TIN LIÊN QUAN | |
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc gây lo ngại cho ASEAN | |
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt sau Hội nghị mùa Xuân |
Trả lời phỏng vấn nhật báo Izvestia của Nga, ông Morgulov nhấn mạnh: "Nhìn chung, chúng ta sẽ phản đối bất kỳ hình thức nào của cuộc chiến thương mại và chống lại việc áp đặt trừng phạt vô tội vạ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bỏ lỡ những cơ hội đang mở ra trước mắt".
Nhà ngoại giao Nga đã vạch ra những viễn cảnh khả thi cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của nước này sang thị trường rộng lớn Trung Quốc .
Ông Morgulov nhấn mạnh: "Xu hướng tăng trưởng thương mại lẫn nhau trong lĩnh vực này đã được định hình trước khi gia tăng mâu thuẫn thương mại Trung-Mỹ. Hiện chúng tôi thấy rằng, những điều kiện để phát triển lợi ích hợp tác kinh tế đang ở một mức độ cao hơn nhiều
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dẫn đầu phái đoàn thương mại tới Bắc Kinh. (Nguồn: Reuters) |
Liên quan đến quan hệ thương mại Mỹ - Trung, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 4/5 thông báo, phái đoàn thương mại do ông dẫn đầu tới Trung Quốc đã có cuộc thảo luận rất khả quan.
Phát biểu trên được Bộ trưởng Mnuchin đưa ra với báo giới khi ông rời khách sạn ở Bắc Kinh và chuẩn bị bước vào ngày làm việc thứ hai đàm phán thương mại Mỹ - Trung và có thể là ngày đàm phán cuối cùng trong đợt này.
Dự kiến, cuộc thảo luận do ông Mnuchin và Phó Thủ tướng Lưu Hạc làm chủ tọa sẽ tập trung vào một loạt cáo buộc từ Mỹ về hành vi thương mại của Trung Quốc, như về chuyển giao công nghệ bắt buộc, hay các trợ cấp của nhà nước cho phát triển công nghệ.
Các nguồn tin bình luận, hai bên khó có thể đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá. Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng sẽ đưa ra một số các biện pháp ngắn hạn với một số thay đổi trong chính sách như chấm dứt yêu cầu phải liên doanh đối với một số ngành, giảm thuế đối với mặt hàng ô tô và gia tăng mua các mặt hàng của Mỹ, động thái có thể sẽ giúp trì hoãn quyết định của Mỹ áp thuế lên tới 50 tỉ USD đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, những thay đổi về chính sách nêu trên của Bắc Kinh có thể bao gồm một số động thái đã được công bố trước đây, chẳng hạn như việc loại bỏ yêu cầu về tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong các liên doanh đối với một số ngành và gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ.
Trước đó, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định, Trung Quốc hoan nghênh các cuộc đàm phán, tuy nhiên nhấn mạnh rằng, các cuộc đàm phán phải được diễn ra trên tình thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cả hai bên cùng có lợi.
Tờ China Daily, tờ báo tiếng Anh lớn nhất của Trung Quốc, số ra ngày 4/5 nhận định , Trung Quốc và Mỹ chỉ có thể đạt được một thỏa thuận khi cả hai bên cùng chấp nhận, cùng thể hiện mong muốn thực tế và cùng nhượng bộ lẫn nhau.
Nếu các bên không đạt được thỏa thuận nào, việc áp thuế của Mỹ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng Sáu, sau khi giai đoạn tham vấn 60 ngày kết thúc. Điều này chắc chắn sẽ châm ngòi cho một chuỗi các động thái trả đũa có thể lan rộng và ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc hy vọng xây dựng mối quan hệ mới với Mỹ Ngày 18/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ xây dựng "hình mẫu mới" trong mối quan hệ với Mỹ, ... |
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cuộc chiến sẽ không có ai thắng Theo bài viết trên trang mạng của Tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ... |
Mỹ-Trung Quốc sẽ tiếp tục căng thẳng dưới thời Tổng thống đắc cử Trump Trả lời phỏng vấn The Nikkei Asian Review ngày 22/11, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế tại Đại học Tsinghua (Bắc Kinh, Trung Quốc), ... |