Nghề báo & những hiểm nguy, nghịch lý

Với thiên chức, đạo đức nghề nghiệp và sức cuốn hút riêng, nghề báo thật cao quý khi mang lại những tác động hữu ích, thiết thực và lâu dài cho con người và xã hội. Song cũng thật nghịch lý khi mà trên khắp hành tinh này, nghề báo đâu đâu cũng phải đối mặt với áp lực, rủi ro, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Nhà báo luôn đứng ra bảo vệ lẽ phải, song đã có chế tài hữu hiệu nào bảo vệ được họ?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đài tưởng niệm quốc tế vinh danh những nhà báo hy sinh được đặt tại London (Anh).

Với hình ảnh thương tâm về một bé gái đang khóc sau một vụ đánh bom liều chết ở ngôi đền đông đúc tại Thủ đô Kabul (Afghanistan) ngày 6/12/2011 làm ít nhất 70 người thiệt mạng, phóng viên Massoud Hossaini của hãng thông tấn Pháp AFP đã giành giải thưởng Pulitzer năm 2012 cho thể loại ảnh tin nóng. Nhưng ít ai biết rằng, để ghi lại được khoảnh khắc ấy, phóng viên ảnh Hossaini chỉ đứng cách quả bom phát nổ có vài mét. Anh cho biết: “Khi ấy tôi chỉ cảm thấy quả bom phát nổ. Tôi ngã xuống. Khi khói đã bớt đi, tôi thấy mình đang ở trung tâm vòng tròn của những người đã chết. Tôi đang đứng chính xác nơi kẻ tấn công tự sát đã cho bom nổ tung”.

Nghề nguy hiểm

Có thể nói, nghề báo là một trong những nghề vinh quang, nhưng cũng đầy nguy hiểm. Một nghiên cứu gần đây do Tổ chức CareerCast của Mỹ tiến hành đã xếp nghề báo nằm trong số 25 công việc nguy hiểm nhất thế giới. Thực tế, theo Ủy ban Bảo vệ các nhà báo quốc tế (CPJ), trong 20 năm qua đã có gần 1.000 nhà báo trên thế giới bị giết hại, trong đó phần nhiều là các phóng viên chiến trường. Cụ thể, từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Iraq do Mỹ khởi xướng năm 2003 đến 2007, đã có hơn 250 nhà báo khắp nơi trên thế giới thiệt mạng tại đất nước này.

Tuy nhiên, ngay cả ở những quốc gia không hề có chiến tranh, thì tính mạng của nhà báo cũng không được bảo đảm. Theo thống kê của Hội Nhà báo CHLB Nga thì từ năm 1993-2009 đã có hơn 250 nhà báo Nga bị sát hại khi đang tác nghiệp, mà phần lớn trong số họ bị giết theo “đơn đặt hàng”. Chủ tịch Hội Nhà báo CHLB Nga V.Bogdanova cho biết, con số các nhà báo bị giết hại trên thực tế còn nhiều hơn thế và chỉ khoảng 20% số vụ ám sát nhà báo được phanh phui. Chẳng hạn như đối với vụ ám sát nhà báo Nga nổi tiếng Vlad Listev ngày 1/3/1995, việc điều tra được đích thân Tổng thống chỉ đạo, song đến tận hôm nay, thủ phạm vẫn ngoài vòng pháp luật.

Thực tế, để đưa sự thật, nhất là những sự thật tiêu cực được bao che bởi quyền lực, ra ánh sáng công luận, rõ ràng nhà báo cần phải có tính chính trực, lòng can đảm và đức hy sinh. Trên thế giới này, hầu hết nhà báo đều chọn giải pháp không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác. Đó là những Seymour Herch khi công bố hồ sơ lính Mỹ tàn sát thường dân vô tội ở Mỹ Lai trên The New Yorker (1969); là Handrick Smith khi cho đăng tải Hồ sơ mật của Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh ở Việt Nam trên The New York Times (1971); là Carl Berstein và Bob Woodward khi phanh phui vụ Watergate trên tờ Washington Post (1972)…

Do phần lớn các vụ việc "gai góc" xảy ra đều vì lý do chính trị, chiến tranh, tham nhũng, nhân quyền hay tội phạm, nên không ít trường hợp nhà báo bị trả thù, thậm chí bị thủ tiêu trong lúc tìm cách đưa tội ác ra ánh sáng. Trước việc nhà báo Nhật Bản Hiroyuki Muramoto của hãng Reuters (Anh) tử nạn trong cuộc đối đầu giữa phe Áo Đỏ và quân đội Thái Lan hồi tháng 4/2010, Tổng Biên tập Reuters David Schiesinger đã một lần nữa khẳng định: “Nghề báo là một nghề cực kỳ nguy hiểm bởi người làm nghề này phải dấn thân vào trung tâm sự kiện để nỗ lực đưa tin cho cả thế giới”. Quả thực, chỉ từ đầu năm đến nay, theo số liệu của Viện Quốc tế An toàn Tin tức (INSI) - cơ quan quốc tế bảo vệ các nhà báo trên thế giới, đã có ít nhất 42 nhà báo tại 22 nước thiệt mạng. Mới đây nhất, hai nhà báo người Mỹ và Pháp đã tử nạn khi đang tác nghiệp tại TP. Homs ở Syria...

