Nga thực dụng, Mỹ muốn vượt trội, bao giờ đến Kỷ nguyên Thiên đường?

TGVN. Nga đang tích cực phản đối trật tự thế giới tự do, ủng hộ trật tự thế giới đa trung tâm. Trong khi đó, bất chấp mâu thuẫn nội bộ, Mỹ vẫn tìm cách duy trì vị thế thống trị của mình hoặc ưu thế vượt trội trong hệ thống toàn cầu.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong Nga - Mỹ và cuộc chơi gián điệp
nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong Nga - Mỹ tố nhau chạy đua vũ trang, Trung Quốc tuyên bố 'vô can'
nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong
Nga thực dụng, Mỹ muốn vượt trội, bao giờ đến Kỷ nguyên Thiên đường? (Nguồn: AFP)

Đó là phân tích của chuyên gia Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu Chính sách đối ngoại và an ninh Nga trên mạng Carnegie.ru mới đây. Theo đó, quan hệ hiện nay giữa Nga và Mỹ có thể được mô tả là đang trong trạng thái đối đầu. Tuy nhiên, đây là một cuộc đối đầu khác biệt về chất so với thời Chiến tranh Lạnh. Bản chất của cuộc đối đầu là xung đột về lợi ích, chứ không phải về thế giới quan, mặc dù một số yếu tố ý thức hệ vẫn tiếp tục hiện diện.

Nguyên nhân căn bản của sự đối đầu Nga - Mỹ là hai bên thiếu một giải pháp thỏa đáng sau Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga từ chối hội nhập vào hệ thống của Mỹ với tư cách là “đối tác dưới cơ”. Hơn nữa, theo thời gian, Nga bắt đầu nỗ lực khôi phục vị thế cường quốc của mình.

Về phía Mỹ, sau khi làm tan rã và thực sự loại bỏ Liên Xô khỏi vũ đài chính trị quốc tế, Washington coi quan hệ đối tác với Nga trên cơ sở những điều kiện mà Moscow nêu ra là không thể chấp nhận được. Đây là nguyên nhân chính yếu nhất, cũng có lỗi chủ quan và tính toán sai lầm ở cả hai phía, nhưng chỉ là thứ yếu.

Một cuộc chiến tranh phức hợp

Trên thực tế, Nga bảo vệ quyền tự quyết định, thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của mình. Mỹ bảo vệ trật tự được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Các hành động của Nga - đặc biệt là ở Ukraine và Syria - mặc dù không phá hủy, nhưng làm suy yếu và do vậy, gây nguy cơ sụp đổ trật tự do Mỹ đứng đầu.

Nga không thể công nhận quyền bá chủ của Mỹ vì nó đồng nghĩa với việc thừa nhận vị trí phụ thuộc của mình - điều này không bao giờ được chấp nhận với tính cách của người Nga. Mỹ không thể không đàm phán với Nga, càng không thể phớt lờ hành động của Nga, nếu không muốn từ bỏ quyền lãnh đạo toàn cầu mà Mỹ dựa vào để tự cho mình quyền bá chủ của thế giới.

Thách thức của Nga đối với Mỹ cũng góp phần vào xu hướng các quốc gia khác ngày càng trở nên mạnh mẽ và làm suy yếu các thể chế phương Tây do Mỹ đứng đầu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sau đó là Ấn Độ, là những minh chứng rõ ràng cho xu hướng này.

Các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Brazil đang đóng vai trò địa chính trị ngày càng tích cực. Các yếu tố tự chủ cũng được ghi nhận trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Trong tương lai, quá trình tăng cường vai trò của các quốc gia - dân tộc có thể ảnh hưởng đến châu Âu. Đi đầu xu thế này là Pháp và Đức – nước đã buộc phải từ bỏ khái niệm lợi ích quốc gia trong nửa thế kỷ.

Hình thức cuộc đối đầu Nga - Mỹ hiện nay là một cuộc chiến tranh phức hợp. Thuật ngữ này được các phương tiện truyền thông đại chúng nêu lên và nó ám chỉ tới cuộc đối đầu trước đây giữa Mỹ và Liên Xô. Trong Chiến tranh Lạnh, quân sự là thành tố chính của cuộc đối đầu, nhưng việc chế tạo ra vũ khí hạt nhân đã khiến các cuộc “chiến tranh nóng” mức độ cao phải trả giá đắt, do vậy, chúng được thay thế bằng một cuộc chạy đua vũ trang và đối đầu về chính trị và tư tưởng.

Cuộc chiến phức hợp giữa Nga và Mỹ hiện nay được đặc trưng bởi sự đối đầu đa dạng trong nhiều lĩnh vực trên quy mô toàn cầu: thông tin, kinh tế, tài chính, công nghệ và các lĩnh vực truyền thống. Trong cuộc chiến phức hợp này, Mỹ có ưu thế vượt trội so với Nga. Tuy nhiên trong 5 năm qua kể từ khi bắt đầu cuộc đối đầu mới, Washington đã không thể buộc Moscow thay đổi đường lối đối ngoại theo hướng mà họ mong muốn.

Đối đầu đi về đâu?

