Nga tăng cường lực lượng phòng thủ bờ biển phương Bắc, sẵn sàng đáp trả bằng sức mạnh quân sự

Văn Đỉnh
Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong năm nay, Moscow sẽ thành lập sư đoàn phòng thủ bờ biển mới nhằm bảo đảm an ninh toàn tuyến đường biển phương Bắc, từ Chukotka, đến Sakhalin bao gồm cả Kamchatka.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga thành lập sư đoàn phòng thủ bờ biển để tăng cường an ninh khu vực Đông Bắc
Nga sẽ thành lập sư đoàn phòng thủ bờ biển mới nhằm bảo đảm an ninh toàn tuyến đường biển phương Bắc. (Nguồn: The Moscow Times)

Theo đó, sư đoàn mới sẽ được trang bị toàn bộ các hệ thống vũ khí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tuần tra duyên hải.

Giới chuyên gia nhận định rằng, tuyến đường biển phương Bắc đang ngày càng trở nên quan trọng, việc Nga nắm quyền sử dụng tuyến đường này đã gây ra nhiều tranh cãi ở một số quốc gia. Và việc thành lập một sư đoàn phòng thủ mới ở đây sẽ tăng cường ảnh hưởng của Nga trong khu vực.

Tại Hội nghị tổng kết của Bộ Quốc phòng Nga diễn ra vào tháng 12/2021, việc thành lập sư đoàn mới đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đề cập.

Bộ trưởng Sergei Shoigu cho biết: “Trong biên chế của sư đoàn mới sẽ có trung đoàn phòng thủ bờ biển số 50, trung đoàn này hiện nay đang đóng quân ở Kamchatka, bảo đảm phòng thủ vùng Chukotka. Sư đoàn phòng thủ bờ biển mới là một bộ phận của cả một hệ thống phòng thủ, từ nam Primorye đến Bắc Cực".

Theo ông Sergei Shoigu, trong biên chế của sư đoàn có những đơn vị đặc nhiệm, hoạt động trên những chiến xe chuyên dụng 4 hoặc 6 bánh. Lực lượng của sư đoàn sẽ tập trung kiểm soát các eo biển của quần đảo Kuril, eo biển Bering, ngăn chặn và tấn công các cuộc đổ bộ của đối phương, hỗ trợ việc triển khai lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương ở Viễn Đông và Bắc Cực.

Bình luận về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn diện về châu Âu và quốc tế tại Trường Kinh tế cao cấp (HSE) Vasily Kashin nhấn mạnh tuyến đường biển phương Bắc là một huyết mạch kinh tế vô cùng quan trọng. Trong tương lai, ý nghĩa của nó ngày càng tăng lên. Trong quá trình ấm lên toàn cầu, những tảng băng vùng Bắc Cực tan chảy, vì vậy việc lưu thông tàu thuyền nơi đây ngày càng trở nên sôi động.

"Vịnh Bering là điểm mấu chốt của huyết mạch này. Sư đoàn được trang bị những tổ hợp chống hạm bờ biển sẽ giúp Nga kiểm soát được eo biển này. Đây là địa điểm điểm duy nhất của Nga, mà từ đây tên lửa tầm trung không chỉ bay tới được Alaska, mà còn tới được tất cả các vùng thuộc phía Tây Bắc của Mỹ. Điều này càng làm tăng thêm ý nghĩa chiến lược của Chukotka”, chuyên gia Vasily Kashin nhận định.

Cựu Tổng tham mưu trưởng hải quân Nga, Đô đốc Valentin Selivanov, thông tin rằng trong tương lai, Tuyến đường biển phương Bắc sẽ hoạt động 24/24. Tàu bè nước ngoài, đặc biệt là tàu quân sự sẽ không được phép qua đây nếu không được sự đồng ý của Nga.

Đô đốc Valentin Selivanov cũng dự báo rằng Mỹ và phương Tây sẽ không hài lòng với điều này và sẽ có những hoạt động gây hấn ở Bắc Cực, như đã từng làm ở Biển Đen và ở Thái Bình Dương.

"Để điều này không xảy ra, chúng ta phải có biện pháp tăng cường phòng thủ. Những biện pháp đó được đưa ra trên cơ sở tính toán thận trọng, phân tích kỹ lưỡng sức mạnh của ta và đối phương, cũng như những yếu tố đặc thù trong tác chiến ở Bắc Cực. Chúng ta có đủ khả năng, có đủ vũ khí mới đã được hiện đại hóa, để sử dụng ở đây”, Cựu Tổng tham mưu trưởng hải quân Nga khẳng định.

Trao đổi với phóng viên iz.ru, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ordzhonikidze đánh giá rằng hiện nay, không chỉ có Mỹ và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà còn rất nhiều nước khác, không tiếp giáp với Bắc Cực cũng đặc biệt quan tâm tới vùng đất này. Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự, hiện diện tàu ngầm, xây dựng hạm đội tàu phá băng ở Bắc Cực.

Theo ông Sergei Ordzhonikidze, tuyến đường biển phương Bắc sẽ mang lại cho Nga những lợi ích không nhỏ. Đó là lưu thông hàng hóa, năng lượng và những dự án dầu khí ở Sakhalin.

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Vấn đề Bắc Cực phải được giải quyết dứt điểm. Quan điểm chính trị và lợi ích kinh tế chỉ có thể khẳng định bằng sức mạnh quân sự”.

Trong khoảng mười năm trở lại đây, lực lượng lục quân của Nga không hiện diện ở Chukotka. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh kết thúc (từ những năm 1980 đến giữa những năm 1990), Liên Xô bố trí ở Chukotka một sư đoàn bộ binh cơ giới rút gọn. Vì cơ sở hạ tầng yếu kém, nên vào những năm 1990, sư đoàn này bị giải thể.

Hiện nay, sân bay Ugolny ở Anadyl đã được nâng cấp, cho phép tiếp nhận tất cả các loại máy bay và máy bay trực thăng, như máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, mang tên lửa Tu-160.

Tháng 12/2020, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng trung đoàn không quân ở Kamchatka đã đưa những tiêm kích đánh chặn Mi-31BM (phiên bản dành cho hải quân), các đơn vị máy bay không người lái Orlan-10, Outpost vào trực chiến thường xuyên ở Aldyr.

Ở Kamchatka, Nga bố trí lực lượng không quân vận tải Mi-8 và Mi-26, máy bay tiêm kích đa năng Mi-35. Đây là những yếu tố quan trọng, giúp Nga không chỉ bảo vệ biên giới mà còn thực hiện hoạt động tiếp tế hỗ trợ cho toàn bộ vùng Bắc Cực.

Nga 'chơi lớn', trang bị loạt tên lửa siêu thanh Zircon cho quân đội

Nga 'chơi lớn', trang bị loạt tên lửa siêu thanh Zircon cho quân đội

Số lượng tên lửa siêu thanh Zircon của Nga sắp được cung cấp trong thời gian tới đủ để tiêu diệt gọn bất kỳ hạm ...

Chuyên gia Pháp: Mỹ và phương Tây thất bại trước 'độ cứng' của Nga về Ukraine

Chuyên gia Pháp: Mỹ và phương Tây thất bại trước 'độ cứng' của Nga về Ukraine

Theo Tiến sĩ chính trị học, cựu sĩ quan tình báo cao cấp của Pháp Eric Denese, quan điểm cứng rắn của Nga về vấn ...

(theo iz.ru)

Xem nhiều

Đọc thêm

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động