Nga - NATO: Đề nghị đầy ẩn ý

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Nga vừa có động thái mới: đề nghị không triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu. Trước viễn cảnh hiệp ước INF không còn hiệu lực, cần hiểu thế nào về “hiểm ý” này của Nga? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga nato de nghi day an y Nga đề xuất cấm triển khai Hiệp ước INF
nga nato de nghi day an y Nga tuyên bố không giống Mỹ, không thử cũng không sở hữu tên lửa tầm ngắn và tầm trung
nga nato de nghi day an y
Nỗi lo lớn nhất của thành viên NATO ở châu Âu là bị vạ lây bởi chạy đua vũ trang và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Nga. Minh họa của trang Latest Laws.
nga nato de nghi day an y Hiệp ước INF: Cuộc chơi mới với thứ đồ cũ

TGVN. Ngày 2/8, Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô sẽ hết ...

Với đề nghị mới về không triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đẩy NATO nói chung và các thành viên của liên minh quân sự này ở châu Âu nói riêng vào tình thế khó xử.

Hiểm ý của ông Putin

NATO vốn luôn thúc ép Nga tiếp tục tuân thủ Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) cả sau khi Mỹ đã chủ động rút ra khỏi thoả thuận này, nhưng lại không chấp nhận đề nghị mới kia với nội dung tương tự như INF của ông Putin vì không tin ông Putin và vì đã có một kiểu phản xạ có điều kiện là đề nghị nào của Nga về giải trừ quân bị hay về chính trị an ninh châu lục đều bị NATO bác bỏ trước đã, chuyện xem xét hay chấp nhận rồi sẽ được tính sau.

Đề nghị mới này đã được ông Putin gửi qua thư tới lãnh đạo một số nước thành viên NATO ở châu Âu, không gửi tới tất cả các thành viên NATO và không gửi tới Mỹ. Chủ ý của ông Putin là đề cập riêng đến chuyện triển khai tên lửa tầm trung - với tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km - ở châu Âu. Theo đó, Nga và các nước này không triển khai tên lửa tầm trung trên lãnh thổ của họ. Việc này liên quan đến cả tên lửa thông thường lẫn tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có nghĩa vừa là chuyện giải trừ quân bị thông thường lẫn giải trừ vũ khí hạt nhân và đặc biệt là ngăn ngừa bùng phát cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân sau khi hiệp ước INF không còn hiệu lực.

Nga không phát triển và triển khai tên lửa tầm trung là điều NATO rất mong muốn. Nhưng NATO lại không muốn chấp nhận và hiện chưa thể chấp nhận đề nghị nói trên của ông Putin vì những ẩn ý của ông Putin ở trong đó mà NATO coi là hiểm ý đối với NATO. Bởi những lý do sau đây.

Thứ nhất, NATO vốn cùng quan điểm với Mỹ cho rằng, Nga trong thời gian qua đã phát triển và chế tạo thế hệ tên lửa tầm trung mới. Mỹ coi đó là một lý do biện minh cho quyết định đơn phương ngừng tuân thủ INF và không tiếp tục gia hạn hiệu lực của hiệp ước này. Bây giờ, nếu chấp nhận đề nghị mới này của Nga thì có nghĩa là NATO chấp nhận tình thế bất lợi so với Nga trên phương diện tên lửa tầm trung. Cho nên, NATO sẽ chỉ chấp nhận đề nghị này sau khi đã kiểm chứng được là Nga không còn tên lửa tầm trung nữa được triển khai ở phần lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga.

nga nato de nghi day an y 20 năm Putin: Dấu ấn và di sản (Bài 2)
nga nato de nghi day an y 20 năm Putin: Đúng người, đúng chỗ, đúng thời
nga nato de nghi day an y Tổng thống Nga Putin: Kích điểm chốt, chuyển toàn cục

Thứ hai, NATO vốn không lạ một chủ ý của Nga là phân hoá NATO với Mỹ và phân hoá các thành viên NATO ở châu Âu với Mỹ. INF là thoả thuận riêng về giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô trước đây, giữa Mỹ và Nga ngày nay, không phải là giữa NATO với Liên Xô trước đây, giữa NATO và Nga ngày nay. Nhưng giờ, Nga đề nghị có thoả thuận thay thế nó chỉ giữa Nga và các nước châu Âu, nhằm vào điểm yếu nhất của NATO là khoảng cách giữa Mỹ và các thành viên NATO ở châu Âu, nhằm vào nỗi lo thường trực lớn nhất của các nước thành viên NATO ở châu Âu là bị vạ lây về chính trị an ninh bởi căng thẳng và bất hoà, xung khắc và đối đầu hay chạy đua vũ trang và cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Nga.

Bác bỏ đề nghị này của ông Putin, các nước kia vô hiệu hoá nỗ lực của Nga phân rẽ Mỹ với NATO và Mỹ với các thành viên NATO ở châu Âu, nhưng lại duy trì sự lệ thuộc của họ vào cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ và sẽ tiếp tục là con tin của mối quan hệ giữa Mỹ và Nga.

