Nga nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc 'nhái' hệ thống vũ khí

TGVN. Nga đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn Trung Quốc sao chép trái phép các hệ thống vũ khí của Moscow.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga no luc ngan chan trung quoc nhai he thong vu khi Hết yêu sách, Moscow và Kiev nhất trí vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua Ukraine
nga no luc ngan chan trung quoc nhai he thong vu khi Tổng thống Nga bình luận về vụ luận tội Tổng thống Mỹ
nga no luc ngan chan trung quoc nhai he thong vu khi
J-11 - máy bay Trung Quốc nghi sao chép Su-27 của Nga. (Nguồn: Wikipedia)

Theo báo Nikkei, ngày 13/12, đại diện của tập đoàn quốc phòng Nga Rostec đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc với cáo buộc sao chép trái phép vũ khí của Moscow trong nhiều năm qua.

“Sao chép không xin phép các thiết bị của chúng ta ở nước ngoài là một vấn đề nghiêm trọng. Đã có 500 trường hợp như vậy trong 17 năm qua. Riêng Trung Quốc đã sao chép động cơ máy bay, các máy bay của hãng Sukhoi, hệ thống phòng thủ, các tên lửa phòng không có thể di chuyển, thiết bị của hệ thống tự hành đất đối không tầm trung Pantsir”, ông Yevgeny Livadny, trưởng bộ phận phụ trách sở hữu trí tuệ của Rostec, nói.

Các bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh giao thương vũ khí giữa hai nước đang phát triển mạnh. Theo một thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Trung Quốc từ năm 2014 - 2018, chiếm 70% tổng số vũ khí Bắc Kinh nhập khẩu trong khoảng thời gian này.

Nga cũng xuất khẩu những hệ thống tiên tiến nhất cho Trung Quốc như 6 tổ hợp phòng không S-400, 24 máy bay chiến đấu Su-35.

Dù Moscow cáo buộc Bắc Kinh sao chép công nghệ trái phép, xuất khẩu vũ khí từ Nga sang Trung Quốc có thể sẽ không sớm giảm nhiệt trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng các lợi thế về kinh tế và địa chính trị dường như đã khiến Nga “phớt lờ” rủi ro này.

“Thật tệ khi ai đó sao chép vũ khí của bạn mà không được phép. Nhưng công bằng mà nói, tôi nghĩ vì Nga vẫn tiếp tục hợp tác với Trung Quốc, nên Moscow dường như coi vấn đề này không quá nghiêm trọng”, Andrei Frolov, Tổng biên tập tạp chí Arms Exports, nói.

Trung Quốc từ lâu đã bị nghi sao chép vũ khí Nga. Năm 1990, Trung Quốc mua các máy bay Su-27 và tổ hợp phòng không S-300 của Nga rồi dường như dùng chính các vũ khí này để phát triển máy bay chiến đấu J-11 và tổ hợp đất đối không HQ-9 của Bắc Kinh.

Ngăn chặn và thích nghi

nga no luc ngan chan trung quoc nhai he thong vu khi
Tổ hợp tên lửa HQ-9 nghi nhái từ S-300 của Nga.

Sau nhiều vụ việc, Nga đã bắt đầu áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng sao chép trái phép của Trung Quốc.

Ví dụ, Nga ra quy định Trung Quốc phải mua vũ khí số lượng lớn theo lô thay vì mua một vài chiếc - dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh có thể mua về để học hỏi và sao chép. Nga cũng nhấn mạnh vào các điều khoản chống lại hành vi “đạo nhái” trong hợp đồng mua bán và thậm chí thu tiền bản quyền từ việc Trung Quốc sao chép vũ khí.

Tuy nhiên, ông Kozyulin nhận định rằng, các biện pháp này chưa thực sự có hiệu quả rõ rệt dù Nga đã cố gắng thực hiện.

Trong quá khứ, sự quan ngại của Nga về việc Trung Quốc sao chép trái phép vũ khí đã làm sụt giảm nhanh chóng doanh số vũ khí hai nước giao dịch trong những năm 2000. Năm 2005, Trung Quốc chiếm 60% doanh thu từ xuất khẩu vũ khí của Nga nhưng tới năm 2012, con số này tụt xuống 8,7%.

Sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, khi Nga bị Phương Tây áp lệnh trừng phạt, Moscow mới bắt đầu nối lại việc buôn bán vũ khí cho Trung Quốc.

Ông Vasily Kashin, chuyên gia Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhân định rằng, hiện thời Nga dường như đã chấp nhận rằng, việc Trung Quốc sao chép trái phép công nghệ là “cái giá không thể tránh khỏi” khi giao thương với Bắc Kinh.

Chuyên gia này cho biết, kể cả Bắc Kinh có sao chép thành công vũ khí, Nga vẫn chiếm ưu thế về công nghệ.

“Không thể nào sao chép công nghệ trong một khoảng thời gian ngắn được. Nhái công nghệ cũ tốn thời gian ngang như phát triển công nghệ mới”, ông Kashin nói. Bằng cách này, nếu Trung Quốc chọn cách sao chép công nghệ, họ vẫn sẽ đi sau Nga, ông Kashin nhận định.

Tuy nhiên, vẫn có những quan ngại nhất định ở phía Nga về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu vũ khí sang thị trường nước ngoài sau hàng chục năm chi mạnh tay cho quân sự và sao chép công nghệ của nước khác.

Theo chuyên gia Frolov, đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội với Nga.

“Một mặt, Nga quan ngại Trung Quốc sẽ đẩy mình ra khỏi thị trường vũ khí truyền thống. Nhưng mặt khác, Trung Quốc có tiền và muốn hợp tác và điều này có thể là cơ hội để Nga phát triển”, ông Frolov nói.

nga no luc ngan chan trung quoc nhai he thong vu khi Nga tuyên bố không còn ý định tái gia nhập G7 vì có các ưu tiên khác

TGVN. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 20/12 tuyên bố, Moscow không còn có ý định tái gia nhập Nhóm 7 nền công ...

nga no luc ngan chan trung quoc nhai he thong vu khi Họp báo cuối năm: Tổng thống Putin nói về châu Âu, Mỹ, Trung và 'tin tưởng ông Trump'

TGVN. Ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ trì cuộc họp báo cuối năm thường niên tại Trung tâm Thương mại Quốc tế ở Thủ ...

nga no luc ngan chan trung quoc nhai he thong vu khi Ngoại trưởng Vương Nghị: Quan hệ Nga - Trung Quốc 'vững chắc như đá tảng, không gì phá nổi'

TGVN. Ngày 18/12, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng, quan hệ giữa Nga ...

(theo Dân trí/Nikkei)

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Tây Ban Nha, đối tác chiến lược đầu ...
Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Barcelona vs PSG tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 17/4. SXMB ...
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động