Ngày Tết, tìm hiểu phong tục độc đáo của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Trong những ngày Tết, các dân tộc thiểu số Việt Nam có những phong tục riêng độc đáo của mỗi dân tộc mình, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng trong đời sống xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa với các phong tục tập quán riêng biệt. Không chỉ đặc sắc về ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực, lối sống, sinh hoạt, những phong tục độc đáo để chào đón Tết Nguyên đán của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn mang nhiều ý nghĩa, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa dân tộc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mà vẫn giữ nguyên được bản sắc. Chính những nét riêng độc đáo đó đã làm nên một trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

Đặc sắc tục gọi hồn của người Thái

Tục gọi hồn của người Thái dịp Tết. (Ảnh: Trần Vân Hạc)
Tục gọi hồn của người Thái dịp Tết. (Ảnh: Trần Vân Hạc)

Mặc dù cùng là Tết Nguyên đán nhưng người Thái lại có cả một mùa lễ hội kéo dài từ ngày 25 tháng Chạp cho đến mùng 10 tháng Giêng.

Nhắc đến phong tục ngày Tết của người Thái, không thể không nhắc đến phong tục gọi hồn. Diễn ra vào tối ngày 29 và 30, mỗi gia đình thịt 2 con gà, một để cúng tổ tiên, một là để gọi hồn cho mọi người trong nhà.

Để gọi hồn, thầy cúng lấy một cái áo của mỗi người trong gia đình, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một cây củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa.

Xong việc, thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu đứt thì chủ nhân dễ bị ốm. Vào đêm ngày 30, sau lễ cúng giao thừa bằng thịt, bánh, các đồ thổ cẩm, bạc..., gia đình nào có chiêng hay cồng thì mang ra gõ tại nhà.

Người Thái còn có tục “Pông Chay” vào đêm giao thừa, tức là mọi người sẽ không ngủ mà cùng quây quần bên bếp lửa, chuẩn bị một món ăn nào đó hoặc đơn giản là chuyện trò với nhau để trải qua khoảnh khắc thiêng liêng ấy.

Vào đêm giao thừa, cả nhà thường không ai ngủ, đèn luôn thắp sáng, hương nhang không được tàn. Các thành viên trong gia đình ngồi quanh bếp lửa, làm các loại bánh trái như bánh ít, bánh rán, đồ cá... Thỉnh thoảng chủ nhà sẽ đánh ba tiếng chiêng báo hiệu giờ giao thừa sắp đến.

Đúng thời khắc giao thừa, các loại bánh trái, xôi đồ, cá khô, xôi cốm..., hai cơi trầu (mỗi cơi 8 miếng); một ấm trà xanh, rót 8 chén rượu, tất cả được xếp vào thúng. Người vợ mở hòm lấy các loại vải thổ cẩm, khăn váy, quần áo mới, vòng tay, bạc nén... Những thứ đồ đó được đem đặt tại bàn thờ ma nhà. Khăn mũ chỉnh tề, chủ nhà kính cẩn đọc bài cúng "chào đón tổ tiên xuống tề tựu”.

Sáng mùng 1, các gia đình sẽ ra suối để lấy nước mát về mong may mắn cả năm. Và đến chiều, tất thảy già trẻ gái trai đều gội đầu để gột trôi hết mọi xui xẻo, vất vả của năm cũ, đón chờ những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Tục vỗ mông của người Mông

Ngày Tết, tìm hiểu phong tục độc đáo của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Chàng trai Mộng "vỗ mông" bắt vợ trong ngày du xuân năm mới. (Ảnh: Minh Hiếu)

Người Mông luôn giữ cho mình những phong tục tập quán riêng trong dịp Tết Âm lịch. Đáng chú ý nhất là lễ hội cầu phúc Sải Sán diễn ra vào mùng 2 tết. Trong đó tục “vỗ mông” cũng được coi là nét văn hóa tiêu biểu của người Mông.

Vào ngày này, trai gái khắp thôn bản tìm đến nhau hay chọn bạn đời cũng đều bằng tục kỳ lạ này.

Theo tập tục này, khi đi du Xuân tại chợ hay dưới chân núi, nếu chàng trai nào ưng ý một cô gái, anh ta sẽ tiến tức vỗ vào mông người đó. Cô gái được chọn nếu cũng vừa lòng thì sẽ vỗ lại vào mông “đối tác” lần nữa. Cứ thế, cả hai sẽ vỗ qua vỗ lại cho đủ 9 lần tức là cả hai bên đã chấp thuận và chỉ còn đợi ngày kết duyên thành vợ chồng.

Tục “bắt chồng” ở Tây Nguyên

Nếu như các dân tộc vùng núi phía Bắc có tục “bắt vợ” thì các dân tộc ở Tây Nguyên có tục “bắt chồng." Khi Tết Nguyên đán đến, đồng bào các dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội bắt chồng.

Theo tục lệ của buôn làng, khi đã thích một chàng trai nào đó, cô gái sẽ bày tỏ nguyện vọng với gia đình. Khi màn đêm buông xuống, cô gái cùng 10 người thân trong gia đình sẽ mang theo lễ vật đến nhà chàng trai. Lễ vật sẽ tùy vào gia cảnh của nhà gái. Khi tới nhà trai, cậu ruột của cô gái sẽ đại diện đoàn thưa gửi tâm nguyện với bên nhà trai. Nếu cha mẹ chàng trai đồng ý thì sẽ gọi con trai đến và hỏi ý kiến trước khi gả cho nhà gái.