Quan hệ Nga - Mỹ hiện nay nhìn chung ổn định, song tình trạng quan hệ xấu đi hơn nữa là điều có thể xảy ra, thậm chí sẽ được nhận thấy rõ trong bối cảnh chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Tuy nhiên, kết cục bi thảm của cuộc đối đầu này chỉ xảy ra khi có tình huống ngoài tầm kiểm soát và không lường trước được.

Hiện nay, đã tồn tại một mạng lưới an toàn tránh để Nga và Mỹ lao vào cuộc xung đột vũ trang trực tiếp có chủ ý. Khác với thời Chiến tranh Lạnh, cả hai bên đều đang cố tránh một cuộc đối đầu nghiêm trọng, có nguy cơ tiềm tàng biến thành cuộc chiến một mất một còn.

Trong 5 - 7 năm tới, khó có thể mong đợi bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ giữa Nga và Mỹ. Bất kể kết quả của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới thế nào, Nga sẽ vẫn là một quốc gia "nguy hiểm" đối với tầng lớp chính trị Mỹ trong một thời gian dài. Các biện pháp trừng phạt chống Nga đã có hiệu lực pháp lý và khó được dỡ bỏ trong thời gian dài tới. Như vậy, thực tế này gần như không bao giờ thay đổi nếu các chính trị gia hiện tại vẫn cầm quyền.

Về phần mình, Nga luôn hành động thực dụng trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia. Trên cơ sở những lợi ích này, Moscow sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào nếu họ quan tới tâm lợi ích của Nga và tôn trọng vị thế của Nga trên thế giới. Vấn đề của Moscow là ở chỗ không nên mong đợi Washington có cách hành xử như vậy trong tương lai gần.

Tất nhiên, Nga và Mỹ, mặc dù có sự khác biệt rõ ràng và không thể vượt qua, nhưng họ không phải là đối thủ vĩnh cửu. Triển vọng dài hạn cho một lối thoát khỏi cuộc đối đầu Mỹ - Nga phụ thuộc chủ yếu vào ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ ở cả hai nước.

Trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Bush (con), Washington đã mong muốn hạn chế sự tham gia toàn cầu của Mỹ và tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Dưới thời Tổng thống Obama, xu hướng này thể hiện rõ hơn và dưới thời Tổng thống Trump thì nó trở thành chính sách chủ đạo. Chính sách này có khả năng được tiếp tục trong tương lai. Đó là mong muốn định hình lại quan hệ với các đồng minh, cũng như với các đối tác và đối thủ cạnh tranh của Mỹ trên trường quốc tế, trong đó có Nga. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không đồng đều và kéo dài.

Đối với Nga, việc khôi phục vị thế cường quốc trên thế giới đặt ra câu hỏi về mức độ ổn định của vị thế đó, nếu như Nga không được hỗ trợ đầy đủ bởi các chỉ số kinh tế. Về mặt logic, việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi một định hướng lớn về chính sách đối ngoại đối với các mục tiêu phát triển nội bộ, trước hết là về kinh tế và công nghệ.

Một sự điều chỉnh như vậy hàm ý việc chuyển sự chú ý của ban lãnh đạo cao nhất của Nga từ các vấn đề của trật tự thế giới toàn cầu sang các vấn đề về vị thế và vai trò của Nga trong trật tự thế giới mới nổi. Sức mạnh an ninh của Nga trong thế kỷ XXI, vốn được bảo đảm đầy đủ bởi tiềm năng răn đe hạt nhân và phi hạt nhân, sẽ ngày càng được khẳng định bởi các thông số phi quân sự. Bài học về sự sụp đổ nhanh chóng của Liên Xô buộc ban lãnh đạo nước Nga phải suy nghĩ nhiều hơn về các yếu tố nội bộ: kinh tế, chính sách xã hội, tâm trạng của dân chúng, chất lượng lãnh đạo và quản lý.

Đến những năm 2030, một Kỷ nguyên Thiên đường của quan hệ đối tác Nga - Mỹ là điều không thể xảy ra. Tính chất chính của quan hệ Nga - Mỹ sẽ vẫn là đối đầu, điều này là bình thường đối với các cường quốc.

Trong một kịch bản lý tưởng, Nga và Mỹ vẫn là hai đối thủ cạnh tranh của nhau về nhiều mặt, nhưng vẫn có thể trở thành đối tác, cùng phát triển các hợp tác thực sự.

nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong

Nga: Moscow có quan điểm thân thiện, khủng hoảng ở Mỹ Latin là do tham vọng của Mỹ

TGVN. Ngày 27/11, trong một phiên thảo luận của Câu lạc bộ Valdai, Giám đốc Cục Mỹ Latin của Bộ Ngoại giao Nga Alexander Shchetinin cho ...

nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong

Nga sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với Mỹ

TGVN. Ngày 23/11, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với Washington trên cơ sở tôn trọng các ...

nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong

So sức mạnh 2 "kỳ phùng địch thủ" tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga - Mỹ

TGVN. Trên trang Svobodnaia Pressa, mới đây, chuyên gia Nga Vladimir Tuchkov đã có bài phân tích về 2 tên lửa đạn đạo liên lục ...

(theo Carnegie.ru)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động