Ngày Nước Thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hàng năm kể từ năm 1993. Ngày Nước Thế giới ra đời với mục tiêu hướng người dân trên toàn thế giới đến việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, khuyến khích người dân nâng cao nhận thức về giá trị của nước trong cuộc sống hàng ngày của con người cũng như bảo vệ môi trường sống quý giá của nhiều loài sinh vật cùng chung sống trên Trái Đất. Trong ảnh: Người lướt sóng ở Praia do Norte, Nazare, Bồ Đào Nha. (Nguồn: Reuters) |
Nguồn nước đóng vai trò quan trọng với hành tinh xanh của chúng ta, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật. (Nguồn: Reuters) |
Nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống của khoảng 8 tỷ người trên thế giới. (Nguồn: Reuters) |
Là nguồn sống của cây cỏ, phục vụ hoạt động trồng trọt của con người. (Nguồn: Reuters) |
Suối Mompiano ở Italy là nguồn cung cấp nước sinh hoạt trong 2000 năm. Sự sẵn có của nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng tốt đã giúp xã hội và các khu định cư xung quanh nơi này phát triển và thịnh vượng qua nhiều thiên niên kỷ. (Nguồn: Tullia Bonomi) |
Môi trường nước cung cấp thức ăn, khí oxy, mang đến cơ hội kiếm tiền cho con người. Trong ảnh: Lễ hội để cầu mong biển lặng yên và vận may trong năm mới ở Oiso, quận Kanagawa, phía Tây Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters) |
Những chiếc thuyền đánh cá mang lại nguồn sống cho người dân xung quanh Shatt al-Arab ở Basra, Iraq. (Nguồn: Reuters) |
Đây là điều quá đỗi bình thường với nhiều người nhưng đối với Abita ở Jatrabari (Bangladesh) lại là hạnh phúc khi nơi cô bé sống được cung cấp nguồn nước sạch an toàn. (Nguồn: Habibul Haque) |
Nước cũng là phần thiết yếu trong việc duy trì sự sống của nhiều loài động vật, kể cả vật nuôi. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm đã tác tác động mạnh mẽ đến nhiều nơi trên thế giới. Trong ảnh: Hạn hán ngày càng trầm trọng khiến người dân ở làng Loyoro của Kalokol ở Turkana phải đào cái giếng trên lòng sông khô cạn để có nước uống cho đàn cừu. (Nguồn: Reuters) |
Ô nhiễm nước, hạn hán, quản lý nước kém hiệu quả và sự gia tăng dân số toàn cầu ngày càng tăng đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng môi trường lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt ngày nay, đó là thiếu nước ngọt. Trong ảnh: Sông Loire ở Montjean-sur-Loire, Pháp phải đối mặt với đợt khô hạn kỷ lục hồi tháng 3/2023. (Nguồn: Reuters) |
Ốc đảo cổ xưa Cuatro Cienegas, vùng đất ngập nước quan trọng nhất ở sa mạc Chihuahuan (Mexico) đang dần khô cạn bởi hạn hán. Đây là nơi được cho là có sự bất thường về địa chất ẩn giấu một bí mật rất lâu đời, giúp các nhà khoa học đó hiểu được nguồn gốc sự sống trên Trái đất, biến đổi khí hậu và cơ hội tồn tại sự sống trên Sao Hỏa. (Nguồn: Reuters) |
Cô bé Afghanistan mang thùng đựng nước rỗng trên con phố phủ đầy tuyết ở Kabul, Afghanistan. Tình trạng thiếu nước sạch khiến cuộc sống của người dân nơi đây càng nên khó khăn. (Nguồn: Reuters) |
Tình trạng hạn hán kéo dài khiến nhiều loài sinh vật dưới nước mất đi môi trường sống. Trong ảnh: Xác con lươn và cá chết ở đáy hồ khô cạn tại Marais Breton ở Villeneuve-en-Retz, Pháp. (Nguồn: Reuters) |