Khi đã nhận được sự đồng thuận của cả 2 bên, cô gái sẽ tặng khăn mình tự đan cho chàng trai và hai người chính thức thành vợ chồng. Lễ kết hôn sẽ diễn ra ngay sau đó, trong khi diễn ra lễ, chàng trai và cô gái sẽ trùm chung một chiếc khăn. Cuối cùng, khoảng từ 1-2 giờ sáng, cặp vợ chồng sẽ được đưa về nhà gái và nên duyên từ đây.

Trong trường hợp chàng trai không đồng ý cô gái từ lần đầu tiên hỏi cưới thì cô gái sẽ quay lại nhà chàng trai 7 ngày sau đó đến khi nào lấy được mới thôi.

Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may

Người Lô Lô có tục đi ăn trộm lấy may ngày Tết. (Ảnh: Nguyên Vũ)
Người Lô Lô có tục đi ăn trộm lấy may ngày Tết. (Ảnh: Nguyên Vũ)

Người dân tộc Lô Lô quan niệm rằng thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì cho năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay lấy những vật có giá trị.

Người Lô Lô sống ở huyện Đồng Văn thường sẽ lấy trộm mỗi thứ 12 cái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Còn người Lô Lô ở Mèo Vạc thì số may mắn là số 3, có thể lấy trộm 3 củ tỏi, 3 lá rau.

Điều thú vị là khi đi lấy trộm vào đêm giao thừa, họ sẽ không rủ nhau mà lặng lẽ không để chủ nhà bắt được.

Người Pà Thẻn và phong tục thờ bát nước lã

Người Pả Thẻn có tục thờ bát nước lã ngày Tết. (Ảnh: vinaculto)
Người Pả Thẻn có tục thờ bát nước lã ngày Tết. (Ảnh: vinaculto)

Pà Thẻn là một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng núi của Hà Giang. Điểm độc đáo trong bàn thờ của người Pà Thẻn là luôn xuất hiện một bát nước lã luôn đầy được đậy kín để thờ cúng trong năm. Nếu nước vơi đi thì phải đợi đến tháng 6 chủ gia đình mới mở bát và chế thêm nước cho đong đầy.

Đêm giao thừa tất cả các cửa trong nhà đều được đóng kín và bịt hết lỗ thoáng rồi chủ nhà sẽ dùng nước trong bát đó để lau chùi sạch sẽ và thay lượt nước khác để đón chào năm mới. Mọi hành động trên đều diễn ra bí mật, nếu trót bị lọt ra ngoài thì cả nhà sẽ gặp xui xẻo, vận hạn trong năm tới.

Gọi trâu về ăn Tết của người Mường

Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hòa Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày.

Ngoài ra, người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình, về hưởng lộc vì đã có công giúp gia chủ trong công việc đồng áng, làm ra lúa gạo trong suốt một năm qua. Họ quan niệm con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.

Người Dao với phong tục Tết nhảy

Với quan niệm ngày Tết, mùa Xuân là dịp để bà con buôn làng vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành nên ở các tộc người Dao đã xuất hiện tục Tết Nhảy để thể hiện hết những mong ước trên.

Không chỉ mang đến một năm mới tràn ngập sức sống, Tết Nhảy còn giúp người Dao được dịp rèn luyện thể chất dẻo dai, cơ thể săn chắc để chuẩn bị cho những vụ mùa mới đang chờ đợi ở phía trước.

Những người tham gia Tết Nhảy sẽ tham gia hết mình không kể ngày đêm, ai kiệt sức thì nghỉ ngơi để hồi lại và tiếp tục cuộc vui. Mỗi dịp Tết Nhảy, mọi người sẽ múa, nhảy lần lượt hàng trăm điệu khác nhau trên nền tiếng chuông, trống rộn rã sức Xuân…

Truyền thông về khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số

Truyền thông về khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số

Tối 25/11, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông 'Khát vọng phát ...

Bảo đảm quyền bình đẳng cho các dân tộc trong “đại gia đình” Việt Nam

Bảo đảm quyền bình đẳng cho các dân tộc trong “đại gia đình” Việt Nam

Đối diện với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, khoa học công nghệ, thương mại và đầu tư, một số nhóm dân tộc ...

Nâng vị thế cho lao động nữ vùng dân tộc thiểu sổ

Nâng vị thế cho lao động nữ vùng dân tộc thiểu sổ

Nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ dân tộc thiểu số phải đối diện với nhiều khó khăn trong việc tự ...

Những phong tục độc đáo, lạ lùng lạ lùng trên thế giới khi đón năm mới

Những phong tục độc đáo, lạ lùng lạ lùng trên thế giới khi đón năm mới

Những ngày đầu năm mới, người dân trên thế giới có những cách riêng để cầu tiền tài, may mắn như vứt bỏ đồ cũ ...

Phỏng dựng phong tục Tết truyền thống ở phố cổ Hà Nội

Phỏng dựng phong tục Tết truyền thống ở phố cổ Hà Nội

Từ ngày 8/1-28/2, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình 'Tết Việt - Tết Phố 2023' ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon Web Services (AWS) mở rộng sang Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu an toàn và hiệu suất cao cho khách hàng trong khu vực.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ngày 1/5.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay tại Hà Nội.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Đánh giá này dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm tại 800 thành phố du lịch của 120 quốc gia, trên trang web của Guruwwalk trong thời gian 1 năm.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Một hang động có nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ tự nhiên rất đẹp được phát hiện trong quá trình khai thác đá ở Hà Trung, Thanh Hóa.
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ở nước ngoài.
Phiên bản di động