Hệ thống phòng không Tor-M2 của Nga. (Nguồn: Sputnik) |
Tổ hợp Tor tầm thấp có thể mang theo số lượng vũ khí nhiều gấp đôi, được trang bị phần mềm mới. Vì vậy, các mục tiêu bay thấp khó lòng sống sót trước tổ hợp này. Thực tế đã được kiểm chứng qua những lần diễn tập bắn đạn thật tiêu diệt các mục tiêu bay thấp.
Không ngừng nâng cấp
Viện nghiên cứu cơ điện Moscow đã phát triển tổ hợp phòng không tự hành Tor từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Mùa xuân 1986, quân đội Liên Xô được trang bị vũ khí này.
Từ đó đến nay, hệ thống Tor đã trải qua 3 lần nâng cấp sâu, hoạt động này vẫn liên tục diễn ra, nhờ vậy mà khả năng tác chiến của Tor không ngừng được cải thiện.
Cho đến nay, Tor-M2 là tổ hợp phòng không tầm thấp hiện đại và hiệu quả nhất. Năm 2019, Nga cho ra mắt tổ hợp Tor-M2 chạy bằng bánh hơi, điểm khác nổi bật của phiên bản này là có thể vừa tấn công vừa di chuyển.
Tổ hợp Tor-M2 có nhiệm vụ đảm bảo phòng không cho các lữ đoàn bộ binh cơ giới, lữ đoàn tăng của lục quân ở mọi loại hình tác chiến trên chiến trường.
Tor-M2 được chế tạo để đáp trả những đợt tấn công cấp tập bằng không quân, bằng vũ khí chính xác cao của đối phương. Tổ hợp này có thể vô hiệu hóa tên lửa “không đối đất”, bom thông minh, bom hiệu chỉnh, tên lửa chống radar, các loại máy bay chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay trực thăng và máy bay không người lái của đối phương.
Trước kia, những tổ hợp phòng không Tor chỉ được sử dụng vào mục đích bảo vệ bộ đội, bảo vệ những công trình dân sự, những cơ sở hạ tầng quan trọng, như nhà máy điện hạt nhân, xí nghiệp, nhà máy, kho nhiên liệu, bệnh viện, trường học, hệ thống cầu đường...
Tính năng kỹ - chiến thuật của Tor
Biên chế của một tổ hợp phòng không có ba khẩu đội hỏa lực (12 xe chiến đấu). Một xe chiến đấu được trang bị một trạm phát hiện mục tiêu, một trạm dẫn đường, hệ thống máy tính, thiết bị phóng và một số thiết bị khác.
Đây là thiết bị phòng không duy nhất trên thế giới có thể vận chuyển bằng giá treo bên ngoài của máy bay trực thăng.
Khi tham chiến, Tor-M2 có thể hoạt động ở chế độ băng chuyền, nghĩa là sau khi kênh dẫn bắn thực hiện phóng đi một tên lửa, tên lửa khác tiếp tục được đưa vào.
Ngoài ra, giữa các xe chiến đấu có thể trao đổi thông tin radar với nhau, điều này góp phần mở rộng khu vực quan sát. Tổ hợp Tor có thể tiêu diệt những mục tiêu do hệ thống radar của xe khác cung cấp.
Phiên bản mới nhất của tổ hợp phòng không Tor có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 32.000m. Đồng thời phát hiện 45 mục tiêu trên không và giám sát 4 mục tiêu.
Tầm bắn tối đa 16km, tầm bắn tối thiểu là 1km. Có thể bắn hạ mục tiêu đang bay với tốc độ 700m/s ở độ cao tối đa là 12km, độ cao tối thiểu là 10m.
Từ khi phát hiện mục tiêu, thời gian phản ứng của tổ hợp Tor là 5-10s.
Tên lửa trang bị cho tổ hợp Tor là 9M338, theo thông báo của nhà sản xuất, độ chính xác của loại tên lửa này là 99%.
Một kíp chiến đấu bao gồm 3 người, thời gian nạp đạn mất 18 phút, thời gian triển khai tác chiến khi đang hành quân là 3 phút.
Ngoài Nga, nhiều quốc gia cũng được trang bị tổ hợp phòng không Tor với nhiều phiên bản khác nhau, như Belarus, Armenia, Azerbaijan, Venezuela, Hy Lạp, Ai Cập, Iran, Trung Quốc, Cyprus,....
Năm 2019, Bộ Quốc phòng Nga ký hợp đồng cung cấp Tor-M2 với trị giá 100 tỷ Ruble. Việc trang bị cho quân đội tổ hợp phòng không Tor được Nga tiếp tục đến năm 2027.
| 'Giữ lửa' hạnh phúc gia đình, 'thắp sáng' sức mạnh dân tộc Khi đại dịch dần được đẩy lùi, mỗi gia đình vẫn là những nhân tố nòng cốt, đóng góp vào sự chuyển mình phục hồi ... |
| Đại sứ Gareth Ward: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ mở rộng dư địa hợp tác Anh-Việt Nam Theo Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Anh) tại Việt Nam Gareth Ward, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Anh ... |