Ngày Xuân, mạn đàm về Mẫu

Minh Hòa
Nếu chỉ xem một buổi hầu đồng, người ta dễ nghĩ hoạt động này có hơi hướng mê tín, dị đoan. Nhưng nhìn tổng thể Tín ngưỡng Thờ Mẫu – người ta sẽ thấy hết cái hay, cái đẹp và chất dân gian thấm đẫm trong từng lời ca, điệu nhạc, bài múa…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chị Trần Trung trong giá ông Hoàng Mười. (Ảnh: MH)
Chị Trần Trung trong giá ông Hoàng Mười. (Ảnh: MH)

Đó là một buổi chiều cuối tuần cuối cùng của năm 2022, chúng tôi cùng ngồi trong một không gian khá lý tưởng nằm ngay sau Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội. Tình cờ, tất cả đều ít nhiều liên quan đến một điểm chung, đó là Tín ngường thờ Mẫu. Cùng với nghệ nhân thanh đồng Nguyễn Thị Chung, nghệ nhân hát chầu văn Bùi Văn Nam còn có thầy Vũ Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm âm nhạc truyền thống.

Vinh dự được giữ gìn đạo Mẫu

Là một người yêu nghệ thuật và đam mê khám phá những loại hình hát xướng dân gian, tôi từng tham gia rất nhiều buổi hầu đồng từ khi hồ sơ Tín ngưỡng thờ Mẫu còn chưa nằm trên bàn Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). Hồi đó, những từ khóa “hầu đồng”, “con nhang”, “thờ Mẫu” hay “hát chầu văn”… là cái gì đó khá mê tín.

Thấu hiểu tâm trạng này của tôi, nghệ nhân thanh đồng Nguyễn Thị Chung, nghệ danh là Trần Trung, thủ nhang đền Kiếp Bạc vọng từ (Bắc Ninh), Đào Viên từ (Hải Dương) chia sẻ: “Đã là văn hóa, lại còn là văn hóa tín ngưỡng thì dù ở đâu cũng sẽ vấp phải những luồng quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đáp số cuối cùng đã làm thay đổi cái nhìn của rất nhiều người về tục thờ Mẫu, về những buổi hát hầu đồng, về những giai điệu tuyệt vời của chầu văn… Đó là điều quan trọng nhất”.

Thật vậy, trải qua hành trình vất vả và nỗ lực không ngừng của các bộ, ngành hữu quan, đến năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức được UNESCO ghi danh. Tại buổi lễ đón Bằng công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại diễn ra tại Phủ Dầy (Nam Định), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công bố “Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt giai đoạn 2017-2020”.

Giá hầu cô Chín do nghệ nhân dân gian Trần Thị Thanh Hải diễn xướng ở Festival Embassy tại Hà Lan. (Ảnh: MH)
Giá hầu cô Chín do nghệ nhân dân gian Trần Thị Thanh Hải diễn xướng ở Festival Embassy tại Hà Lan. (Ảnh: MH)

Hơn nửa thập kỷ kể từ ngày được tổ chức lớn nhất thế giới về giáo dục – khoa học và Văn hóa vinh danh, vốn văn hóa quý này của tiền nhân đã và đang không ngừng được các thanh đồng và những con nhang, đệ tử bảo tồn và lan tỏa trong đời sống tinh thần của người dân.

Chị Chung chia sẻ thêm: “Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tồn tại từ xa xưa của văn hóa Việt Nam, là tín ngưỡng bản địa của Việt Nam ta, vì vậy chúng ta phải gìn giữ. Kể từ khi được UNESCO ghi danh đến nay, Tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển hơn rất nhiều. Tôi mừng lắm, bởi đó là nét văn hóa thể hiện lòng tôn kính Mẹ của ông cha ta. Lòng yêu nước và tự hào dân tộc được tôn vinh cũng là điểm tựa niềm tin để kết nối dân tộc. Chính vì thế mà tín ngưỡng này sẽ trường tồn”.

