Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Các quốc đảo Thái Bình Dương, diễn ra tại Seoul trong 2 ngày 29-30/5. (Nguồn: Reuters) |
Hội nghị trên có chủ đề “Hướng tới Thịnh vượng chung: Tăng cường hợp tác với Thái Bình Dương xanh”, với sự tham gia của 12 nhà lãnh đạo và 5 quan chức cấp bộ trưởng từ 17/18 thành viên thuộc Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương Diễn đàn (PIF), một cơ quan hợp tác liên chính phủ nhằm tăng cường gắn kết giữa các quốc đảo trong khu vực.
Tin liên quan |
Quốc đảo Solomon: Chỉ dấu về 'chiến địa' mới ở Nam Thái Bình Dương? |
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol khẳng định, sự kiện sẽ đánh dấu một khởi đầu hợp tác mới giữa Seoul và các đảo Thái Bình Dương.
Hội nghị đã ra tuyên bố chung, trong đó công nhận các giá trị về "tự do, dân chủ, pháp quyền, nhân quyền" và "trật tự quốc tế và khu vực dựa trên luật lệ".
Tuyên bố nhấn mạnh: "Hòa bình và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương có mối liên hệ với hòa bình và ổn định toàn cầu".
Các nhà lãnh đạo thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường hợp tác phát triển và hợp tác an ninh, bảo gồm an ninh hàng hải, an ninh khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh con người, y tế công cộng và an ninh xuyên quốc gia.
Theo Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, tuyên bố chung của hội nghị đưa ra tầm nhìn xây dựng quan hệ đối tác tự do, hòa bình và thịnh vượng giữa Seoul và các quốc đảo Thái Bình Dương.
Văn kiện này cũng trình bày kế hoạch phát triển quan hệ đối tác dựa trên Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc và Chiến lược của các quốc đảo Thái Bình Dương vì Lục địa Thái Bình Dương Xanh tầm nhìn 2050.
Tuyên bố ghi nhận cam kết của Hàn Quốc về việc tăng gấp đôi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các quốc đảo Thái Bình Dương lên 39,9 triệu USD cho tới năm 2027, đồng thời tăng cường hỗ trợ tài chính, công nghệ và các hỗ trợ khác để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, các bên chia sẻ quan điểm rằng, đại dương cần được giữ sạch không có chất thải phóng xạ và cần có sự tham vấn quốc tế và đánh giá khoa học, ám chỉ mối lo ngại về kế hoạch của Nhật Bản xả nước từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí rút ngắn chu kỳ tổ chức hội đàm cấp bộ trưởng ngoại giao xuống còn hai năm/lần và tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo vào thời gian và địa điểm phù hợp được các bên thống nhất.
| Tin thế giới 30/5: Nga ra tuyên bố về vụ tấn công Moscow, Kiev tìm đến một quốc gia châu Á; Trung Quốc 'nhắn nhủ' Mỹ nên chân thành Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, đụng độ ở Kosovo, tình hình bán đảo Triều Tiên, quan hệ Mỹ-Trung Quốc... là một số sự kiện quốc ... |
| Nga khuyên Mỹ 'từ bỏ nỗ lực xây phe khối' ở châu Á-Thái Bình Dương Ngày 25/5, Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Andrei Kulik tuyên bố, vấn đề liên quan mối quan hệ giữa các nước châu Á-Thái Bình ... |
| Lịch trình bận rộn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin diễn ra trước khi Thủ tướng Narendra Modi tới Nhà Trắng vào tháng ... |
| Điểm tin thế giới sáng 29/5: Ấn Độ có tòa nhà quốc hội mới, dấu mốc của hàng không Trung Quốc, Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/5. |
| Ngoại trưởng Jaishankar: Sự trỗi dậy của Ấn Độ là sự trỗi dậy duy nhất có thể so sánh với Trung Quốc Ngày 28/5, phát biểu trong một sự kiện tại Đại học quốc gia Anant, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar nhấn mạnh việc New Delhi ... |