Ngoài ra, so với các ngành lao động trí óc khác, tính chân thực và thời sự đã tạo cho ngành báo chí một áp lực cực lớn, tiết tấu công việc nhanh. Để bảo đảm giá trị của báo chí, các phóng viên thường phải đảm nhận một khối công việc rất lớn. Theo một cuộc khảo sát các phóng viên ở Mỹ gần đây cho thấy, 68,15% phóng viên không ngủ đủ 8 tiếng một ngày, 60,15% số người không được nghỉ các ngày lễ. Họ ngập chìm trong các cuộc phỏng vấn, viết bài..., khiến cho sức khỏe, tinh lực và tâm lý suy kiệt. Và khi người làm báo luôn phải đối mặt với áp lực lớn, điều này rất dễ dẫn đến những hội chứng thần kinh như stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt… Theo CRI English, khi kiểm tra sức khỏe hơn 1.180 nhà báo, các bác sĩ Trung Quốc nhận thấy chỉ 28 người (chiếm 2,4%) khỏe mạnh, một nửa số người được kiểm tra có thị lực kém và cũng gần bằng con số này có các bệnh mãn tính như đau dạ dày, stress hay huyết áp cao…

Áp lực, sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng là thế, song thật nghịch lý khi nghề báo không được đánh giá cao ở một số nước, kể cả những nước truyền thông phát triển như Mỹ. Theo bảng xếp hạng 200 công việc tốt nhất năm 2012 do tổ chức CareerCast ở Mỹ thực hiện, nghề phóng viên viết xếp vị trí 196/200, thậm chí nông dân ở Mỹ còn được xếp cao hơn phóng viên 15 bậc (hạng 179)… Sử dụng số liệu từ Cục Thống kê Lao động, Hiệp hội Nghiên cứu Thương mại và nhiều cơ quan khác của Mỹ, CareerCast xếp hạng theo 5 tiêu chí: yêu cầu thể chất, môi trường làm việc, thu nhập, độ căng thẳng trong công việc và triển vọng tuyển dụng. Có lẽ theo những tiêu chí trên, nghề báo tuy là một trong những nghề vinh quang, nhưng do tính chất nguy hiểm, nên nó vẫn bị coi là "nghề hạng chót" ở Mỹ.

Chỉ tôn vinh thì chưa đủ

Phía sau những bức ảnh, những tờ báo mà độc giả khắp thế giới cầm trên tay, đôi khi có cả máu và nước mắt của các nhà báo. Song, cho dù con số nhà báo bị giết hại đang tăng lên, thì ở đâu có chiến sự, có tham nhũng hay tội phạm, ở đó vẫn có các nhà báo. Họ luôn có mặt sớm nhất để đưa tin. Bất chấp mọi hiểm nguy phải đối mặt, nhiều nhà báo vẫn can đảm xông pha vào những nơi nguy hiểm để theo đuổi sự nghiệp được mệnh danh là "chim báo bão thời đại" của mình.

Để ghi nhận công sức của các nhà báo, các quốc gia trên thế giới đều có những ngày kỷ niệm cũng như trao tặng các giải thưởng báo chí riêng để vinh danh các nhà báo, trong đó có những giải báo chí danh giá thế giới như giải thưởng Pulitzer, giải thưởng Guillermo Cano… Tuy nhiên, chỉ tôn vinh thôi chưa đủ. Cho đến nay, nhiều nước vẫn chưa có các biện pháp hiệu quả để bảo vệ các nhà báo. Số vụ các nhà báo bị giết hại vẫn không được xét xử đầy đủ và số tội phạm bị trừng phạt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều này khiến số vụ bạo lực nhằm vào các nhà báo có xu hướng gia tăng. Ông Rodney Pinder, Giám đốc INSI kêu gọi: "Mỗi trường hợp nhà báo bị sát hại đều cho chúng ta thấy nhu cầu bức thiết phải hành động không chỉ đối với các nước có liên quan mà còn trên phạm vi toàn cầu".

Trước thực trạng trên, tại kỳ họp năm 2012 diễn ra ở Paris (Pháp), Chương trình quốc tế phát triển truyền thông (IPDC) - diễn đàn chính trong hệ thống LHQ, đã nhấn mạnh trách nhiệm của các nước thực hiện các nghĩa vụ theo Luật Quốc tế về bảo vệ các nhà báo và trừng phạt thích đáng các tội phạm cản trở, giết hại các nhà báo trong hoạt động nghiệp vụ.

Chính Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng cảnh báo rằng có vô số phóng viên “đang đối mặt với đe dọa, quấy rối và kiểm duyệt trong tay chính quyền, các tập đoàn và những cá nhân quyền lực tìm cách bảo vệ quyền lực của mình hoặc che giấu những hành vi sai phạm”. Vì vậy, ông nhấn mạnh cần đưa vấn đề an toàn và an ninh của các nhà báo như là một đề mục trong báo cáo về bảo vệ dân thường trong tình huống xung đột, khẳng định vai trò quan trọng của các nhà báo trong việc tôn vinh các nguyên tắc khách quan và nhân đạo thông qua các hoạt động nghiệp vụ của họ.

Viên Hòa

Đọc thêm

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

Không chỉ gây ấn tượng bởi lối diễn đỉnh cao trong phim Trạm cứu hộ trái tim, NSND Thu Hà còn ghi điểm bởi nhan sắc điểm 10.
Tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh chắc suất dự Olympic Paris 2024

Tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh chắc suất dự Olympic Paris 2024

Dù thất bại ở vòng 1/8 giải Tây Ban Nha Masters 2024, tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh vẫn cầm chắc vé dự Olympic Paris 2024.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong ...
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Giao hữu quốc tế futsal: Đội tuyển Việt Nam hòa đối thủ đến từ châu Đại Dương

Giao hữu quốc tế futsal: Đội tuyển Việt Nam hòa đối thủ đến từ châu Đại Dương

Giải futsal giao hữu quốc tế năm 2024 khởi tranh tại TP. Hồ Chí Minh, 4 đội tuyển tham gia tranh tài gồm Việt Nam, New Zealand, Morocco và Iran.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động