Trong không gian tĩnh lặng, chị Chung khẽ ngân nga:

“Vầng đông mãn bóng dương vời vợi

Soi vườn hồng choi chói nhân gian

Vốn xưa chầu chực đền vàng

Vào ra cửa Mẫu sửa sang một Hoàng”

Bất giác, cả bốn chúng tôi cùng vỗ nhịp tay theo từng chữ nhấn nhá của chị. Chị cười tươi: “Được góp phần bảo tồn, gìn giữ Đạo Mẫu Tam Tứ phủ mình vinh dự lắm chứ. Quá nhiều thăng trầm, quá nhiều vất vả mà ông bà, tổ tiên mình vẫn giữ được thì chẳng có lý do gì mà ngày nay, chúng mình không thể phát triển nó lên một tầm cao mới. Với riêng mình thì hầu đồng là nghệ thuật, cũng là lẽ sống từ rất lâu rồi”.

Ngày Xuân, mạn đàm về Mẫu
Thầy Vũ Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long và nghệ nhân chầu văn Bùi Văn Nam trong Chương trình phát trên VTV3. (Ảnh: NVCC)
Giữ lề lối cho câu hát chầu văn

Vừa lắng nghe những câu hát mà nghệ nhân Nguyễn Thị Chung ngẫu hứng cất lên trong bài hát chầu ca ngợi Cậu Quận Sòng Sơn Văn, nói về Thánh Cậu (được thờ ở Sòng Sơn, Thanh Hóa), thầy Vũ Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm âm nhạc truyền thống lim dim đôi mắt. Tôi đoán anh đang đắm mình vào một không gian của điện thờ Thánh Cậu.

Anh bảo: “Muốn phát triển gì thì con người vẫn là trung tâm, phải nhận thức, phải học hỏi. Đối tượng học của hát chầu văn khác so với các thể loại âm nhạc truyền thống khác một chút là người học truyền miệng, truyền tay. Họ đã hát trong môi trường tín ngưỡng, nghi lễ. Họ rất cần đi học để phát huy thêm nhận thức, phát huy hơn nhiều khả năng vốn có của họ và đặc biệt, hiểu rõ hơn khi thực hành chầu văn trong nghi lễ hầu đồng. Họ không học được trực tiếp, không đến được các trường âm nhạc, thì họ phải học gián tiếp”.

Anh cũng cho rằng, những nghệ nhân tiền bối thường chơi và hát chầu văn có lề, có lối, rất chuẩn chỉ. Người thầy không chỉ dạy cho họ chơi theo lối của các nghệ nhân mà còn phải phát triển lề lối đó phù hợp với xu hướng hiện đại. “Không được thái quá và cũng không được tùy tiện cho cái gì vào cũng được. Sự phát triển ấy phải có sự đánh giá chung và được sự chấp nhận của giới chuyên môn. Đây là bộ môn dân gian nên sự sáng tạo là vô biên nhưng vẫn phải dựa trên chuẩn mực của nó”, thầy Vũ Văn Tuấn nhấn mạnh.

Quay sang nghệ nhân hát chầu văn Bùi Văn Nam, tôi thấy anh khá trầm tư. Anh là một nghệ nhân từng tiếp xúc với chầu văn từ rất sớm vì được theo bố mẹ đi lễ vào những dịp đầu Xuân. Nghe mãi tiếng nhạc rộn ràng, dìu dặt của chầu Văn, anh trở nên đam mê giai điệu của nó lúc nào chẳng hay. Anh bảo: “Dù ở giai đoạn nào của lịch sử thì hơi thở của thời đại luôn để lại dấu ấn trong sự phát triển của văn hóa nói chung và chầu văn cũng vậy. Nếu chúng ta giữ được lối hát cổ càng trong sáng thì về sau, giá trị của lời hát, của lối hát đó sẽ càng trở nên quý giá hơn”.

Nghệ nhân chầu văn Bùi Văn Nam. (Ảnh: NVCC)
Nghệ nhân chầu văn Bùi Văn Nam. (Ảnh: NVCC)

“Tuy nhiên, thời gian gần đây, do trào lưu và do sự chờ đợi thưởng thức của khán giả thì chầu văn cũng có đưa thêm vào một số giai điệu hát như các điệu hò Huế, hoặc cải lương hoặc là có thể hát thêm các giá như giá Cậu nhưng lại đưa bài hát Giã bạn trong dân ca quan họ Bắc Ninh vào. Theo tôi, trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt nghi lễ chầu văn hát ở các đền các chùa thì mình nên gìn giữ cái vốn cổ và lối hát chầu văn cổ. Lối hát đó mới tinh túy và thực sự là cách mà chúng ta tìm về cái cội nguồn của mình”, anh chia sẻ.

