Ngạo nghễ chống tử thần

Với hơn 50 năm cầm máy, bước chân rong ruổi trên những nẻo đường thiên lý của Nhiếp ảnh gia Hoàng Kim Hùng - Cựu phóng viên ảnh của TTXVN và của báo TG&VN đã dừng lại hôm 21/2. Cát bụi lại trở về với cát bụi! Ông đã ra đi sau những tháng ngày “Chống lại tử thần" như cách nói của bạn ông, Nhà báo Dương Đức Quảng. TG&VN xin trích đăng bài viết như một nén tâm nhang của tập thể lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của Báo viếng người quá cố - Nhà báo Kim Hùng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Xa ông khá lâu, cho đến một ngày biết tin ông bị bệnh, tôi gọi điện thăm, ông cười vui: "Mình vẫn khoẻ, ba tháng một lần vào bệnh viện kiểm tra. Còn hàng ngày vẫn quyết liệt chống lại bản án tử hình!". Ông là Hoàng Kim Hùng, Cựu phóng viên ảnh của TTXVN và của Báo Thế giới & Việt Nam, Bộ Ngoại giao. Ông sinh năm 1937, là bậc đàn anh của tôi cả về tuổi đời và tuổi nghề làm báo…

Hai lần “5 ngày" trong cuộc đời cầm máy ảnh

Hơn 50 năm cầm máy ảnh, Kim Hùng đi nhiều nơi, cả trong nước và ngoài nước, chụp được hàng ngàn bức ảnh báo chí và nghệ thuật về nhiều đề tài, công nghiệp, văn hoá, thể thao, chính trị, ngoại giao…, trong đó có nhiều tác phẩm được giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 1975, lần đầu tiên Kim Hùng đạt giải thưởng nhiếp ảnh trong nước với tác phẩm "Rót thép". Năm 1982, tác phẩm "Đêm sông Đà" đã giành được giải nhất cuộc thi ảnh "Cơ giới hoá xây dựng" do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức. Năm 1996, bức ảnh "Lấp lánh ánh than" của ông đã giành được Giải Ba trong Triển lãm ảnh "Ngành than và người thợ mỏ".

Năm 2001, các nước ASEAN tổ chức cuộc thi ảnh "Hướng tới tầm nhìn ASEAN 2020: cùng hợp tác trong Đông Nam Á". Kim Hùng có 2 tác phẩm được chọn tham dự, trong đó bức "Khai mạc Hội nghị ASEAN VI" tại Hà Nội của ông nằm trong số 12 tác phẩm đoạt giải Quốc tế của cuộc thi, được công bố đúng ngày diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, tháng 7/2001 tại Yangon, Myanmar.

Nói tới giải thưởng nhiếp ảnh của Kim Hùng không thể không nhắc tới chùm ảnh với 3 tác phẩm, mang tên "30 phút lịch sử", ông chụp ngày diễn ra sự kiện ngăn sông Đà (đợt I) năm 1982. Chùm ảnh này của ông đã nhận được giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trong năm, trong đó có bức ảnh rất ấn tượng Kim Hùng bấm máy đúng thời khắc hòn đá vừa rời khỏi tay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, gần như đang "bay" trên mặt nước khi Chủ tịch thả nó xuống dòng sông Đà để bắt đầu ngăn dòng nước làm đập thuỷ điện.

Hơn 50 năm cầm máy ảnh, Kim Hùng có hai cuộc triển lãm ảnh riêng, gắn với kỷ niệm về "con số 5" mà ông nhớ mãi. Đó là trong 5 ngày được tháp tùng Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đi tham dự Hội nghị quốc tế các nước tài trợ cho Việt Nam tại Pháp năm 1993, ông đã dành những giờ phút hiếm hoi ngoài giờ làm việc ở Pháp, chụp tới gần 30 cuộn phim về thủ đô Paris. Về nước ông chọn được 54 bức ảnh mở cuộc triển lãm "Paris trong tôi" tại Trung tâm văn hoá Pháp ở Hà Nội, được dư luận trong nước và nước Pháp đánh giá cao. Năm 1997, được tháp tùng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm sang dự Hội nghị các nước tài trợ cho Việt Nam ở Nhật Bản, Kim Hùng cũng tranh thủ 5 ngày lưu lại thủ đô Tokyo ngoài giờ làm việc để ghi lại trong ống kính của mình những hình ảnh về con người, phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống sôi động, cổ kính, hiện đại ở thủ đô nước "mặt trời mọc". Về nước, ông chọn ra 60 tấm ảnh, mở cuộc triển lãm riêng "5 ngày ở Tokyo" nhân kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, được người xem đánh giá là "ống kính của ông không chịu bất lực trước một Đông Kinh rộng lớn và muôn màu!"