Hạn hán ngày càng thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu, hạn chế sinh kế của người dân nông thôn nghèo, những người mà sự sống còn phụ thuộc phần lớn vào lượng mưa. Trong ảnh: Người nông dân Iraq đi bộ trên lòng hồ ở Amara, Iraq. (Nguồn: Reuters) |
Lượng cá ở một hồ chứa ở Catalonia, Tây Ban Nha sụt giảm nghiêm trọng khi nguồn nước giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990 do tình trạng hạn hán khắc nghiệt. (Nguồn: Reuters) |
Sức khỏe cộng đồng, hệ thống năng lượng và năng suất kinh tế phụ thuộc vào khả năng duy trì sự vận hành của chu trình nước. Tuy nhiên, ngày nay, có rất nhiều chất gây ô nhiễm thải ra hồ, sông, suối và nước ngầm. Trong ảnh: Hàng tấn rác thải trôi nổi trên sông Drina gần Visegrad, Bosnia và Herzegovina. (Nguồn: Reuters) |
Ô nhiễm nước dẫn đến các vấn đề sức khỏe ở con người, ngộ độc động vật và gây thiệt hại lâu dài cho hệ sinh thái. Trong ảnh: Đàn cò kiếm ăn trên kênh nước ngập rác ở làng Dahshur, phía Bắc Giza, Ai Cập. (Nguồn: Reuters) |
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, thế giới sẽ phải đối mặt với khoảng cách giữa nhu cầu dự kiến và trữ lượng nước hiện có lên tới 40%. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các chu trình thủy văn, khiến lượng mưa trở nên khó lường hơn và làm tăng tần suất cũng như cường độ lũ lụt và hạn hán. Trong ảnh: Cô gái sống trong trại trú ẩn ở Sehwan, Pakistan phải lấy nước từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh gần đó. (Nguồn: Reuters) |
Những thay đổi trong tuần hoàn nước và thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nước ngọt, đồng thời thiệt hại trực tiếp do lũ lụt sẽ tăng lên khi nhiệt độ toàn cầu tăng. Trong ảnh: Pajaro, California (Mỹ) là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt sau nhiều ngày mưa lớn hồi tháng 3/2023. (Nguồn: Reuters) |
Hành tinh của chúng ta đang nóng lên, mực nước biển dâng cao, lượng mưa thay đổi và dòng chảy của sông đang giảm dần. Điều đó dẫn đến hạn hán ở một số vùng, lũ lụt và xói mòn bờ biển ở những vùng khác. Trong khi đó, ô nhiễm và tiêu thụ quá mức đang đe dọa nguồn nước sạch, trong lành, dễ tiếp cận mà mọi sự sống đều phụ thuộc vào. Do đó, Ngày Nước Thế giới 22/3/2024 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới. (Nguồn: Reuters) |
(theo Reuters)
| Dàn nghệ sĩ hải ngoại khen và chúc mừng đạo diễn Trấn Thành ra mắt phim Mai ở Mỹ Tối 20/3 (giờ California, Mỹ), vợ chồng Trấn Thành và Hari Won dự buổi chiếu ra mắt phim Mai tại Orange County, giữa những lời ... |
| Viện trợ Ukraine: Lầu Năm Góc nói 'không còn tiền', cảnh báo nguy cơ Kiev phải rút quân ở một số nơi Ngày 21/3, Lầu Năm Góc cảnh báo, Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) sẽ phải quyết định rút khỏi một số vị trí của ... |
| AUKUS: Anh chắc nịch sẽ hợp tác với Mỹ dù ai là tổng thống, Washington nói sẽ 'không lay chuyển' một việc Ngày 22/3, Ngoại trưởng Anh David Cameron khẳng định, nước này sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ dù ai sẽ trở thành Tổng thống ... |
| Tin thế giới 22/3: Nga bắt giữ nghi can 'khủng bố', tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ ạt vào Ukraine Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận 'đột phá' về vũ khí, Israel ... |
| Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2] Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng ... |