Mũi tên nhằm nhiều đích

Thứ ba, đề nghị này của ông Putin vừa tạo lợi thế cho Nga trong cả cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân lẫn giải trừ vũ khí hạt nhân tới đây sẽ diễn ra giữa Mỹ và Nga lại vừa giúp cho Trung Quốc có thể tiếp tục đứng ngoài cuộc như từ trước đến nay.

Một lý do khác nữa Mỹ dùng để lập luận cho quyết định đơn phương chấm dứt tuân thủ hiệp ước INF là các nước khác sở hữu vũ khí hạt nhân, đặc biệt và trước hết là Trung Quốc, không bị chế tài bởi INF. Ông Putin đưa ra đề nghị này đẩy cả Mỹ, NATO và các nước thành viên NATO ở châu Âu vào tình thế bị động đối phó về tham gi giải trừ quân bị và vũ khí hạt nhân mà không hề động chạm gì đến Trung Quốc. Một khi phía bên kia không chấp nhận đề nghị này của ông Putin thì tự chứng tỏ là không thật lòng với việc giải trừ quân bị và giải trừ vũ khí hạt nhân, khi ấy, không thể yêu cầu và đòi hỏi các nước khác trên thế giới, trước hết và đặc biệt là Trung Quốc, phải giải trừ quân bị và vũ khí hạt nhân.

Cái khó xử của NATO ở đây trong thực chất là phản ứng hay đáp trả theo chiều hướng nào và với cách thức nào thì ông Putin cũng vẫn được lợi. Ý tưởng này của ông Putin dẫu có bất thành thì vẫn đắc dụng cho tác giả của nó.

Dịch Dung

nga nato de nghi day an y

Đối đầu Mỹ-Iran: Thực chất khác biểu hiện

TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuy mạnh miệng lớn giọng trong mọi cáo buộc, phê trách hay gây áp lực đối với Iran, nhưng ...

nga nato de nghi day an y Liệu Hiệp ước New START có giống như số phận INF?

TGVN. Sau khi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) chính thức sụp đổ vào đầu tháng Tám vừa qua, thế giới lại ...

nga nato de nghi day an y Nga - Mỹ tố nhau chạy đua vũ trang, Trung Quốc tuyên bố 'vô can'

TGVN. Ngày 22/8, Đại diện Mỹ và Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) cáo buộc lẫn nhau về nguy cơ một cuộc chạy đua vũ ...

nga nato de nghi day an y Tổng thống Putin: Nga sẽ phát triển hệ thống tên lửa tầm trung và ngắn

TGVN. Ngày 21/8, Tổng thống nga nato de nghi day an y Tổng thống Putin: Nga sẽ phát triển hệ thống tên lửa tầm trung và ngắn

TGVN. Ngày 21/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nước này sẽ phát triển hệ thống tên lửa tầm trung và tầm ngắn, nhưng ...

Nga Vladimir Putin tuyên bố, nước này sẽ phát triển hệ thống tên lửa tầm trung và tầm ngắn, nhưng ...

Đọc thêm

Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ vừa đưa ra quy định mới về tốc độ băng rộng cố định buộc các nhà mạng phải cung cấp Internet cố định có tốc độ tải xuống 100 ...
Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh vừa đưa ra kết luận về Craig Wright, người luôn tự nhận là cha đẻ của “Bitcoin” - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tính ...
Hướng dẫn cách tặng nhạc chờ Zalo đơn giản với nhiều bài hát cực hay

Hướng dẫn cách tặng nhạc chờ Zalo đơn giản với nhiều bài hát cực hay

Hiện nay, Zalo đã cho phép bạn gửi tặng nhạc chờ đến bạn bè của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu nhưng chưa biết cách thực hiện thì bài ...
Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các trường đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các trường đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng VELP 2024 sẽ gợi mở những ý tưởng mới cho các cơ quan của Việt Nam trong xây dựng và thực thi các ...
Cristiano Ronaldo không có tên trong danh sách đội tuyển Bồ Đào Nha giao hữu tuyển Thụy Điển

Cristiano Ronaldo không có tên trong danh sách đội tuyển Bồ Đào Nha giao hữu tuyển Thụy Điển

HLV Roberto Martinez gạch tên siêu sao Cristiano Ronaldo khỏi danh sách rút gọn 24 cầu thủ Bồ Đào Nha chuẩn bị cho trận giao hữu với Thụy Điển.
Tiết lộ nguyên nhân chính khiến giá khí đốt châu Âu tăng liên tiếp, có liên quan đến Nga và Ukraine?

Tiết lộ nguyên nhân chính khiến giá khí đốt châu Âu tăng liên tiếp, có liên quan đến Nga và Ukraine?

Giá khí đốt ở châu Âu ngày 18/3 (giờ địa phương) tiếp đà tăng và ghi nhận chuỗi đi lên 4 ngày liên tiếp.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động