Đi nhiều, xem nhiều, cá nhân tôi cũng cảm thấy lo lắng khi nhận thấy một số nghi lễ thờ Mẫu hiện nay không còn giữ được cái gốc xưa (theo hồ sơ di sản). Có nhiều giá hầu không đúng với vị thánh được thờ trong tín ngưỡng thờ Mẫu mà trang phục, điệu múa, nhạc lý, hát văn… lại bị “sân khấu hóa” một cách khá gượng gạo. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cũng cần quan tâm đến tính thống nhất của các thanh đồng về nội dung hát chầu trong các sự kiện.

Câu nói thường được thanh đồng nhắc tới là “ghen chồng, ghen vợ không bằng ghen đồng, ghen bóng” đã cho thấy tính phức tạp trong cộng đồng thờ Mẫu. Mỗi thanh đồng thường chỉ tôn sùng đồng thầy, bản hội của mình, luôn lấy thầy mình, bản thân mình làm hình mẫu, các thanh đồng khác, bản hội khác là chưa đúng, chưa chuẩn… Do vậy, rất cần có chuẩn mực chung để hoạt động này phát triển theo hướng chuẩn chỉ.

Những phân tích, trăn trở của chúng tôi cứ thế kéo dài mãi, cho đến tận khi phố xá lên đèn. Cái lạnh ẩm ướt của tiết Xuân như đánh thức chúng tôi từ không gian Tín ngưỡng thờ Mẫu trở về với cuộc sống đời thường. Mùa Xuân chính là mùa của những nghi lễ hát hầu đồng được cất lên rộn ràng ở khắp các điện thờ Thánh Mẫu trên cả nước. Tôi nhận ra, hành trình gìn giữ di sản này còn rất dài và còn nhiều gian nan, nhưng tôi tin nghệ nhân Nguyễn Thị Chung nói đúng: khi một tín ngưỡng luôn nằm trong lòng dân tộc thì tín ngưỡng đó sẽ trường tồn!

Thêu nét chầu văn: Khi người trẻ yêu văn hóa truyền thống theo chất riêng của mình

Thêu nét chầu văn: Khi người trẻ yêu văn hóa truyền thống theo chất riêng của mình

Trong khi văn hoá truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một, ngày càng có nhiều những bạn trẻ sử dụng truyền thông hiện ...

Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên không gian thực tế ảo

Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên không gian thực tế ảo

Vừa qua, tại trụ sở Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Dự án "Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian ...

Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Ba Lan: Nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo tin cậy của cộng đồng

Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Ba Lan: Nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo tin cậy của cộng đồng

Ngày 27/8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu dẫn đầu ...

Việt Nam luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân

Việt Nam luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân

Phát biểu tại Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ...

Vào mùa Lễ hội Mãn Chay...

Vào mùa Lễ hội Mãn Chay...

Tham gia Lễ hội Mãn Chay (Boun Ok Phansa) của Lào, bạn sẽ lạc trong một không gian văn hóa linh thiêng, nhuốm màu cổ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm ...
Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Bộ Kinh tế và Xã hội Số (DES) của Thái Lan vừa trình dự luật nhằm bảo vệ người dân tốt hơn khỏi những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Hãy chọn ngay một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Người ấy cảm thấy hối hận ra sao sau khi chia tay.
Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Jeffrey DeLaurentis khẳng định cách tiếp cận chính trị thay vì cô lập Cuba là thành công và đến nay vẫn còn giá trị.
Kết quả xổ số hôm nay, 22/12: XSMN 22/12/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt-Lâm Đồng

Kết quả xổ số hôm nay, 22/12: XSMN 22/12/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt-Lâm Đồng

XSMN 22/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/12/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/12, được các công ty Xổ số Tiền Giang, Kiên Giang và ...
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Với kiến trúc độc đáo, pha trộn 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp, Dinh thự Vua Mèo là điểm đến được yêu thích tại Hà Giang.
Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Khắp các tuyến phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Nhà Thờ… tấp nập người qua lại để chụp ảnh, sắm sửa những món quà Giáng sinh lung linh rực rỡ.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động