, Qatar và Azerbaijan.
Dòng khí đốt của Italy cũng vượt nhu cầu của các hộ gia đình và doanh nghiệp, giúp nước này lấp đầy các bể chứa khí đốt trước mùa Đông tới 90%, và xuất khẩu khí đốt dư thừa sang nhiều quốc gia châu Âu khác.
Tuy nhiên, giá khí đốt cao trong bối cảnh châu Âu có nhu cầu cao và cần thay thế khí đốt của Nga đang đặt ra gánh nặng kinh tế nặng nề cho Italy và các nước EU khác.
| Nóng lòng củng cố tự chủ năng lượng, Đức và Tây Ban Nha tính xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới Đức và Tây Ban Nha đang theo đuổi kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới qua dãy núi Pyrenees, bất chấp ... |
| Gói trừng phạt thứ 8 nhắm vào Nga được 'thông quan', EC muốn EU đặt giới hạn giá khí đốt tạm thời Ngày 5/10, Czech, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) cho biết, các nước thành viên đã nhất trí về ... |
| Cuộc khủng hoảng năng lượng đang buộc các chính phủ châu Âu phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn. Việc yêu cầu người ... |
| Nga sẽ cung cấp LNG cho Myanmar? Hungary nói về ngoại lệ khi áp giá trần dầu Moscow Ông Nikolai Nozdrev, Vụ trưởng Vụ châu Á 3 thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đang thảo luận về việc cung cấp ... |
| ‘Cuộc chơi’ của Trung Quốc trên thị trường khí đốt - nhà điều phối bất đắc dĩ nhưng bỏ túi bộn tiền Khi phương Tây cố gắng rời xa các nguồn năng lượng của Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, Trung ... |