Ngạo nghễ chống lại tử thần

Năm 1973 ông có mặt tại Quảng Trị chụp ảnh các hoạt động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tiếp Đoàn ngoại giao ngay tại vùng giải phóng. Sau năm 1975, ông là phóng viên TTXVN chụp ảnh đặc phái viên của Tổng thống Mỹ lần đầu tiên sang Việt Nam. Ông có mặt tại Campuchia, nghẹn ngào bấm máy chụp các đồng chí thương binh cụt chân, cụt tay - những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã đổ máu trên đất bạn, trong buổi lễ rút quân về nước.

Suốt 25 năm Kim Hùng là phóng viên ảnh của TTXVN, chuyên chụp ảnh đón tiếp các đoàn khách quốc tế sang thăm Việt Nam và hoạt động của nhiều vị lãnh đạo Việt Nam đi thăm và làm việc ở Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… Ông là phóng viên ảnh đã có mặt tại biên giới Việt-Trung khi chiến tranh biên giới nổ ra năm 1979 và là phóng viên ảnh duy nhất được tháp tùng Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm sang Trung Quốc để chính thức nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau chiến tranh biên giới. Ông cũng là phóng viên ghi lại được hình ảnh Chủ tịch nước Trần Đức Lương trên diễn đàn Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ tại Liên hợp quốc (9/2000 tại New York, Mỹ)…

Năm 1999, Kim Hùng nghỉ hưu ở TTXVN, nhưng lại bắt đầu những công việc mới ở Tuần báo Quốc tế, từ năm 2006 là báoThế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao, tiếp tục cầm máy làm "phóng viên xê dịch", như ông nói, đến năm 2008 mới nghỉ hẳn khi lâm bệnh hiểm nghèo. Ngày 6/6/2007, ông phải vào Bệnh viện Việt Đức mổ để cắt khối u trung thất đã to bằng quả xoài, dài tới 9 cm, sau đó liên tục trong nhiều tháng phải vào bệnh viện K để trị xạ vì bị ung thư.

Đến thăm ông đúng hai năm sau ngày ông mổ, Kim Hùng kể với tôi, trước Tết Kỷ Sửu, căn bệnh của ông lại tái phát và di căn thành hạch trên cổ. Ông lại phải vào bệnh viện trị xạ, lần này lại bị bỏng, nên phải điều trị hàng tháng. Về nhà ông lại lao vào niềm đam mê nhiếp ảnh, giúp đỡ các cháu sinh viên báo chí, nhiếp ảnh… làm luận văn tốt nghiệp, và giúp một số bạn đồng nghiệp làm triển lãm, làm sách ảnh… Ông bảo không để thời gian rảnh rỗi gặm nhấm mình, đánh gục mình. Ông còn tham gia công việc của Ban biên soạn lịch sử hoạt động của ngành ngoại giao, làm các bộ ảnh và sách ảnh chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao, tháng 9/2010.

Nhìn Kim Hùng lạc quan và đầy tự tin, đang "ngạo nghễ chống lại tử thần", tôi nhớ bốn câu thơ "kiểu Bút Tre" mà ông Vũ Chí Công, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Cuba, tặng Kim Hùng dịp Tết năm 2000: "Hoan hô đồng chí Hoàng Kim/Hùng ta bấm máy hết phim mới thồi/Săn tìm cái đẹp ở đời/Ăn thua chỉ một giây thôi chớp liền".

Đọc bốn câu thơ vui ấy, tôi lại bùi ngùi nhớ tới lời ông khi chia tay tôi: "Có thể chỉ còn "một giây thôi" là bản án tử hình đối với mình có hiệu lực. Song còn một giây nào, giờ nào, ngày nào được sống mình còn sống có ích cho nghề, cho đời… Mình không quên được công lao và tình nghĩa của các bác sĩ, của vợ con, bạn bè đối với mình, giúp mình chống lại cái chết trong hai năm qua!".

Kim Hùng đã ra đi thật rồi, nhưng hình ảnh của anh, đạo đức của anh vẫn sống mãi trong tôi và các đồng nghiệp

Dương Đức Quảng

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động