TIN LIÊN QUAN | |
Nét hiện đại của ẩm thực Việt chinh phục thực khách Pháp | |
Dùng triết lý ẩm thực Việt “làm mới” ngoại giao văn hóa |
Ngày Ẩm thực Việt Nam lần đầu tiên ra mắt đã gây tiếng vang lớn, tạo một dấu ấn khó quên đối với bạn bè quốc tế.
Mỗi món ăn mang một thông điệp riêng về đất nước và con người Việt Nam. |
Mong muốn được giao lưu
Trong bài phát biểu tại đêm khai mạc sự kiện, Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO cho rằng, trong mối quan hệ ngoại giao nếu chỉ có chính trị, kinh tế sẽ ít có ý nghĩa hơn nếu không được nâng tầm bằng văn hóa.
Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai tại sự kiện. (Ảnh: Bảo Lan) |
Trên thế giới, ngoại giao văn hóa đã được thực hiện rất đa dạng. Ngay tại nước Pháp, Tổng thống Macron đã từng đề cập “ngoại giao ẩm thực” bởi đó là câu chuyện của cả một quốc gia chứ không chỉ đơn giản là vấn đề ăn uống hàng ngày.
Nước Pháp đã đề ra chiến dịch “Gu của nước Pháp”, theo đó các Đại sứ quán Pháp ở nước ngoài tổ chức ngày ẩm thực Pháp, mời các món ăn Pháp và phục vụ theo kiểu Pháp để thế giới biết đến ẩm thực Pháp.
Nữ Đại sứ nhận xét: “Việt Nam đã được biết đến ở nhiều khía cạnh như dân tộc anh hùng, nền kinh tế đang phát triển năng động… nhưng về văn hóa, thế giới lại chưa hiểu sâu, chưa biết đến những điều tinh tế nhất của Việt Nam. Họ có thể chỉ biết đến những món ăn phổ biến nhất như phở, nem nhưng chưa quan tâm đến những triết lý về ẩm thực Việt”.
Do đó, theo Đại sứ Hoàng Mai, “những sự kiện như thế này là để thế giới biết đến ‘vị’ của Việt Nam”. Ăn là giao tiếp, vì vậy, đem việc ăn để giới thiệu ra nước ngoài cũng là thể hiện mong muốn được giao tiếp, giao lưu với thế giới…
Đại sứ Hoàng Mai cũng cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục mô hình quảng bá này, đem những tinh hoa của Việt Nam giao lưu với thế giới, để những đầu bếp Việt Nam chính là những vị đại sứ ẩm thực đi ra thế giới.
“Hiện nay, thế giới đang muốn rời xa kiểu ăn nhanh, nếu Việt Nam đem tinh túy của văn hóa ẩm thực giới thiệu với bạn bè quốc tế nhất định sẽ được đón nhận, sẽ chinh phục được họ”.
Những "tác phẩm tuyệt vời"
Ngay trong bữa tiệc khai mạc, các vị khách Pháp đều trầm trồ, bởi họ không chỉ được thưởng thức món ăn mà hiểu được cảm xúc và ý nghĩa trong đó...
Bà Francoise Mallet, phóng viên Pháp, đã viết bài chào mừng và đón chờ sự kiện Ngày ẩm thực này. Bà Mallet từng du lịch Việt Nam, chuyến đi xuyên Việt trên tàu hỏa là kỷ niệm bà không bao giờ quên trong đời. Và sự kiện hôm nay “cho tôi cơ hội được trở lại với đất nước Việt Nam".
"Trong các món được thưởng thức hôm nay, tôi mới chỉ từng nếm món gỏi cuốn chấm mắm. Đã lâu rồi nên tôi chỉ còn nhớ có con tôm và lá hẹ trong đó, còn lại đều là những hương vị gần như hoàn toàn mới mẻ nhưng vẫn đem đến cảm giác quá đỗi thân thương”, bà Francoise Mallet chia sẻ.
Ông Eric Nicol nhất định đến Việt Nam để tìm lại hương vị bò cuốn lá lốt nướng. (Ảnh: Bảo Lan) |
Ông Eric Nicol, Giám đốc người Pháp cho biết khi thưởng thức món bò cuốn lá lốt nướng, ông bị giật mình bởi vị cay tê lưỡi không dám ăn hết cả ba miếng trong xiên nhưng rồi khi kết thúc bữa tiệc đó lại là vị ông cứ nhớ mãi. “Định tìm lại thì đã hết rồi, nhất định tôi sẽ đến Việt Nam để tìm lại hương vị này”, ông Nicol khẳng định.
Trong khi đó, bà Emma Matter, bếp trưởng của Pháp tại sự kiện cho biết đây là quyết định táo bạo sau khi thảo luận nhiều lần của cả đầu bếp Việt và Pháp khi muốn giữ lại vị cay trong món này, nhằm tạo một ấn tượng khó quên cho thực khách.
Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, ông David DupasQuier, giảng viên du lịch trường Christian Bourquin cho rằng ẩm thực Việt Nam là những “tác phẩm tuyệt vời”.
“Tôi thích món thịt viên với những hạt giòn thơm xung quanh. Ồ đó là mực ư? Và những hạt giòn thơm ấy là hạt gạo non à? Gọi là “cốm”?… Giờ tôi đã biết đó là món được kết hợp từ mực của Hạ Long và “cốm” của Hà Nội rồi!”, ông David DupasQuier tâm đắc.
Sự kiện là dịp để chị Huyền Trân nhớ lại vị quê hương. (Ảnh: Bảo Lan) |
Với nhiều người Việt sinh sống tại Pháp, sự kiện cũng là dịp họ tìm lại “vị quê hương”. Chị Huyền Trân, người Việt sống tại Pháp đã 20 năm và hiện đang kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Perpignan. Chị kể rằng nhà hàng của chị đắt khách nhất là món bún bò và gỏi cuốn. Đây cũng là món khoái khẩu của chồng và các con chị, tuần nào họ cũng mong chờ được chị nấu những món Việt.
Tại sự kiện, chị Huyền Trân vô cùng ngạc nhiên và xúc động khi được thưởng thức những món ăn từ quê hương mà chị luôn nhung nhớ. Sau buổi tiệc, chị cho biết không thể đánh giá được món ăn nào ngon nhất hay thích nhất bởi vì mỗi món đều có vị ngon riêng, rất khác biệt. Chị nhất định sẽ về nước vào dịp gần nhất để thăm quê và để tìm lại các đầu bếp cho chị được thưởng thức nem sen hay mực chiên cốm Hà Nội...
| "Ngày ẩm thực Việt Nam tại Pháp"- nâng tầm ẩm thực Việt ra thế giới TGVN. Ngày 17-18/10 tại thành phố Perpignan, Pháp sẽ diễn ra sự kiện ngoại giao văn hóa “Ngày ẩm thực Việt Nam tại Pháp” (Journée ... |
| Ẩm thực Việt Nam tỏa sáng trong Ngày hội Gia đình ASEAN 2019 tại Thổ Nhĩ Kỳ Sáng 12/10, tại công viên hồ Morgan của thủ đô Ankara đã diễn ra Ngày hội Gia đình ASEAN 2019. |
| Việt Nam lần đầu được đề cử Điểm đến du lịch ẩm thực hàng đầu thế giới Mặc dù được thực khách trên thế giới đánh giá cao từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên ẩm thực Việt Nam lọt vào ... |
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Đôi nét về văn hóa ẩm thực Việt Nam TGVN. Văn hóa Việt Nam thuộc loại nặng về tính cộng đồng, trọng nam hơn nữ, tôn ti trật tự rất chặt chẽ. Những nét ... |